{keywords} 

Ngày 25/3, tức 10 ngày sau giao dịch, Musk đăng một khảo sát trên Twitter với nội dung: “Tự do ngôn luận là điều thiết yếu để nền dân chủ hoạt động. Bạn có tin rằng Twitter tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này không”. Ông nhấn mạnh: “Kết quả của khảo sát này rất quan trọng. Hãy bình chọn cẩn thận”.

Musk đã mua lượng lớn cổ phần của Twitter và theo quy định phải công bố điều đó. Dù vậy, mức phạt của SEC lại vô cùng khiêm tốn, thường ở mức 100.000 USD. Theo ước tính của Forbes, tài sản của tỷ phú giàu nhất thế giới là 300 tỷ USD. Như vậy, khoản phạt 100.000 USD chỉ bằng 0,00003% những gì Musk đang có. Nếu quy đổi sang tài sản trung bình của một hộ gia đình tại Mỹ là 122.000 USD, khoản phạt sẽ là 3 cent.

Chưa rõ Musk thâu tóm cổ phần Twitter làm gì. Cuối tháng 1, Dinesh D’Souza – một nhân vật bảo thủ nổi tiếng và bị kết tội gian lận tài chính năm 2014 – đã “tag” Musk trong một tweet, nói rằng Musk “có thể thay đổi đáng kể môi trường văn hóa và chính trị” bằng cách mua và kiểm soát “một nền tảng mạng xã hội lớn”. “Ý tưởng thú vị”, Musk đáp.

CEO Tesla và SEC có lịch sử đối đầu gây chú ý. Chẳng hạn, tháng 9/2018, SEC buộc tội Musk vì phát ngôn “sai lệch, gây nhầm lẫn” cho các nhà đầu tư khi tuyên bố cân nhắc biến Tesla thành công ty tư nhân trên Twitter.  Cổ phiếu hãng xe điện giảm liên tục vài tuần sau đó.

Sau cùng, Musk và Tesla phải đồng ý dàn xếp với nhà chức trách. Theo thỏa thuận, Musk và Tesla mỗi bên phải nộp phạt 20 triệu USD cho SEC. Musk bị thôi chức Chủ tịch Ban quản trị Tesla. Tháng 6/2020, SEC nói rằng Musk vi phạm một số điều khoản trong thỏa thuận, yêu cầu một số tweet của tỷ phú phải được phê duyệt trước khi đăng nếu chứa thông tin kinh doanh về Tesla, có thể làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Musk từng tweet rằng giá cổ phiếu Tesla quá cao, dẫn đến giá cổ phiếu lại đi xuống.

Đầu năm nay, Musk tiếp tục khiến SEC tức giận khi khảo sát hàng chục triệu người dùng Twitter về việc có nên bán 10% cổ phần Tesla của mình hay không. Phần lớn ý kiến trả lời: “Có”.

Cuộc chiến giữa tỷ phú và SEC thường khá rắc rối và được công khai. Musk cũng vài lần bày tỏ sự bất mãn với nhà quản lý, ví dụ, tháng 10/2018, ông gọi SEC là “ủy ban làm giàu cho những kẻ bán khống”.

Cho tới nay, Musk chưa công bố gì về ý định của mình đối với Twitter. Phát ngôn duy nhất của ông sau tin tức mua hơn 9% cổ phần của mạng xã hội chỉ là: “Oh hi lol”.

Du Lam (Theo CNBC)  

Elon Musk âm thầm trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter

Elon Musk âm thầm trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter

 CEO Tesla và SpaceX đã thâu tóm 9,2% cổ phần Twitter để trở thành cổ đông lớn nhất của nền tảng mạng xã hội này.

" />

Elon Musk ‘mua chui’ cổ phiếu Twitter

Ngày 4/4,ổphiếngày hôm nay Elon Musk tiết lộ đã mua 9,2% cổ phần Twitter, khiến giá cổ phiếu công ty này tăng hơn 28% trong phiên giao dịch. Hồ sơ cho thấy giao dịch diễn ra vào ngày 14/3. Trong khi đó, SEC yêu cầu bất kỳ ai mua trên 5% cổ phiếu phổ thông của một doanh nghiệp phải công bố số cổ phần nắm giữ trong vòng 10 ngày. Musk “đợi” 21 ngày mới làm việc này.

{ keywords}
 

Ngày 25/3, tức 10 ngày sau giao dịch, Musk đăng một khảo sát trên Twitter với nội dung: “Tự do ngôn luận là điều thiết yếu để nền dân chủ hoạt động. Bạn có tin rằng Twitter tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này không”. Ông nhấn mạnh: “Kết quả của khảo sát này rất quan trọng. Hãy bình chọn cẩn thận”.

Musk đã mua lượng lớn cổ phần của Twitter và theo quy định phải công bố điều đó. Dù vậy, mức phạt của SEC lại vô cùng khiêm tốn, thường ở mức 100.000 USD. Theo ước tính của Forbes, tài sản của tỷ phú giàu nhất thế giới là 300 tỷ USD. Như vậy, khoản phạt 100.000 USD chỉ bằng 0,00003% những gì Musk đang có. Nếu quy đổi sang tài sản trung bình của một hộ gia đình tại Mỹ là 122.000 USD, khoản phạt sẽ là 3 cent.

Chưa rõ Musk thâu tóm cổ phần Twitter làm gì. Cuối tháng 1, Dinesh D’Souza – một nhân vật bảo thủ nổi tiếng và bị kết tội gian lận tài chính năm 2014 – đã “tag” Musk trong một tweet, nói rằng Musk “có thể thay đổi đáng kể môi trường văn hóa và chính trị” bằng cách mua và kiểm soát “một nền tảng mạng xã hội lớn”. “Ý tưởng thú vị”, Musk đáp.

CEO Tesla và SEC có lịch sử đối đầu gây chú ý. Chẳng hạn, tháng 9/2018, SEC buộc tội Musk vì phát ngôn “sai lệch, gây nhầm lẫn” cho các nhà đầu tư khi tuyên bố cân nhắc biến Tesla thành công ty tư nhân trên Twitter.  Cổ phiếu hãng xe điện giảm liên tục vài tuần sau đó.

Sau cùng, Musk và Tesla phải đồng ý dàn xếp với nhà chức trách. Theo thỏa thuận, Musk và Tesla mỗi bên phải nộp phạt 20 triệu USD cho SEC. Musk bị thôi chức Chủ tịch Ban quản trị Tesla. Tháng 6/2020, SEC nói rằng Musk vi phạm một số điều khoản trong thỏa thuận, yêu cầu một số tweet của tỷ phú phải được phê duyệt trước khi đăng nếu chứa thông tin kinh doanh về Tesla, có thể làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Musk từng tweet rằng giá cổ phiếu Tesla quá cao, dẫn đến giá cổ phiếu lại đi xuống.

Đầu năm nay, Musk tiếp tục khiến SEC tức giận khi khảo sát hàng chục triệu người dùng Twitter về việc có nên bán 10% cổ phần Tesla của mình hay không. Phần lớn ý kiến trả lời: “Có”.

Cuộc chiến giữa tỷ phú và SEC thường khá rắc rối và được công khai. Musk cũng vài lần bày tỏ sự bất mãn với nhà quản lý, ví dụ, tháng 10/2018, ông gọi SEC là “ủy ban làm giàu cho những kẻ bán khống”.

Cho tới nay, Musk chưa công bố gì về ý định của mình đối với Twitter. Phát ngôn duy nhất của ông sau tin tức mua hơn 9% cổ phần của mạng xã hội chỉ là: “Oh hi lol”.

Du Lam (Theo CNBC)  

Elon Musk âm thầm trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter

Elon Musk âm thầm trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter

 CEO Tesla và SpaceX đã thâu tóm 9,2% cổ phần Twitter để trở thành cổ đông lớn nhất của nền tảng mạng xã hội này.