Ngộ độc quả rừng ở học sinh làm sao để phòng tránh?
Đầu tháng 8/2023,ộđộcquảrừngởhọcsinhlàmsaođểphòngtrálịch thi đấu champions league Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận 11 trẻ ngộ độc quả hồng châu. Trẻ đi học về và hái hồng châu chia nhau ăn. Đây là loại quả rừng chín rộ vào tháng 8, tháng 9, giống vú sữa nên nhiều trẻ không biết quả có độc, vô tư hái ăn. Vụ ngộ độc khiến một học sinh tử vong.
Theo bác sĩ Phạm Anh Văn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, ngộ độc quả hồng châu hay các loại quả rừng khác thường xảy ra, nhất là các em học sinh tuổi thiếu niên và nhi đồng. Độc tố trong loại quả này alkaloid, chủ yếu chứa trong nhân của quả, chúng thường tấn công tế bào cơ tim, gây phù phổi cấp, từ đó có thể dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Văn cho rằng để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân đặc biệt là trẻ em, các cấp chính quyền địa phương, gia đình và nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm phù hợp. Cán bộ chuyên trách an toàn thực phẩm cần phổ biến tới từng hộ gia đình, nhất là học sinh, trẻ em tuyệt đối không được ăn các loại quả dại dù thử một lần nhằm tránh những vụ ngộ độc đáng tiếc có thể xảy ra.
Hằng năm, tỉnh Hà Giang thường xuyên tiếp nhận các trường hợp học sinh bị ngộ các loại rau, quả từ cây rừng nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Do trẻ em chưa ý thức được mức độ nguy hiểm gây ngộ độc chết người với quả rừng nên nhìn thấy quả chín, bắt mắt là trẻ hái ăn.
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang, các vụ ngộ độc do ăn quả rừng nguyên nhân được xác định do ăn phải một số loại quả như hồng châu, chí chụa (theo tiếng địa phương), dâu rừng, mắc rạc, mỡ, hoa chuông...
Từ nhiều năm nay, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang thường xuyên phối hợp với Trung tâm y tế các huyện, phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế xã, các đơn vị trường học trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho các em học sinh, giáo viên, viên chức người lao động tại trường học nhận biết các loại hoa quả rừng có độc, nấm độc, rau rừng có độc, cách nhận biết dấu hiệu và sơ cứu khi bi ngộ độc.
Nguyên liệu nào trong bánh mì có thể gây ngộ độc hàng loạt?Theo ông Nguyễn Duy Thịnh, những thực phẩm thịt, patê, đồ chua làm nhân có khả năng gây ngộ độc cao hơn là lớp vỏ bánh mì.