Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đạt gần 2,3 triệu người, vượt kế hoạch năm 2020
Nếu tính cả giai đoạn 2016-2020, tuyển sinh đạt 11,077 triệu người (đạt 103% kế hoạch, tăng hơn 21% so với kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2015), vượt kế hoạch được giao của giai đoạn 2016-2020.
Trong đó, tuyển sinh trình độ cao đẳng và trung cấp đạt hơn 2,47 triệu người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác đạt hơn 8,6 triệu người. Số lượng tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp đạt hơn 10,2 triệu người (đạt 108% kế hoạch).
Mục tiêu tuyển sinh 2,5 triệu người năm 2021
Giai đoạn 2021-2025, phát triển giáo dục nghề nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, gắn với giảm nghèo và an sinh xã hội để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm (2021-2030), kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội (2021-2025).
Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thông tin về kết quả đạt được năm 2020 và định hướng, mục tiêu năm 2021.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xác định mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành. Qua đó, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
Năm 2021, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đặt mục tiêu tuyển sinh 2,5 triệu người. Trong đó, trình độ cao đẳng là 260.000 người; trung cấp đạt 340.000 người; sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác đạt 1,9 triệu người.
Tháng 12/2020, cả nước có 1.907 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó 400 trường cao đẳng (308 trường công lập), 463 trường trung cấp (230 trường công lập), 1044 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (689 trung tâm công lập). Tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là 1.227 (trong đó có 538 trường cao đẳng, trung cấp công lập).
Thanh Hùng
Xây dựng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp "là cái gốc của phát triển"
Bộ LĐTB&XH cũng như Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp xác định việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp nói riêng là “cái gốc” của mọi sự phát triển.
">
Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp đạt gần 2,3 triệu người, vượt kế hoạch năm 2020
5 mùa giải ở V-League, đám trẻ nhà bầu Đức vẫn chưa chịu lớn dù đã làm mọi cách
Năm mùa giải đá ở hạng đấu cao nhất Việt Nam, hiếm khi nào HAGL xứng đáng là một đội bóng được kỳ vọng bậc nhất V-League như bầu Đức từng tuyên bố, hay người hâm mộ trông chờ.
Nói một cách rõ hơn, từ mùa đầu tiên lên V-League đến lúc này không ai thấy các cầu thủ ăn cơm tuyển Việt Nam nhiều năm qua, trưởng thành khi trở về CLB khiến HAGL vẫn là “rổ điểm” cho cả giải đấu.
Cần biết rằng, 5 mùa giải quá đủ cho một cầu thủ trẻ trưởng thành cũng như tích luỹ kinh nghiệm thi đấu, kể không cần phải thường xuyên ra sân chứ đừng nói tới việc những Văn Toàn, Hồng Duy, Văn Thanh mỗi mùa chơi gần như đầy đủ các trận đấu ở CLB.
Một điển hình cho sự trưởng thành nhanh khi được đá ở V-League chẳng đâu xa chính là Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, dù nhóm cầu thủ ở đội bóng này không thuộc diện tài năng xuất chúng giống quân nhà bầu Đức.
Thế nhưng, điều bình thường ấy lại không diễn ra với HAGL để giờ đội bóng nhà bầu Đức vẫn thuộc dạng non nhất nhì giải đấu, trong khi dàn cầu thủ đá chính đã bước sang tuổi 24-25 chứ chẳng ít.
Và bầu Đức cần thức tỉnh đi thôi
Công bằng mà nói, lứa cầu thủ thuộc khoá 1 học viện HAGL của bầu Đức không hề kém cỏi, bằng chứng những Tuấn Anh, Văn Toàn, Văn Thanh hoặc Công Phượng vẫn thuộc biên chế và chơi rất hay khi được gọi lên tuyển Việt Nam.
Bởi thế nên vấn đề xem ra nằm ở chỗ bầu Đức chứ khó là ai khác, khi dường như cách làm bóng đá cũ kỹ của ông chủ đội bóng phố Núi đang kìm hãm sự phát triển của HAGL.
để xem ra bầu Đức cần... đổi phong thủy cho đội nhà đi thôi
Một ví dụ rất điển hình, khi lúc này đội bóng phố Núi vẫn đang ăn ở tập trung theo kiểu... cách ly (ở trung tâm huấn luyện Hàm Rồng), xa thành phố Pleiku vài chục km.
Đành rằng ở đây các cầu thủ có thể tập trung vào bóng đá, tránh xa được những cám dỗ... Nhưng điều đó xem ra chỉ dành cho các cầu thủ trẻ chứ khó thuộc về những đôi chân tiền tỷ như Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn vốn trưởng thành và chẳng bé nhỏ gì nữa.
Dù không cấm cản hay quá hạn chế trong việc sinh hoạt, nhưng chắc chắn một điều các cầu thủ đang trưởng thành ở HAGL khó mà thích thú khi gần như bị “nhốt” ở một nơi mà họ sống suốt cả chục năm qua kể từ lúc vào học viện bóng đá nhà bầu Đức.
Tâm lý bí bách, hay tương tự như thế thực sự rất khó mà chơi bóng cho thanh thoát. Và thực tế, sau nhiều năm HAGL qua vẫn chưa trưởng thành cả về thành tích lẫn chuyên môn dù nhiều lần thay đổi cả HLV hay tăng cường lực lượng chứ chẳng phải không.
Vậy nên, giờ là lúc bầu Đức thay đổi phong thuỷ cho đội nhà để biết đâu mọi thứ sẽ khác.
Xuân Mơ
">
HAGL bị kìm chân, đen quá rồi, bầu Đức đổi vận đi thôi