Ảnh minh họa |
Chặt hơn với game bạo lực
Dự thảo Quy chế về quản lý trò chơi trực tuyến (game online) vừa được Bộ TT&TT lấy ý kiến các thành viên Ban soạn thảo cũng như Bộ Công an,ảnchặtgamenhậpvaibạolựlương minh trang Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ. Hầu hết các ý kiến đều thống nhất quan điểm đây là loại hình dịch vụ cần được phát triển trong sự quản lý chặt chẽ.
Trình bày về những điểm mới so với các văn bản hiện hành, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục PTTH-TTĐT (Bộ TT&TT) cho biết, quan điểm nhất quán được khẳng định trong dự thảo quy chế là khuyến khích phát triển trò chơi trực tuyến với nội dung lành mạnh đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng cao của người dân, thúc đẩy ứng dụng Internet và nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng viễn thông băng rộng tại Việt Nam, đặc biệt sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển trò chơi trực tuyến có gắn với giáo dục, tuyên truyền lịch sử. Nhưng cũng sẽ đồng thời với việc ngăn chặn việc lợi dụng trò chơi trực tuyến để gây ra những tác động tiêu cực cho xã hội, nhất là với trẻ em.
Với quan điểm như vậy, trò chơi trực tuyến sẽ được chia làm 2 loại và có 2 chính sách quản lý tương đối khác biệt. Trong đó loại game nhập vai bạo lực với những kịch bản phức tạp, có nhiều nguy cơ gây tác động tiêu cực sẽ được quản lý chặt hơn. Sự chặt chẽ hơn không chỉ đối với đơn vị cung cấp dịch vụ game online mà cả với người chơi. Theo dự thảo, người chơi sẽ bị giới hạn trong độ dài thời gian 180 phút mỗi ngày, trừ các trò ưu tiên sẽ được không vượt quá 300 phút. Thời gian cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và đại lý Internet cũng chỉ được kéo dài từ 8h-22h hàng ngày.
Ngoài ra, kinh doanh dịch vụ trò chơi trực tuyến sẽ là loại hình kinh doanh có điều kiện nên doanh nghiệp phải được cấp phép trên cơ sở thẩm định về mặt kỹ thuật và nội dung, nộp lệ phí cấp phép theo quy định và lưu giữ thông tin cá nhân của người chơi trong thời gian tối thiểu 2 năm. Hàng năm, các doanh nghiệp phải có đăng ký kế hoạch phát hành trò chơi cho năm sau và chỉ được phát hành game trong danh sách đã đăng ký. “Một trong những chính sách của chúng ta là khuyến khích trò chơi sản xuất trong nước thay cho nhập khẩu”, ông Hải nói.
Ngoài ra, ông Hải cho biết, vật phẩm ảo đang là một xu hướng kinh doanh tất yếu, đem lại giá trị gia tăng cao cho cả người chơi và doanh nghiệp nhưng cũng đã gây ra không ít tranh chấp trong thực tế cần phải được điều chỉnh. Vì vậy, dự thảo cũng xây dựng các quy định mới về vật phẩm ảo, không coi đây là một tài sản mà chỉ là một quy ước được sử dụng trong nội bộ từng trò chơi, yêu cầu với mỗi trò chơi có một quy tắc riêng được công bố công khai trước khi chơi để làm cơ sở giải quyết tranh chấp khi những quy định hiện hành của pháp luật không đủ căn cứ để xử lý.
Dự thảo Quy chế về quản lý Game Online do Bộ TT&TT đang soạn thảo sẽ khuyến khích trò chơi sản xuất trong nước. Ảnh: Thanh Hải |