Hai mùa Online Friday chưa thành công
Nhắc đến các chương trình giảm giá khuyến mãi,ệucóchặnđượcnạnKhuyếnmãiảkết quả bóng đá châu âu nhiều người tiêu dùng ấn tượng mạnh về các đợt giảm giá “khủng” đang được triển khai tại một số nước như: Black Friday, New Year Sale, Summer Sale... Những sản phẩm được giảm giá tại các chương trình này được mọi người đón nhận, săn lùng vì sản phẩm chất lượng, giảm giá mạnh từ các mặt hàng nổi tiếng.
Đơn cử như, tại “Siêu khuyến mãi Singapore”, người tiêu dùng có thể tìm thấy nhiều mặt hàng thời trang, đồng hồ, trang sức, đồ điện tử… với mức khuyến mãi lên tới 70%. Tương tự, “Malaysia Mega Sale Carnival” cũng cung cấp danh mục dài các chủng loại hàng từ thời trang, đồ thiết kế nội thất, linh kiện máy vi tính đến các thiết bị điện... với mức giảm giá từ 30 - 70%. Còn với ngày hội mua sắm lớn nhất trong năm của người Mỹ - Black Friday, chương trình thường xuyên diễn ra trong không khí hối hả, với khoảng 152 triệu người dân Mỹ xếp hàng từ nửa đêm để được mua hàng đại hạ giá.
Đặc điểm chung của các chương trình khuyến mãi giảm giá kể trên, theo nhận định của các chuyên gia thương mại điện tử, là đều có được sự tin tưởng của khách hàng bằng việc giảm giá thật, khuyến mại thật, sản phẩm đảm bảo và không lỗi mốt. Các chuyên gia cũng thẳng thắn chỉ rõ, những chương trình gắn mác “hàng giảm giá” tại Việt Nam hiện vẫn chưa có được sự tin tưởng của người dùng.
Trong báo cáo chỉ số thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2015 được công bố hồi đầu năm nay, Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) nhận định, không ít doanh nghiệp vẫn chưa đánh giá đầy đủ sự thông minh và khả năng thu thập thông tin của người tiêu dùng trực tuyến nên đã có những hành vi kinh doanh không lành mạnh, chẳng hạn như sản phẩm bán cho khách hàng không phù hợp với thông tin giới thiệu trên website, quảng cáo thiếu văn hóa gây phản cảm, thậm chí thực hiện hoạt động khuyến mãi trực tuyến một cách không lành mạnh. "Tình trạng một bộ phận đáng kể doanh nghiệp kinh doanh chưa lành mạnh trên môi trường trực tuyến đã gây cản trở cho sự phát triển của loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)”, báo cáo của VECOM nêu.
Chia sẻ với ICTnews bên lề lễ công bố Chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2015, đlãnh đạo VECOM nhấn mạnh: “Trở ngại lớn nhất với sự phát triển của TMĐT Việt Nam trong thời gian tới chính là lòng tin của người tiêu dùng. Lòng tin của người tiêu dùng quyết định sự tăng trưởng của giao dịch trực tuyến; thế nhưng trên thị trường mua bán online Việt Nam vẫn còn khá nhiều những hiện tượng chưa lành mạnh, khiến cho người tiêu dùng thiếu lòng tin vào mua sắm trực tuyến”.
Tại Việt Nam, Ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday được Bộ Công Thương chủ trì, giao Cục TMĐT và CNTT phối hợp với VECOM và các đơn vị liên quan tổ chức từ năm 2014 với mục đích góp phần nâng cao nhận thức và đẩy mạnh hoạt động mua sắm của cộng đồng thông qua kênh bán hàng trực tuyến; đồng thời tạo cơ hội cho người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm có chất lượng với mức giá ưu đãi. Tuy nhiên, sự kiện giảm giá lớn này trong 2 năm 2014, 2015 vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng của các đơn vị tổ chức.
Theo đánh giá của chính Ban tổ chức (BTC) Online Friday, trong năm 2014 - năm đầu tiên ngày hội mua sắm trực tuyến được tổ chức tại Việt Nam, khác với sự kì vọng về một “Black Friday phiên bản Việt” của nhiều người, kết quả về công tác tổ chức chương trình vẫn khiến nhiều người phải thất vọng: “Nhiều doanh nghiệp tham gia mang yếu tố trục lợi, giá khuyến mãi nhưng vẫn còn cao và chưa đúng với giá thị trường, chưa được kiểm soát hết, người mua sắm chưa được hưởng những quyền lợi tối đa mà chương trình mong muốn mang lại”.
Sang năm 2015, mặc dù đã khắc phục được một số nhược điểm của Online Friday 2014 nhưng sự kiện vẫn tồn tại những lỗ hổng sai sót, mà lỗ hổng lớn nhất mang tên “khuyến mãi ảo”. Thống kê của VECOM cho thấy, trong Online Friday 2015 diễn ra vào 4/12, có 392 phản ánh của người tiêu dùng với sản phẩm của 105 doanh nghiệp. Trong đó, tỷ lệ phản ánh sản phẩm có giá gốc không đúng với giá thị trường chiếm tới 48%. Hai nhóm phản ánh về liên kết sản phẩm không đúng và nhãn hiệu, nguồn gốc không rõ ràng đều có tỷ lệ 18%.