Hàn Quốc đã áp dụng biện pháp gì để chống vi phạm bản quyền thành công?
Trước sự bùng nổ của các trang web lậu,ànQuốcđãápdụngbiệnphápgìđểchốngviphạmbảnquyềnthànhcôyanbi ngành điện ảnh, truyền hình, nội dung số trở thành nạn nhân của vi phạm bản quyền. Quảng cáo số được coi là nguồn nuôi dưỡng chính của các trang web lậu. Hiện nay có nhiều đề xuất về việc phải ngăn chặn nguồn thu quảng cáo của các trang web lậu, cùng với việc cắt hợp đồng dịch vụ thuê máy chủ, thu hồi tên miền để xử lý nạn vi phạm bản quyền.
Có thể nói việc ngăn chặn vi phạm bản quyền không chỉ nhằm bảo vệ cho các nhà sản xuất nội dung khỏi bị thiệt hại mà còn là biện pháp để ngăn chặn mã độc tấn công người dùng Internet từ các quảng cáo được cài cắm trên trang web lậu.
Việt Nam đã đến lúc cần có biện pháp mạnh tay hơn nữa đối với nạn vi phạm bản quyền. Báo cáo mới đây của Verisite cho thấy, có 51 quảng cáo độc hại đang chạy trên 31 trang web lậu ở Việt Nam, trong đó nhiều quảng cáo chứa các phần mềm độc hại, phần mềm tống tiền, các sản phẩm khiêu dâm, cá cược và hoạt động phi pháp. 58% quảng cáo độc hại được phát hiện trên các trang web trình chiếu video, 42% trên các trang web tải trực tiếp. Tổng số lượt truy cập vào các trang này vào khoảng 19.000 lượt mỗi ngày.
Không riêng gì Việt Nam, mà các quốc gia có nền nội dung số phát triển như Hàn Quốc, Anh, Mỹ đều phải ra tay xử lý nạn vi phạm bản quyền trên môi trường Internet. Trong đó, biện pháp được coi là hữu hiệu nhất chính là việc ngăn chặn nguồn thu từ quảng cáo trên các trang web lậu, khi nguồn thu bị chặt đứt thì các trang web này sẽ khó có thể tồn tại.