Sáng 18/11,ênbờvựckhinhânviênnữanghỉviệbóng đá 24 giờ Elon Musk gửi email cho nhân viên Twitter với nội dung:“Bất kỳ ai thực sự viết phần mềm, xin hãy báo cáo cho tầng 10 lúc 2 giờ chiều hôm nay. Cảm ơn, Elon”.
Khoảng 30 phút sau, Musk gửi thêm một email khác nói muốn tìm hiểu về “tech stack” của Twitter, cụm từ chỉ phần mềm và hệ thống liên quan. Tiếp đến là một email nữa, đề nghị một số người bay đến trụ sở Twitter tại San Francisco để gặp mặt trực tiếp.
New York Times đánh giá Twitter đang bên bờ vực sau khi Musk cấu trúc lại công ty. Tỷ phú sa thải 50% nhân sự, đuổi việc những người chống đối, ra mắt gói trả tiền mới và truyền đạt thông điệp khắc nghiệt đến nhân viên.
Tuy nhiên, có phải doanh nhân 51 tuổi đã đi quá xa? Ngày 17/11, hàng trăm nhân viên từ chức sau khi Musk cho họ hạn chót để quyết định đi hay ở. Vì có quá nhiều người chọn ra đi, đến lượt người dùng Twitter đặt ra câu hỏi liệu nền tảng có sống sót hay không. Họ đăng tin nhắn tạm biệt trên Twitter và đẩy các hashtag như #RIPTwitter, #GoodbyeTwitter lên top thịnh hành.
Nguồn tin của New York Times tiết lộ, ít nhất 1.200 nhân viên toàn thời gian đã nộp đơn thôi việc vào ngày 17/11. Tính đến cuối tháng 10, Twitter tuyển dụng 7.500 nhân viên toàn thời gian và giảm còn 3.700 sau cuộc sa thải quy mô lớn hồi đầu tháng. Con số có thể còn biến động. Một số người nói phải tự ngắt kết nối email, thoát khỏi hệ thống nhắn tin nội bộ Slack vì không có đại diện của phòng nhân sự.
Dù không trả lời bình luận của New York Times, Musk vẫn cập nhật Twitter để thông báo vài thay đổi trong chính sách nội dung của mạng xã hội. Chẳng hạn, các tweet có nội dung thù địch sẽ không được thuật toán quảng bá nhưng cũng không bị gỡ bỏ.
Có lẽ, câu hỏi quan trọng nhất lúc này là Twitter có thể vận hành sau khi lực lượng lao động giảm sốc chỉ trong thời gian ngắn không. Chỉ biết rằng, nó ảnh hưởng đến nhiều nhóm công nghệ của công ty. Chẳng hạn, một số người đã nghỉ khỏi Twitter Command Center - nhóm 20 người có nhiệm vụ ngăn chặn các sự cố và gián đoạn trong các sự kiện cao điểm. Nhóm “dịch vụ lõi” – chuyên xử lý cấu trúc điện toán – chỉ còn 4 người từ hơn 100. Các nhóm phụ trách hiển thị nội dung đa phương tiện trên tweet hay bộ đếm người theo dõi không còn người nào.
Kỹ sư phần mềm cấp cao Peter Clowes đăng trên Twitter rằng khoảng 80% nhân sự còn lại sau vụ sa thải đầu tháng đã ra đi. Chỉ có 3/75 kỹ sư ở lại. Ông cũng nghỉ việc vào ngày 17/11.
New York Times dẫn nguồn tin nói rằng Musk còn cân nhắc đóng 1 trong 3 trung tâm dữ liệu chính của Twitter tại Mỹ. Đó là trung tâm đặt tại SMF1, Sacramento, để lại 2 tại Atlanta và Portland. Twitter vẫn hoạt động nhưng có thể khó vá các lỗi nghiêm trọng nếu có.
Twitter tổn thất nhân viên ngay trước kỳ World Cup. Sự kiện được dự đoán sẽ khiến lưu lượng truy cập Twitter tăng mạnh. Mỗi tháng, có 6,9 tỷ lượt truy cập Twitter, cao hơn một chút so với Instagram.
Song Musk thể hiện sự tự tin của mình khi tweet: “Những người giỏi nhất sẽ ở lại, vì vậy tôi không quá lo lắng”.
Một số sự cố có thể xử lý từ xa, song cần phải có nhân viên tại trung tâm dữ liệu khắp cả nước. Người dùng không nhìn thấy Twitter sụp đổ ngay lập tức nhưng sẽ thấy việc F5 chậm hơn, tải trang chậm hơn và cuối cùng là toàn lỗi. Ông Forno ví Twitter với một chiếc xe nhấn ga trên đường và đột nhiên tài xế nhảy ra khỏi xe. “Nó sẽ đi được bao xa trước khi gặp tai nạn”?
Nhân viên Twitter hoàn toàn “trống” thông tin về các thay đổi trong công ty. Nhân viên truyền thông nội bộ hoặc bị đuổi hoặc chủ động xin nghỉ, vì vậy nhân sự phải tìm thông tin từ các bài báo. Trong khi đó, Musk tăng cường hạ thấp vai trò của báo chí truyền thống và gọi Twitter là một trong các nền tảng tốt nhất cho sự trỗi dậy của “báo chí toàn dân”.
(Theo New York Times)