Tại buổi tọa đàm "Luật CNTT và định hướng phát triển trong thời gian tới" do Bộ TT&TT tổ chức hôm 15/8/2017,ổnggiámđốcFPTGamevẫnphảiđượccấpphépvàquảnlýnộinter milan nhiều doanh nghiệp đã đề cập đến sự bất bình đẳng, bảo hộ ngược trong chính sách quản lý giữa các doanh nghiệp nội dung số trong nước với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.
Cụ thể, đại diện VCCorp, VTC Intecom, Nhaccuatui cho rằng, chính sách cấp phép đối với sản phẩm dịch vụ nội dung, nhất là dịch vụ game, chính sách thuế, cơ chế kiểm duyệt nội dung đang tạo ra một sự bất bình đẳng, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Các ý kiến đề nghị Bộ cần nghiên cứu chuyển từ cấp phép sang hậu kiểm đối với dịch vụ game online, cũng như có cơ chế cấp phép và kiểm duyệt nội dung, thu thuế đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam.
Đại diện VCCorp cho rằng, chính sách quản lý hiện nay đang bảo hộ ngược cho doanh nghiệp nước ngoài là sự thật. Doanh nghiệp trong nước đề nghị, nếu tiền thuế nhà nước không thu được của doanh nghiệp nước ngoài thì cũng đừng thu của doanh nghiệp Việt Nam. Về giấy phép, doanh nghiệp trong nước không đề nghị gỡ bỏ hoàn toàn cấp phép, nhưng cái gì gỡ được thì gỡ, cái gì siết được doanh nghiệp nước ngoài thì cần siết chặt, còn nếu không siết được thì cũng đừng siết doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp trong nước mặc dù chưa làm được những sản phẩm vĩ đại như nước ngoài nhưng cũng có nhiều sản phẩm công nghệ rất tốt, có hàng chục triệu người sử dụng.
Liên quan đến kiến nghị của các doanh nghiệp nội dung số, ông Bùi Quang Ngọc, Tổng giám đốc FPT cho rằng: “Đối với ý kiến của các doanh nghiệp nội dung số trong nước về việc chính sách đang bảo hộ ngược cho các doanh nghiệp nước ngoài, rồi doanh nghiệp trong nước bị ngược đãi so với với doanh nghiệp nước ngoài tôi nghe không được thuận tai lắm. Chính xác ra các anh phải nói là doanh nghiệp trong nước không được ưu đãi bằng doanh nghiệp nước ngoài”.