Cache bộ xử lý
Nói tới bộ xử lý CPU của máy tính,ôngsốtưởngkhôngquantrọngnhưnglạiảnhhưởngnhiềutớitốcđộtin mới nhất thông số để cho biết mức độ hiệu suất mà chúng cung cấp có rất nhiều. Đầu tiên là tên model. Ví dụ như bộ xử lý Intel Core i7 sẽ tốt hơn Core i5 hoặc i3. Tiếp theo, trong cùng dòng model, các bộ xử lý lại được phân ra nhiều loại khác nhau dựa và số nhân bên trong và tốc độ xung nhịp.
Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố trên, bộ nhớ đệm của bộ xử lý (processor cache) cũng là một thông số ảnh hưởng tới hiệu năng máy tính. Bộ nhớ cache của CPU đóng vai trò là một nơi lưu trữ tạm thời các lệnh mà CPU cần xử lý. Lệnh này gồm các thao tác bạn thường dùng trên máy tính. Các lệnh này sẽ xếp hàng để xử lý. Bộ nhớ đệm càng lớn thì lại càng chứa được nhiều lệnh hơn. Vì vậy thời gian chờ cũng sẽ ngắn hơn trong khi hiệu uất làm việc của CPU lại tăng lên.
Về mặt kỹ thuật, cache bộ xử lý là một dạng bộ nhớ đệm có thiết kế nhằm làm việc dựa trên các nguyên tắc hoạt động tương tự RAM. Cache bộ xử lý lưu dữ liệu tạm thời cho các ứng dụng cần thiết nhằm tăng tốc độ truy xuất mà không cần ghi nó vào ổ cứng thông thường. Nhờ đó mà các tác vụ CPU được xử lý nhanh hơn.
Cache bộ xử lý thường có 3 mức L1, L2 và L3. Trong quá trình xử lý, cache L1 sẽ kiểm tra mức độ cần thiết của hoạt động từ cache L2. Tiếp đó, cache L2 sẽ lại lấy thông tin từ cache L3. Dung lượng của cache L1 thường chỉ vài chục KB (8-32KB). Dung lượng của cache L2 khoảng vài trăm KB hoặc vài MB (256KB, 512KB, 1MB, 2MB, 4MB, 6MB, 8MB). Cache 3 có dung lượng cũng chỉ vài MB.
Độ phân giải màn hình
Trong quá trình hoạt động, đặc biệt là các tác vụ liên quan tới game hay đồ họa, độ phân giải màn hình có đều có liên quan tới hiệu suất hệ thống. Thiết lập độ phân giải càng cao thì chất lượng đồ họa càng tốt. Dẫu vậy, tài nguyền cho CPU và GPU sẽ hao tốn nhiều hơn.
Về cơ bản, độ phân giải càng cao thì màn hình lại càng có nhiều trải nghiệm hình ảnh trung thực và mượt mà hơn. Ví dụ, với màn hình có đạt chuẩn Full HD thì card đồ họa sẽ cần phải dùng khoảng 2 triệu điểm ảnh cho mỗi khung hình. Cái lợi của điểm này là màn hình cho ra các hình ảnh sắc nét. Còn cái hại là nó sẽ ảnh hưởng tới hiệu năng tổng thể của hệ thống.
Để gia tăng hiệu suất, bạn có thể phải giảm độ phân giải màn hình xuống. Màn hình sẽ chuyển đổi độ phân giản lên mức cao hơn (upscale) và giúp hình ảnh trở nên lớn hơn. Nhưng điều này cũng khiến ảnh bị giảm chất lượng và trở nên mờ.
Mức xung nhịp và độ trễ RAM
Để tăng hiệu suất tổng thể thì thêm RAM vào máy tính là cách đơn giản và được thực hiện nhiều nhất. Nếu hệ thống của bạn dùng ổ cứng HDD thay vì ổ SSD, giải pháp này còn có thể làm tăng gấp đôi hiệu năng. Nguyên nhân là vì một ứng dụng khi mở cần rất nhiều RAM để chạy trong khi RAM hệ thống dư dã sẽ không cần ghi dữ liệu tạm thời vào ổ cứng như thông thường.