您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo Danubio vs Club Nacional, 1h00 ngày 14/7: Cửa dưới sáng nước
NEWS2025-02-20 03:00:17【Thời sự】0人已围观
简介ậnđịnhsoikèoDanubiovsClubNacionalhngàyCửadướisángnướlich truc tiep bong da hom nay Hoàng Ngọc - lich truc tiep bong da hom naylich truc tiep bong da hom nay、、
很赞哦!(9335)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Machida Zelvia vs Sanfrecce Hiroshima, 12h00 ngày 16/2: Tiếp tục gieo sầu
- Bose Store lớn nhất Việt Nam khai trương ở Hà Nội
- Cụ ông 84 tuổi người Nhật “chất chơi” trên Instagram khiến giới trẻ cũng phải e dè
- LMHT: Xạ thủ Cloud9 lại gây ‘sốc’ khi hóa thân thành Soraka Vệ Binh Tinh Tú
- Nhận định, soi kèo Genoa vs Venezia, 2h45 ngày 18/2: Tạo nên lịch sử
- Cuba sắp hợp pháp hóa hoạt động lắp đặt Wi
- Thêm 40 doanh nghiệp ở VN quảng cáo trên video YouTube xấu độc
- Thanos sẽ ‘đại náo’ vũ trụ Fortnite vào chiều nay (08/5)
- Nhận định, soi kèo Bali United vs Malut United, 19h00 ngày 17/2: Tin vào cửa trên
- Hướng dẫn cách đăng ký SIM chính chủ MobiFone
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Khenchela vs JS Saoura, 21h30 ngày 18/2: Cửa dưới thất thế
FAANG là tên viết tắt được dùng để gọi những gã khổng lồ công nghệ Mỹ gồm Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google. Tương tự như thế, khoảng 3-4 năm trước, thị trường di động Ấn Độ xuất hiện cái tên MILK, được sử dụng để chỉ các thương hiệu smartphone gồm Micromax, Intex, Lava và Karbonn.
Thời điểm đó, những hãng điện thoại nội địa từng nắm phần lớn thị phần tại Ấn Độ. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi từ khi các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc tấn công vào thị trường này.
Giữa tháng 5, Quartz đưa tin Intex - thương hiệu di động nội địa từng sở hữu thị phần lớn thứ 2 tại Ấn Độ - chuẩn bị rút lui khỏi thị trường. Công ty có trụ sở tại New Delhi đã không tung ra bất cứ chiếc smartphone mới nào kể từ tháng 1/2016. Đồng thời, hãng cũng hạn chế xuất xưởng những mẫu điện thoại cơ bản đã ra mắt trước đó.
“Công ty đang tìm kiếm những hướng đi mới, bao gồm cả việc liên doanh hoặc rút lui khỏi thị trường”, Keshav Bansal - Giám đốc cấp cao của Intex - chia sẻ với báo Economic Times.
Nhiều cái tên biến mất
Trên thực tế, Intex chỉ là một trong số nhiều thương hiệu di động tại Ấn Độ đang phải vật lộn để tồn tại. Năm 2015, Samsung là thương hiệu smartphone bán chạy nhất tại Ấn Độ khi nắm giữ 24% thị phần. Theo sau ngay đó là 4 cái tên nội địa gồm Micromax, Intex, Lava và Karbonn, tổng cộng nắm giữ hơn 40% thị phần.
Đại diện Intex cho biết công ty đang tìm kiếm những hướng đi mới, bao gồm cả việc liên doanh hoặc rút lui khỏi thị trường. Ảnh: The Techolic. Tuy nhiên, đến năm 2016, khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc đồng loạt tấn công thị trường Ấn Độ, hoạt động kinh doanh cho các thương hiệu nội địa bắt đầu suy giảm.
Xiaomi thâm nhập thị trường Ấn Độ vào năm 2014 và sớm gây được tiếng vang với hàng loạt sản phẩm giá rẻ cùng nhiều tính năng hấp dẫn. Năm 2016, hãng smartphone Trung Quốc đã tăng gấp đôi thị phần, khiến hoạt động kinh doanh của những thương hiệu nội địa như Micromax, Intex và Lava dần bị thu hẹp.
Theo số liệu của Counterpoint, đến quý I/2019 các hãng smartphone Trung Quốc chiếm 66% thị phần tại thị trường Ấn Độ, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó, thị phần của Micromax chỉ đạt vỏn vẹn 1,1%, Intex 0,1%, Lava 1,2% và Karbonn 0,2%.
“Phân khúc giá rẻ từng là miếng bánh của những thương hiệu nội địa. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về giá của những hãng di động Trung Quốc đã khiến công ty nội địa sụp đổ”, Anshika Jain - nhà phân tích của Counterpoint - nhận định.
Theo Quartz, bên cạnh giá bán, các hãng smartphone Ấn Độ dần bị thất thế trên chính sân nhà vì sản phẩm của họ thiếu sự đổi mới trong công nghệ và tính năng.
“Với những sản phẩm từ Trung Quốc, khách hàng luôn được cung cấp hàng loạt tính năng mới mẻ, công nghệ hấp dẫn cùng với giá bán phải chăng”, Vinod Gidel, một nhà phân phối smartphone có trụ sở tại New Delhi, phân tích với Quartz.
Thị phần smartphone tại Ấn Độ quý I/2019. Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào sự hồi sinh của các thương hiệu nội địa tại Ấn Độ. “Micromax và Lava còn cơ hội để trở lại thị trường”, ông Jain nói.
Ông Vikas Jain, đồng sáng lập Micromax cho biết rằng năm 2018 công ty đã phát triển tương đối tốt ở các thị trấn và thành phố nhỏ tại Ấn Độ. “Chúng tôi đã đạt được một số thành công ở các thành phố nhỏ", ông khẳng định.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư nhiều công nghệ, tính năng mới vào những chiếc điện thoại giá rẻ, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ các nhu cầu từ người dùng", Vikas Jain nhấn mạnh.
Shobhit Srivastava - nhà nghiên cứu tại Counterpoint - nhận định thị trường Ấn Độ sẽ chứng kiến sự biến mất của một số thương hiệu smartphone nội địa trong năm nay. Bên cạnh đó, một số khác sẽ có sự thay đổi lớn trong chiến lược để tiếp tục tồn tại.
Miếng bánh giá rẻ là trọng tâm phát triển
“Người dùng tại Ấn Độ đang nâng cấp smartphone của họ nhanh hơn so với người dùng tại các khu vực khác. Dự kiến phân khúc tầm trung sẽ tiếp tục trở thành chiến trường cạnh tranh của các hãng sản xuất smartphone trong thời gian tới”, Tarun Pathak - Phó giám đốc Counterpoint Research - dự báo.
Cũng theo thống kê của Counterpoint Research, Xiaomi Redmi 6A là chiếc smartphone bán chạy nhất trong quý I/2019 tại Ấn Độ. Tiếp theo đó là Xiaomi Note 6 Pro, Redmi Y2, Samsung Galaxy M20, và Galaxy A50. Tất cả chúng đều thuộc phân khúc giá rẻ, tầm trung.
Smartphone giá rẻ là phân khúc được các nhà sản xuất tập trung phát triển. Ảnh: Smartprix. Hiện tại, dù giảm 2% so với cùng kỳ năm trước nhưng Xiaomi vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu với 29% thị phần. Tiếp sau đó là Samsung với 23% thị phần và Vivo ở vị trí thứ 3 với 12% thị phần.
Counterpoint Research nhận định việc tập trung vào các sản phẩm giá rẻ với chủ lực là dòng Redmi Note 7 đã giúp Xiaomi duy trì được vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên, hãng đang gặp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà sản xuất khác.
Ngay cả Samsung cũng phải thay đổi thể không bị bỏ lại trong cuộc đua với các hãng sản xuất smartphone Trung Quốc. Gã khổng lồ Hàn Quốc tỏ rõ tham vọng muốn dẫn đầu thị trường khi liên tục ra mắt các sản phẩm giá rẻ thuộc dòng Galaxy A và M tại Ấn Độ. Vivo cũng áp dụng chiến lược tương tự với dòng V15 để cạnh tranh với Xiaomi.
Trong số những cái tên xuất hiện trong báo cáo của Counterpoint Research, Realme được xem là cái tên đáng chú ý nhất. Thương hiệu này được thành lập vào năm 2018, nhưng đã nhanh chóng chiếm được 7% thị phần smartphone tại Ấn Độ ngay trong quý I/2019.
">Smartphone Ấn Độ đang gục ngã trên chính sân nhà
Theo Reuters, những công ty này sẽ giới hạn nhân viên trao đổi với đồng nghiệp tại Huawei khi tham dự hội thảo quốc tế. Đây là dịp để các công ty họp bàn và đề ra tiêu chuẩn cho những công nghệ viễn thông như 5G.
Nhiều công ty đã yêu cầu nhân viên không tiếp xúc với đồng nghiệp tại Huawei trong các hội thảo về tiêu chuẩn viễn thông. Ảnh: Reuters. Khi Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách cấm giao dịch công nghệ, cơ quan này không yêu cầu các công ty phải cắt đứt hoàn toàn liên lạc với Huawei. Dù vậy, những công ty Mỹ vẫn yêu cầu nhân viên phải hạn chế tiếp xúc với đồng nghiệp tại công ty Trung Quốc để đảm bảo không có rắc rối nào trong tương lai.
Intel, Qualcomm và InterDigital cho biết họ đã đưa ra những quy định mới cho nhân viên để đảm bảo tuân thủ luật pháp của Mỹ. Trong khi đó, LG Uplus cho biết công ty này "tự nguyện giảm tương tác với các nhân viên của Huawei, trừ các cuộc họp về vấn đề lắp đặt linh kiện mạng hoặc bảo trì".
Việc những kỹ sư viễn thông bị hạn chế tiếp xúc với đồng nghiệp ở Huawei có thể ảnh hưởng tới tiến độ triển khai mạng 5G. Một số kỹ sư chia sẻ với Reuters rằng sự hợp tác giữa kỹ sư của các công ty là rất quan trọng để cùng thúc đẩy tiêu chuẩn 5G.
Tại những hội nghị về tiêu chuẩn viễn thông, các kỹ sư và chuyên gia thường có những cuộc gặp bên lề, theo nhóm nhỏ để thuyết phục các đối tác nhằm đạt được tiêu chuẩn nhất định.
Nguồn tin của Reuters cho biết các công ty muốn hạn chế nhân viên của mình tham gia vào các cuộc họp bên lề này. Trong những cuộc gặp mặt như vậy, họ thường chia sẻ thoải mái hơn về các tiêu chuẩn công nghệ.
Tại các hội thảo về tiêu chuẩn viễn thông, kỹ sư thường gặp mặt bên lề để chia sẻ về các công nghệ. Ảnh: Reuters. Tại hội nghị gần nhất do 3GPP tổ chức tại California, Chủ tịch hội nghị Balazs Bertenyi nói rằng các cuộc họp kiểu này sẽ buộc phải ghi lại biên bản.
"Lệnh cấm như vậy có thể khiến mọi người bị dồn vào chân tường, bởi chúng tôi thực sự cần hợp tác với nhau để đạt mục tiêu 5G. Đây đúng ra là một thị trường quốc tế", đại diện của một công ty châu Âu chia sẻ.
"Tôi nhận thấy có nhiều sự hiểu nhầm từ khách hàng và đồng nghiệp về việc Bộ Thương mại thực sự cấm điều gì", ông Doug Jacobson, một luật sư chuyên về xuất khẩu tại Washington, Mỹ nói.
Theo ông Jacobson, việc các công ty cấm nhân viên tiếp xúc với đồng nghiệp tại Huawei là vượt quá giới hạn, bởi "lệnh cấm không cấm tiếp xúc mà chỉ cấm chuyển giao công nghệ".
Vào cuối tháng 5, tổ chức cấp tiêu chuẩn về điện tử và viễn thông IEEE tuyên bố hạn chế để các kỹ sư và nhà khoa học của Huawei tham gia đánh giá các báo cáo khoa học của họ. Chỉ vài ngày sau, IEEE đã phải rút lại quyết định này.
"Huawei không phải là một công ty nhỏ. Họ có thể coi là công ty đi đầu về công nghệ 5G. Loại bỏ họ sẽ khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn, có thể làm gián đoạn cả dự án triển khai 5G", ông Jorge Contreras, giáo sư luật tại đại học Utah và thành viên của IEEE cho biết.
"Nếu họ muốn tạo ra một mạng 5G không có sự tham gia của Trung Quốc, tôi không nghĩ điều đó có thể thành hiện thực. Mà kể cả khi thành hiện thực, liệu công nghệ có đủ tốt không", ông Contreras chia sẻ.
"> Nhân viên Intel, Qualcomm bị cấm tiếp xúc với đồng nghiệp Huawei
Vợ chồng người Đức bị chỉ trích khi kêu gọi quyên góp 9.000 bảng Anh cho chuyến du lịch của mình.
Trong khi mọi người đều phải đi làm, tiết kiệm tiền cả tháng, thậm chí nhiều năm để có chuyến đi trong mơ, lời kêu gọi ủng hộ tiền của vợ chồng Catalin khiến người theo dõi cảm thấy bức xúc.
Điều đáng nói, đôi trẻ không hề tỏ ra thiếu thốn mà thường xuyên khoe cuộc sống sang chảnh, đi du lịch nhiều nơi như Bali (Indonesia), Paris (Pháp), Copenhagen (Đan Mạch)...
"Thật đáng xấu hổ", "Các bạn nên nhấc mông lên và kiếm việc làm đi" là những bình luận dân mạng gửi đến Catalin và Elena.
"Các bạn chỉ là một cặp ăn bám đang cố moi tiền người khác để chi cho những chuyến du lịch", một người khác chỉ trích.
Trên trang Go Fund Me được Catalin lập nên để kêu gọi ủng hộ mới chỉ thu được 178 bảng Anh trên tổng số 9.000 bảng Anh.
Thường xuyên khoe cuộc sống sang chảnh, hành động của vợ chồng trẻ bị cho là khó chấp nhận. Trước những ý kiến chỉ trích, hai vợ chồng giải thích họ muốn thông qua chuyến đi bằng xe đạp tới châu Phi của mình để giúp mọi người nhận thức được các vấn đề về xã hội cũng như nóng lên toàn cầu.
"Một số người nói chúng tôi hãy tìm việc và ngừng xin tiền đi. Nhưng khi bạn có sức ảnh hưởng lên cuộc sống những người khác, kiếm một công việc không phải là sự lựa chọn", vợ chồng trẻ nói.
Catalin cho hay hiện anh và vợ đang nhận trợ cấp từ mẹ: "Bà ấy làm cùng lúc 2 công việc nhưng cũng không có nhiều tiền lắm. Chúng tôi không yêu cầu mẹ cho tiền nhưng bà thấy vui khi có thể giúp đỡ".
Cuối cùng, để đáp lại phản ứng dữ dội của dân mạng, Catalin quyết định tạm ngừng dùng mạng xã hội trong vòng 30 ngày.
">Vợ chồng người Đức bị 'ném đá' vì xin tiền dân mạng để đi du lịch
Soi kèo góc Valladolid vs Sevilla, 22h15 ngày 16/2
Tuần trước, công tố viên bắt giữ một Phó chủ tịch cấp cao họ Lee của Samsung Electronics vì bị tình nghi yêu cầu Samsung BioLogics chôn máy chủ và laptop dưới sàn nhà máy tại Incheon khi cuộc điều tra gian lận kế toán được mở rộng.
Lee là thành viên thứ ba trong một nhóm các quan chức cao cấp bị buộc tội cố gắng tiêu hủy bằng chứng trong vụ việc này. Tháng trước, hai Phó chủ tịch họ Baek và Seo cũng đã bị bắt. Tất cả đều là thành viên của Business Support Task Force, trước đây là Future Strategy Department, bộ phận được gọi là “tháp điều khiển” của tập đoàn Samsung. Họ nằm trong số khoảng 14 lãnh đạo thân cận với Phó Chủ tịch Lee Jae Yongđể quản lý mảng kinh doanh và chi nhánh quan trọng của Samsung Electronics. Hai giám đốc khác phụ trách Samsung Bioepis, bộ phận nghiên cứu của Samsung BioLogics, cũng bị bắt.
Các vụ bắt bớ xảy ra đúng thời điểm Samsung Electronics chưa thể phục hồi lợi nhuận do cả mảng bán dẫn và smartphone đều gặp khó. Tập đoàn thông báo cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân tại nhà máy cuối cùng ở Trung Quốc, nơi thị phần của hãng giảm từ 20% năm 2013 xuống chưa tới 1% hiện tại. Samsung cũng buộc phải hoãn phát hành smartphone gập sau khi phát hiện lỗi nghiêm trọng trong màn hình.
Những rắc rối này có thể phân tán sự tập trung của bộ máy lãnh đạo vào lúc Samsung nên tận dụng lợi thế khi Mỹ tấn công Huawei trên toàn cầu. Ngày 17/5, Washington đưa Huawei vào danh sách hạn chế thương mại, dẫn đến hàng loạt “ông lớn” như Google, AMD phải dừng cung ứng cho công ty.
Nikkei dẫn lời một cựu giám đốc Samsung giấu tên rằng họ không thể tập trung vào Huawei tại thời điểm quan trọng này vì ưu tiên hàng đầu là bảo vệ chủ nhân tập đoàn. Đây là điểm yếu trong hệ thống lãnh đạo của Samsung.
Theo các chuyên gia, uy tín của hãng điện tử Hàn Quốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng do bê bối. Dù vậy, với hơn 800 lãnh đạo cao cấp, ít nhất công ty vẫn vận hành mà không bị tác động nghiêm trong. Lee Seung Woo, nhà phân tích của hãng đầu tư chứng khoán Eugene, nhận định dù các giám đốc trong “tháp điều khiển” quan trọng đến đâu, họ vẫn có thể thay thế được.
Dù vậy, việc một số lãnh đạo cao cấp nhất bị bắt giữ tạo ra tâm lý hoang mang không khỏ trong nội bộ. Một giám đốc giấu tên cho biết đây chính là chủ đề phổ biến nhất trong các chatroom nhân viên.
Công tố viên theo sát Samsung Electronics từ tháng 11/2018 khi cơ quan quản lý tài chính buộc tội Samsung BioLogics thực hiện gian lận kế toán 4 tỷ USD nhờ thổi phồng giá trị của đơn vị nghiên cứu. Theo Nikkei, họ tố Baek và Seo chỉ đạo nhân viên BioLogics tiêu hủy tất cả tài liệu chứa từ khóa JY, Merger và Future Strategy Department.
">Hàng loạt vụ bắt bớ khiến đầu não Samsung rối loạn
Hacker tấn công máy tính thông qua lỗi bảo mật trên VLC Player
Lỗi bảo mật thứ nhất được phát hiện bởi Symeon Paraschoudis từ công ty Pen Test Partners (mã lỗi CVE-2019-12874), nó liên quan đến thư viện "zlib_decompress_extra". Lỗ hổng thứ hai (mã lỗi CVE-2019-5439) được phát hiện bởi một nhà nghiên cứu khác, là một vấn đề tràn bộ đệm đọc nằm trong chức năng "ReadFrame" và có thể được kích hoạt bằng cách sử dụng tệp video AVI không đúng định dạng.
Với hơn 3 tỷ lượt tải xuống, VLC là phần mềm xem video hay nghe nhạc mã nguồn mở cực kỳ phổ biến hiện nay. Tại Việt Nam thì ứng dụng này cũng được cài đặt trong phần lớn máy tính.
Ngay bây giờ, nếu bạn có sử dụng VLC hãy vào trang chủ VLC và cài đặt phiên bản mới nhất.
An Nhiên (theo theHackerNews)
NASA bị hack, dữ liệu sứ mệnh du hành vũ trụ bị đánh cắp
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận máy tính của Phòng thí nghiệm Tên lửa đẩy (JPL) bị hack năm ngoái.
">Phát video trên VLC Player cũng có thể gây nguy hại máy tính của bạn
Xếp sau Redmi 5A về số lượng máy bán ra trong quý 1 là Samsung Galaxy S9+. Chiếc flagship mới nhất của Samsung đã được bán ra 5,3 triệu chiếc trong quý vừa qua và chiếm 2% thị phần. Lưu ý là Galaxy S9 và S9+ mới chỉ được bán ra vào cuối quý 1/2018 nhưng doanh số rất khả quan. Strategy Analyticsdự đoán rằng Galaxy S9+ sẽ trở thành smartphone Android bán chạy nhất thế giới vào quý 2/2018.
">Xiaomi Redmi 5A và Galaxy S9+ là 2 smartphone Android bán chạy nhất quý 1/2018