Chinh Phục Vũ Môn là một trong số ít game giáo dục ở Việt Nam. |
Mỏi mắt tìm game giáo dục
Trong một thời gian dài,ópháttriểngamegiáodụam lic dư luận xã hội cũng như các cơ quan truyền thông bày tỏ sự quan ngại, bức xúc đối với các trò chơi trực tuyến không lành mạnh nên cơ quan chức năng phải đưa ra những biện pháp mạnh như tạm ngưng cấp phép game online mới, cấm quảng bá game. Tuy nhiên, mảng game giáo dục vẫn được khuyến khích phát triển, các cơ quan chức năng sẵn sàng hỗ trợ cũng như cấp phép sản phẩm game này.
Mặc dù được ủng hộ hết mình nhưng trong số hàng trăm game đang được phát hành dưới mọi hình thức ở Việt Nam, rất khó tìm thấy các game có nội dung mang tính giáo dục. Đa số vẫn là game nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc. Game về giáo dục đến thời điểm hiện tại vẫn chưa đủ đếm trên một bàn tay.
VTC Game, được xem là doanh nghiệp đầu tiên đưa game giáo dục ra thị trường trong nước khi phát hành game Audition English (một game do nước ngoài phát triển) với mục đích giúp người chơi có thể vừa chơi game vừa học tiếng Anh. Một kế hoạch dài hơi cũng được xây dựng như kết hợp với các trường học, Sở GD&ĐT… để đưa game đến với đông đảo học sinh. Đáng tiếc rằng chỉ trong một thời gian ngắn, game này đã bị “khai tử”.
Bẵng đi một thời gian dài, người chơi mới thấy xuất hiện thêm một game giáo dục khác khi mới đây Egame cũng tung ra “đứa con” gặp nhiều trắc trở của mình là Chinh Phục Vũ Môn, một game thiên về tìm hiểu kiến thức và được nhà phát hành bỏ rất nhiều công sức PR đến người chơi. Và trò chơi điện tử mang tính giáo dục thứ 3 ở thị trường Việt Nam là game Festival 12 do Công ty cổ phần dịch vụ truyền thông và phần mềm Mặt Trời (Sunsoft) kết hợp với Sở TT&TT Huế sản xuất và phát hành. Festival 12 có nội dung tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, con người của mảnh đất cố đô Huế.