- Nhờ bài thuốc gia truyền của bà lang người Dao,ôgáiuốngthuốcdiệtcỏtựtửđượcbàlangngườiDaocứusốbxh ngoại hạng anh 2024 cô gái Mường được cứu sống sau khi dốc cả chai thuốc diệt cỏ vào miệng.
Giận chồng, uống thuốc diệt cỏ
Cô gái người dân tộc Mường tên thật là Bùi Thị Gái, nhưng bà con xóm Trò (xã Hợp Kim, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) quen gọi là Út Duy, mới ngoài 20 tuổi, đang nuôi con nhỏ. Chẳng hiểu giận gì chồng mà ngày 22/8/2015, Út Duy dốc ngược chai thuốc diệt cỏ vào miệng để quyên sinh.
Người nhà vội vàng mang cô đến bệnh viện huyện cấp cứu rồi lại chuyển lên tuyến trên trong tình trạng nguy kịch.
Bác sĩ tuyến trên cũng lắc đầu, bởi dẫu có lọc máu cũng đã muộn, khuyên gia đình đưa cô về lo hậu sự. Trong lúc tuyệt vọng, bỗng có người đi chăm bệnh nhân nói với bố mẹ chồng Út Duy: “Nhà tôi cũng từng có người uống thuốc diệt cỏ, xin thuốc của bà lang Chiến về uống mà khỏi đấy”.
Út Duy hú vía sau lần tự tử.Ảnh: Lê Quân |
Bố chồng cô vội vã tìm đến bà lang Chiến. Khi ông đem thuốc về thì con dâu chỉ còn thở thoi thóp, mặt mũi tím tái, miệng lưỡi cháy sém thỉnh thoảng lại ộc ra từng ngụm máu thâm đen như tiết luộc.
Ông vội vã sắc thuốc, cạy miệng Út Duy đổ và. Cô gái dần tỉnh lại, mấy ngày sau thì đỡ hơn, ăn uống được và giờ thì khỏi hẳn, trở lại với công việc thường ngày.
Hỏi chuyện Út Duy được cứu sống sau khi uống thuốc diệt cỏ, cả thôn Trò ai cũng biết và nhiệt tình giúp liên lạc với cô gái. Gặp Út Duy, chúng tôi rất bất ngờ vì trước mặt là một cô gái hoạt bát, mặt mũi hồng hào chứ không xanh xao yếu ớt như hình dung về một người vừa qua cơn thập tử nhất sinh.
Út Duy sốt sắng hỏi chuyện có ai bị ngộ độc sao, để cô đưa đi lấy thuốc về cấp cứu. Bởi tháng trước cô cũng vừa đưa một gia đình ở xã bên đến gặp bà lang cứu được một người cũng uống thuốc diệt cỏ như cô.
Biết chúng tôi chỉ muốn gặp cô chứ không có ai đang bị ngộ độc, khuôn mặt cô giãn ra. Kể lại chuyện của mình, Út Duy nói: “Lần ấy, ai cũng nghĩ em sẽ chết. Mọi người dựng rạp để làm đám ma cho em rồi. Ấy vậy mà uống thuốc xong thì em khỏe lại. Sau đó em ăn được nhiều hơn so với hồi chưa bị bệnh, béo trắng ra”.
Theo Út Duy, cô được bà lang Chiến cho ba loại thuốc. Một loại uống để trực tiếp giải độc, một loại để tắm gội giúp cơ thể giải độc qua tóc, da và một loại để bồi bổ sức khỏe mau hồi phục. Tất cả các thang thuốc đều là cây cỏ.
Nhà bà lang Chiến cách trung tâm xã Bình Sơn chừng 4-5km theo con đường đất núi, trời mưa rất khó đi, cứ gọi điện thoại bà sẽ đem thuốc ra đường lớn. Hoặc nếu hẹn trước, bà sẽ đem ra tận ngã ba Bãi Chạo cách nhà chừng 10km bệnh nhân đỡ khổ.
Chữa bệnh từ lúc 10 tuổi
Theo sự chỉ dẫn của Út Duy, chúng tôi tìm đến bản Hang Lờm (xã Bình Sơn, huyện Kim Bôi) để tìm gặp bà lang Chiến. Cả xã chỉ có một bản người Dao, bà lang Chiến lại khá nổi danh trong vùng, nên dù ở sâu trong xóm núi cũng không khó tìm.
Nghe hỏi chuyện Út Duy, bà vui vẻ xác nhận có lấy thuốc cho cô gái uống, nhưng không nhớ tên, “chỉ nhớ nó ở xóm Trò”.
Theo Út Duy, cô được bà lang Chiến cho ba loại thuốc. |
Bà lang Chiến tên thật là Lý Thị Chiến, sinh năm 1953 trong gia đình người Dao tại bản Hang Lờm, có nghề bốc thuốc gia truyền. Hồi còn để chỏm, ông nội là Lý Văn Hò (lúc này đã 81 tuổi) cầm tay cháu gái, bảo: “Con bé này tay mát đấy, có thể theo nghề y được”.
Từ đó, ông chuyên tâm truyền nghề cho cháu. Ông dẫn cô đi khắp các khu rừng quanh bản để chỉ dẫn cho Lý Thị Chiến nhận biết các loại cây cỏ và giảng giải về công dụng và cách sử dụng.
Nhờ sáng dạ, chẳng bao lâu cô bé đã có một nền tảng kiến thức cơ bản về nghề thuốc. Cô có thể ra vườn lấy đúng các loại cây cỏ mà ông nội yêu cầu để chữa nhiều loại bệnh.
Đến năm Chiến chừng 10 tuổi thì có một cặp vợ chồng hiếm muộn đến gia đình xin thuốc. Cụ Hò bèn bảo đứa cháu bốc thuốc. Cô bé vào rừng và đem về các loại cỏ cây mà trước đây từng được ông nội chỉ bảo.
Cặp vợ chồng nọ đem về dùng, ít lâu sau thì có thai và sinh hạ một người con gái, đặt tên là Lý Thị Hiền (sinh năm 1962, hiện là cán bộ Hội Người cao tuổi xã Bình Sơn).
“Sau lần chữa bệnh đầu tiên đó, tôi được ông dạy nghề cẩn thận hơn. Khi ông mất, tôi nối nghiệp và đến nay tôi vẫn thường bốc thuốc cho những người bị xơ gan cổ trướng, viêm gan B, dạ dày, đại tràng, ho, phổi…” - bà lang Chiến cho biết.
Bà lang Chiến và những lá cây cứu sống Út Duy |
Cứu người là quan trọng nhất, bà lang Chiến không câu nệ tiền công hay giữ các bí quyết. Bà vui vẻ dẫn chúng tôi đi xem mảnh vườn nhỏ bà mới ươm thêm một số cây thuốc quý.
Thậm chí, bà hái cả nắm lá của cây thuốc quan trọng nhất đã cứu chữa Út Duy cho chúng tôi xem, giảng giải và giới thiệu thêm nhiều công dụng khác. Hầu hết các loại cây cỏ đều đọc theo tiếng Dao.
Nửa thế kỷ làm nghề y, nổi tiếng với nhiều bài thuốc gia truyền quý giá nhưng bà lang Chiến sống khá thanh đạm trong xóm núi Hang Lờm. Thuốc của bà bán khá rẻ, chỉ vài ngàn đến vài chục ngàn một thang.
Như trường hợp của Út Duy, chỉ vài thang thuốc ban đầu với giá khoảng 300 ngàn đồng, cô gái đã được cứu sống. Sau này, nhiều lần qua lại mua thêm thuốc để trị dứt điểm độc tố và bồi bổ cơ thể, nhưng tổng cộng số tiền Út Duy phải trả cũng chưa đến 1 triệu đồng.
Lê Quân
Tiến sĩ dinh dưỡng ăn gà, cá cả xương