Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người - 1

Niềm vui của trẻ em vùng cao. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

"Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người."

Câu nói của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã toát lên một cách chân thực nhất quan điểm của Đảng và Nhà nước trong thực hiện cam kết đảm bảo quyền con người ở Việt Nam, luôn nỗ lực để không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển, bởi đó luôn là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

Những thành tựu về đảm bảo quyền con người của Việt Nam trong suốt 79 năm thành lập nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, trước tiên là mang lại những lợi ích thiết thực cho mỗi người dân, tiếp đó là tạo dấu ấn về hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Cần phải khẳng định sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất và công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam không ngoài mục tiêu cao nhất là bảo đảm cuộc sống và các quyền của người dân Việt Nam. Bởi vậy, mọi thành quả phát triển của Việt Nam đều là vì con người.

Tính từ năm 2019 đến nay, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân ở Việt Nam đã tăng 25%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5%/năm. Với các giải pháp, chính sách giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả theo tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau," tới hết tháng 9/2024, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc là 1,93%, giảm 1%.

Xây dựng nhà ở xã hội đạt kết quả tích cực; trong thời gian ngắn, đã huy động trên 6.000 tỷ đồng cho phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người - 2

Ngôi nhà cấp 4 đạt tiêu chí "3 cứng" (nền-móng cứng, khung-tường cứng, mái cứng) được xây mới thuộc chương trình xóa nhà tạm, hư hỏng, dột nát cho người nghèo trên địa bàn xóm 5, xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, Nghệ An. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Việt Nam hiện đứng thứ 54/166 quốc gia được xếp hạng về chỉ số phát triển bền vững, tăng 1 bậc so với năm 2023.

Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, ấn tượng mạnh mẽ với thành công của nền kinh tế Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng được dự báo đạt từ 6,1-7% trong năm 2024, tỷ lệ đói nghèo đã giảm mạnh.

Ông đặc biệt chú ý những thành tựu giúp bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện cuộc sống cho người dân Việt Nam như tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng hằng năm cho người lao động từ giữa năm 2024.

Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi, đồng thời là Tổng Thư ký Hiệp hội học giả châu Á, khẳng định rằng Việt Nam đã có những tiến bộ rất ấn tượng, vượt bậc trên mọi lĩnh vực, không chỉ về thương mại và thu hút đầu tư mà còn về việc tăng thu nhập bình quân đầu người.

Người dân Việt Nam được hưởng lợi từ những tiến bộ xã hội vô cùng đáng ghi nhận, thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ khoảng 200 USD lên đến hơn 4.000 USD tới năm 2024.

Cùng với những thành tựu trong xây dựng đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người trên các phương diện của đời sống xã hội.

Các quyền con người về dân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa ở Việt Nam được quy định rõ trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, ông Jonathan Pincus, lưu ý: "Phát triển con người luôn là trọng tâm trong chính sách phát triển của Việt Nam ngay từ những ngày đầu và chúng ta đã chứng kiến những thành tựu rất lớn trong khoảng hơn một thập niên qua của Việt Nam, đặc biệt là về tiếp cận giáo dục. Một số chỉ số như sức khỏe cũng đã được cải thiện khá rõ rệt trong thập niên qua".

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người - 3

Học viên tại lớp học xóa mù chữ. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế của Việt Nam hiện là 94,1%, tăng từ mức 90,9% năm 2000. Theo Báo cáo hạnh phúc thế giới năm 2024 của Liên hợp quốc, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc, xếp thứ 54/143.

Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Ramlaal Khalidi nêu bật Chỉ số Phát triển con người (HDI) ở Việt Nam đã tăng liên tục trong nhiều năm và giờ thuộc nhóm chỉ số cao, nhấn mạnh điều này chỉ có được từ một định hướng phát triển bền vững.

Trong khi đó, Giáo sư Carl Thayer cho rằng việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam thể hiện rõ ở những khía cạnh như đảm bảo bình đẳng giới, các mục tiêu phát triển bền vững, y tế cộng đồng, giáo dục, cách đối xử với các dân tộc thiểu số, cộng đồng LGBQ...

Việt Nam tiếp tục thể hiện rõ nỗ lực và trách nhiệm trong năm thứ hai trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Tại khóa họp 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vừa qua, Việt Nam đã tham gia tích cực và đóng góp thiết thực với việc chủ trì một số sáng kiến và tham gia đồng bảo trợ nhiều sáng kiến, trong đó có một số phát biểu chung của ASEAN, chủ trì xây dựng và trình bày Phát biểu chung về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, tổ chức cuộc tọa đàm quốc tế, đối thoại với Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển...

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam. Đề cập Việt Nam là đại diện của châu Á-Thái Bình Dương được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trong 2 nhiệm kỳ, Giáo sư Carl Thayer nhận thấy cộng đồng quốc tế rất ủng hộ Việt Nam.

Trong khi đó, chuyên gia Layton Pike - thành viên Ban Cố vấn của Viện Chính sách Australia - Việt Nam, tin tưởng là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam có cơ hội hợp tác cùng với Australia và các quốc gia khác trong khu vực để thúc đẩy các quyền cơ bản của con người trên toàn cầu.

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người - 4

Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam cùng các thành viên trong đoàn dự Khóa họp lần thứ 57 Hội đồng Nhân quyền. (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)

Phát biểu bên lề khóa họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Thư ký thường trực Hội đồng Hòa bình Thế giới (WPC) Iraklis Tsavdaridis đề cao chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, bày tỏ ấn tượng về những thành tựu của Việt Nam trong đẩy lùi tình trạng đói nghèo cùng cực, cải thiện thứ hạng nhanh theo các tiêu chuẩn quốc tế, dù còn gặp không ít khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Ông Iraklis Tsavdaridis cho biết có niềm tin chắc chắn rằng Việt Nam, đang trong thời điểm chuẩn bị tổ chức kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn vào năm 2025, luôn chú trọng về quyền con người và việc bảo vệ quyền con người. Trước hết là quyền được sống trong hòa bình, quyền được hưởng phúc lợi, quyền được sống sung túc, quyền được cải thiện từng ngày về điều kiện sống.

Đúc kết về quá trình phát triển con người và đảm bảo quyền con người của Việt Nam, trong thư gửi đến Hội thảo khoa học quốc gia "Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước" diễn ra tháng 10/2024, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm tái khẳng định: "Thực hiện quan điểm nhất quán và xuyên suốt về quyền con người là yếu tố then chốt tạo nên sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác..."

Đó là những dấu ấn trên hành trình bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, và đó cũng là cơ sở để ông Tsavdaridis, người luôn khẳng định Việt Nam là "một quốc gia kiên cường," tin rằng sẽ được chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Việt Nam trong phát triển đất nước, đảm bảo ấm no, hạnh phúc và thịnh vượng cho người dân.

" />

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người - 1

Niềm vui của trẻ em vùng cao. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)

"Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người."

Câu nói của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã toát lên một cách chân thực nhất quan điểm của Đảng và Nhà nước trong thực hiện cam kết đảm bảo quyền con người ở Việt Nam, luôn nỗ lực để không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển, bởi đó luôn là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam.

Những thành tựu về đảm bảo quyền con người của Việt Nam trong suốt 79 năm thành lập nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, trước tiên là mang lại những lợi ích thiết thực cho mỗi người dân, tiếp đó là tạo dấu ấn về hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Cần phải khẳng định sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, thống nhất và công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam không ngoài mục tiêu cao nhất là bảo đảm cuộc sống và các quyền của người dân Việt Nam. Bởi vậy, mọi thành quả phát triển của Việt Nam đều là vì con người.

Tính từ năm 2019 đến nay, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân ở Việt Nam đã tăng 25%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5%/năm. Với các giải pháp, chính sách giảm nghèo bền vững được triển khai hiệu quả theo tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau," tới hết tháng 9/2024, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc là 1,93%, giảm 1%.

Xây dựng nhà ở xã hội đạt kết quả tích cực; trong thời gian ngắn, đã huy động trên 6.000 tỷ đồng cho phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người - 2

Ngôi nhà cấp 4 đạt tiêu chí "3 cứng" (nền-móng cứng, khung-tường cứng, mái cứng) được xây mới thuộc chương trình xóa nhà tạm, hư hỏng, dột nát cho người nghèo trên địa bàn xóm 5, xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, Nghệ An. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)

Việt Nam hiện đứng thứ 54/166 quốc gia được xếp hạng về chỉ số phát triển bền vững, tăng 1 bậc so với năm 2023.

Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, ấn tượng mạnh mẽ với thành công của nền kinh tế Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng được dự báo đạt từ 6,1-7% trong năm 2024, tỷ lệ đói nghèo đã giảm mạnh.

Ông đặc biệt chú ý những thành tựu giúp bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện cuộc sống cho người dân Việt Nam như tăng lương cơ sở, lương tối thiểu vùng hằng năm cho người lao động từ giữa năm 2024.

Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi, đồng thời là Tổng Thư ký Hiệp hội học giả châu Á, khẳng định rằng Việt Nam đã có những tiến bộ rất ấn tượng, vượt bậc trên mọi lĩnh vực, không chỉ về thương mại và thu hút đầu tư mà còn về việc tăng thu nhập bình quân đầu người.

Người dân Việt Nam được hưởng lợi từ những tiến bộ xã hội vô cùng đáng ghi nhận, thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ khoảng 200 USD lên đến hơn 4.000 USD tới năm 2024.

Cùng với những thành tựu trong xây dựng đất nước, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người trên các phương diện của đời sống xã hội.

Các quyền con người về dân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa ở Việt Nam được quy định rõ trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, ông Jonathan Pincus, lưu ý: "Phát triển con người luôn là trọng tâm trong chính sách phát triển của Việt Nam ngay từ những ngày đầu và chúng ta đã chứng kiến những thành tựu rất lớn trong khoảng hơn một thập niên qua của Việt Nam, đặc biệt là về tiếp cận giáo dục. Một số chỉ số như sức khỏe cũng đã được cải thiện khá rõ rệt trong thập niên qua".

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người - 3

Học viên tại lớp học xóa mù chữ. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế của Việt Nam hiện là 94,1%, tăng từ mức 90,9% năm 2000. Theo Báo cáo hạnh phúc thế giới năm 2024 của Liên hợp quốc, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc, xếp thứ 54/143.

Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Ramlaal Khalidi nêu bật Chỉ số Phát triển con người (HDI) ở Việt Nam đã tăng liên tục trong nhiều năm và giờ thuộc nhóm chỉ số cao, nhấn mạnh điều này chỉ có được từ một định hướng phát triển bền vững.

Trong khi đó, Giáo sư Carl Thayer cho rằng việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam thể hiện rõ ở những khía cạnh như đảm bảo bình đẳng giới, các mục tiêu phát triển bền vững, y tế cộng đồng, giáo dục, cách đối xử với các dân tộc thiểu số, cộng đồng LGBQ...

Việt Nam tiếp tục thể hiện rõ nỗ lực và trách nhiệm trong năm thứ hai trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Tại khóa họp 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vừa qua, Việt Nam đã tham gia tích cực và đóng góp thiết thực với việc chủ trì một số sáng kiến và tham gia đồng bảo trợ nhiều sáng kiến, trong đó có một số phát biểu chung của ASEAN, chủ trì xây dựng và trình bày Phát biểu chung về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, tổ chức cuộc tọa đàm quốc tế, đối thoại với Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển...

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam. Đề cập Việt Nam là đại diện của châu Á-Thái Bình Dương được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trong 2 nhiệm kỳ, Giáo sư Carl Thayer nhận thấy cộng đồng quốc tế rất ủng hộ Việt Nam.

Trong khi đó, chuyên gia Layton Pike - thành viên Ban Cố vấn của Viện Chính sách Australia - Việt Nam, tin tưởng là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Việt Nam có cơ hội hợp tác cùng với Australia và các quốc gia khác trong khu vực để thúc đẩy các quyền cơ bản của con người trên toàn cầu.

Nhân quyền ở Việt Nam: Những dấu ấn trên hành trình vì con người - 4

Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam cùng các thành viên trong đoàn dự Khóa họp lần thứ 57 Hội đồng Nhân quyền. (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)

Phát biểu bên lề khóa họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Thư ký thường trực Hội đồng Hòa bình Thế giới (WPC) Iraklis Tsavdaridis đề cao chính sách nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, bày tỏ ấn tượng về những thành tựu của Việt Nam trong đẩy lùi tình trạng đói nghèo cùng cực, cải thiện thứ hạng nhanh theo các tiêu chuẩn quốc tế, dù còn gặp không ít khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Ông Iraklis Tsavdaridis cho biết có niềm tin chắc chắn rằng Việt Nam, đang trong thời điểm chuẩn bị tổ chức kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn vào năm 2025, luôn chú trọng về quyền con người và việc bảo vệ quyền con người. Trước hết là quyền được sống trong hòa bình, quyền được hưởng phúc lợi, quyền được sống sung túc, quyền được cải thiện từng ngày về điều kiện sống.

Đúc kết về quá trình phát triển con người và đảm bảo quyền con người của Việt Nam, trong thư gửi đến Hội thảo khoa học quốc gia "Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước" diễn ra tháng 10/2024, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm tái khẳng định: "Thực hiện quan điểm nhất quán và xuyên suốt về quyền con người là yếu tố then chốt tạo nên sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác..."

Đó là những dấu ấn trên hành trình bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, và đó cũng là cơ sở để ông Tsavdaridis, người luôn khẳng định Việt Nam là "một quốc gia kiên cường," tin rằng sẽ được chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của Việt Nam trong phát triển đất nước, đảm bảo ấm no, hạnh phúc và thịnh vượng cho người dân.