ICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ TT&TT về sự cố xảy ra liên tiếp với các tuyến cáp quang biển quốc tế mà các ISP Việt Nam đang khai thác, sử dụng:

Xin ông cho biết ý kiến, nhận định của VNNIC về tình huống mà cộng đồng Internet Việt Nam, các ISP và cả người dùng Internet tại Việt Nam đang phải đối mặt? 

Đây là một sự cố nghiêm trọng, chưa từng xảy ra, khi mà cả 3 tuyến cáp quang biển chính bị sự cố ở cùng một thời điểm. Việc khắc phục thông thường là tương đối dài (như các lần trước là khoảng 2 tuần). Như vậy, việc truy cập Internet quốc tế sẽ bị ảnh hưởng lớn, đặc biệt là đến nhóm khách hàng sử dụng các gói thuê kênh không cam kết chất lượng dịch vụ quốc tế.

Tuy nhiên, Internet trong nước không bị ảnh hưởng, việc truy cập sẽ vẫn được đảm bảo. Hệ thống DNS quốc gia, Trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX (kết nối 19 ISPs) vẫn hoạt động tốt, phát huy tác dụng và đảm bảo tốt nhất cho chất lượng dịch vụ Internet trong nước. Lưu lượng trong nước qua VNIX có tăng, do người dùng tăng truy cập các dịch vụ trong nước tăng lên.

Với tình huống được coi là hy hữu mới xảy ra với các tuyến cáp biển, theo VNNIC, những nỗ lực của các nhà mạng liệu có bù đắp đủ dung lượng bị thiếu hụt do sự cố cáp biển?

Thực tế các năm trước khi tuyến cáp AAG có sự cố đã ảnh hưởng lớn tới việc truy cập Internet quốc tế, tuyến APG mới đưa vào khai thác, lưu lượng chưa nhiều, tuyến IA hiện mới chỉ có Viettel sử dụng. Qua nhiều lần sự cố của AAG thì các nhà mạng đã chuyển bớt lưu lượng sang các tuyến cáp khác.

Qua đánh giá sơ bộ thì có khoảng 40% lưu lượng quốc tế bị ảnh hưởng. Khi có sự cố thì các nhà mạng đều nỗ lực điều hướng, đàm phán mở rộng dung lượng các tuyến khác, đặc biệt là tuyến cáp quang trên đất liền. Tuy nhiên, thì việc này cần có thời gian và kinh phí tốn kém.

" />

VNNIC: Cần xây dựng một hạ tầng, dịch vụ Internet trong nước mạnh

Vào trung tuần tháng 1/2017 vừa qua,ầnxâydựngmộthạtầngdịchvụInternettrongnướcmạcác trận bóng đá hôm nay 3 tuyến cáp quang biển quốc tế gồm tuyến Liên Á, tuyến AAG và cả tuyến cáp mới APG đã lần lượt gặp sự cố, gây gián đoạn kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cũng như chất lượng dịch vụ cung cấp tới người dùng Internet tại Việt Nam. Theo kế hoạch, dự kiến ngày mai, 23/1/2017  sự cố của tuyến cáp APG mới được khắc phục; và ngày 28/1/2017 là thời điểm dự kiến sẽ hoàn thành sửa chữa, khắc phục sự cố trên tuyến cáp biển AAG.

ICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ TT&TT về sự cố xảy ra liên tiếp với các tuyến cáp quang biển quốc tế mà các ISP Việt Nam đang khai thác, sử dụng:

Xin ông cho biết ý kiến, nhận định của VNNIC về tình huống mà cộng đồng Internet Việt Nam, các ISP và cả người dùng Internet tại Việt Nam đang phải đối mặt? 

Đây là một sự cố nghiêm trọng, chưa từng xảy ra, khi mà cả 3 tuyến cáp quang biển chính bị sự cố ở cùng một thời điểm. Việc khắc phục thông thường là tương đối dài (như các lần trước là khoảng 2 tuần). Như vậy, việc truy cập Internet quốc tế sẽ bị ảnh hưởng lớn, đặc biệt là đến nhóm khách hàng sử dụng các gói thuê kênh không cam kết chất lượng dịch vụ quốc tế.

Tuy nhiên, Internet trong nước không bị ảnh hưởng, việc truy cập sẽ vẫn được đảm bảo. Hệ thống DNS quốc gia, Trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX (kết nối 19 ISPs) vẫn hoạt động tốt, phát huy tác dụng và đảm bảo tốt nhất cho chất lượng dịch vụ Internet trong nước. Lưu lượng trong nước qua VNIX có tăng, do người dùng tăng truy cập các dịch vụ trong nước tăng lên.

Với tình huống được coi là hy hữu mới xảy ra với các tuyến cáp biển, theo VNNIC, những nỗ lực của các nhà mạng liệu có bù đắp đủ dung lượng bị thiếu hụt do sự cố cáp biển?

Thực tế các năm trước khi tuyến cáp AAG có sự cố đã ảnh hưởng lớn tới việc truy cập Internet quốc tế, tuyến APG mới đưa vào khai thác, lưu lượng chưa nhiều, tuyến IA hiện mới chỉ có Viettel sử dụng. Qua nhiều lần sự cố của AAG thì các nhà mạng đã chuyển bớt lưu lượng sang các tuyến cáp khác.

Qua đánh giá sơ bộ thì có khoảng 40% lưu lượng quốc tế bị ảnh hưởng. Khi có sự cố thì các nhà mạng đều nỗ lực điều hướng, đàm phán mở rộng dung lượng các tuyến khác, đặc biệt là tuyến cáp quang trên đất liền. Tuy nhiên, thì việc này cần có thời gian và kinh phí tốn kém.