Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện chia sẻ với VietNamNet,ắpbỏcấpphépcakhúctrướdtvn Chính phủ chấp thuận chủ trương sửa đổi 2 Nghị định số 79 và Nghị định 15 sửa đổi Nghị định 79 về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
Bộ VHTTDL đã giao Cục NTNB chịu trách nhiệm thành lập hội đồng khoa học, tổ soạn thảo để tham gia quá trình xây dựng Nghị định mới. Trước khi trình Chính phủ xem xét và phê duyệt, Cục đăng tải dự thảo để lấy ý kiến nhân dân.
Theo đó, nội dung Bộ VHTTDL đề xuất xin sửa đổi Nghị định có đề nghị bỏ cấp phép ca khúc trước năm 1975. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ ngăn chặn, can thiệp những sáng tác có nội dung “phản động, chống phá nhà nước, bôi nhọ tổ chức, cá nhân”.
“Theo dự thảo về Nghị định mới trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn (NTBD), ranh giới việc cấp phép phổ biến các ca khúc mới với các tác phẩm sáng tác trước 1975 và tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống, định cư tại nước ngoài sẽ được xóa bỏ”, NSND Nguyễn Quang Vinh, Cục trưởng Cục NTBD chia sẻ.
Theo dự thảo về nghị định mới trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn (NTBD), ranh giới việc cấp phép phổ biến các ca khúc mới với các tác phẩm sáng tác trước 1975 và tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống, định cư tại nước ngoài sẽ được xóa bỏ. |
NSND Quang Vinh - Cục trưởng Cục NTBD cũng khẳng định, việc Cục soạn thảo dự thảo Nghị định mới nhằm mục tiêu cải cách hành chính thông thoáng hơn, tăng quyền quản lý về các địa phương mở rộng hơn hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tạo môi trường thông thoáng hơn cho nghệ sĩ định cư tại nước ngoài trở về…Tuy nhiên NSND Quang Vinh cũng cho rằng cần có những quy định quản lý cụ thể và phù hợp hơn trong thời gian tới.
Trong quá trình soạn thảo nội dung trình xin chủ trương sửa Nghị định, Cục NTBD tiếp nhận các ý kiến và quan điểm trước một số lĩnh vực cụ thể. Theo đó, Cục có thể hướng tới việc xây dựng quy định không cần cấp phép phổ biến ca khúc, tuy nhiên với tổ chức và cá nhân sử dụng bài hát đi ngược lại lợi ích của đất nước sẽ bị xử phạt.
Ngoài nội dung này, Cục Nghệ thuật biểu diễn dự kiến sửa đổi một số quy định về cấp phép trực tiếp cho nghệ sĩ hải ngoại về nước biểu diễn thay vì trước đây chỉ cấp cho đơn vị tổ chức. Về quy định thi người đẹp ở nước ngoài, Cục chỉ cấp phép cho cá nhân tham gia thi quốc tế với tư cách đại diện cho nhan sắc Việt Nam, còn các cuộc thi với tư cách cá nhân công dân Việt Nam có thể không phải xin cấp phép.
Hoạt động NTBD hiện có 2 Nghị định liên quan gồm: Nghị định 79/2012/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 79) quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và Nghị định 15/2016/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 15) sửa đổi một số điều của Nghị định 79/2012/NĐ-CP.
Biên đạo múa Tuyết Minh, chuyên viên phòng Nghệ thuật, Cục NTBD, thành viên tổ biên tập xây dựng nghị định cho hay, Cục không phủ nhận Nghị định 79 và Nghị định 15 nhưng 2 nghị định này đã hoàn thành sứ mệnh. Bởi 2 nghị định này chỉ mới quy định về thủ tục cấp phép, kinh doanh biểu diễn chứ chưa đưa ra những chính sách phát triển ngành nghệ thuật nói chung. Thủ tục cấp phép, kinh doanh biểu diễn chỉ là một mảng nhỏ chứ chưa hướng đến mặt bằng lớn của phát triển NTBD.
"Cục nhận thấy vấn đề cấp phép phổ biến ca khúc trước năm 1975 và tác phẩm của người Việt định cư tại nước ngoài gây nhiều dư luận thời gian qua. Đã là người Việt Nam không nên khắc sâu ranh giới quá khứ, phải làm sao để văn hóa nghệ thuật hòa hợp, cùng tôn vinh văn hóa Việt Nam các thời kỳ. Trong nhịp sống ngày hôm nay và về góc độ hòa hợp dân tộc, người làm quản lý cũng mong muốn quy tụ nguồn lực về Việt Nam. Công sức lao động trong sáng tạo cũng phải hướng đến làm sao không chảy máu chất xám. Từ những thực tế đó, trong xây dựng chính sách phải xóa bỏ những ranh giới không đáng có.
Bài hát, tác phẩm trước hay sau 1975, trong nước hay hải ngoại cũng đều là cảm xúc của con người nên việc cấp phép phải dựa trên thẩm mỹ nghệ thuật. Tác phẩm không đi ngược với pháp luật, kể cả ngôn từ, giai điệu… đáng được đến với công chúng", biên đạo múa Tuyết Minh chia sẻ.
Tình Lê
2017 có thể nói là một năm không vui của ngành biểu diễn nước nhà với những lùm xùm không đáng có khiến dư luận bất bình khi Cục NTBD tiến hành 'cấp phép' cho cả những ca khúc quen thuộc, trong đó có Quốc ca.