Microsoft và Cục Công nghệ Thông tin,ứctranhgiáodụcnhìntừdiễnđàkết quả bundesliga Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT ) vừa tổ chức thành công Diễn đàn giáo dục sáng tạo Education Exchange 2020 (E2VN) tại TP. HCM. Sự kiện kéo dài 2 ngày thu hút hơn 1.000 giáo viên, phụ huynh, học sinh, doanh nghiệp, lãnh đạo các sở ban ngành tới tham dự cũng như mang đến nhiều giải pháp và ý tưởng xây dựng mô hình giáo dục số tại Việt Nam.
Sau 5 năm phát triển, Cộng đồng giáo viên sáng tạo Microsoft Việt Nam (MIE) đã trở thành mạng lưới kết nối lớn quy tụ hơn 5.400 giáo viên sáng tạo và 112 chuyên gia giáo dục tâm huyết trên khắp cả nước. Mỗi năm, các thầy cô lại gặp nhau một lần, góp thêm những dự án học tập sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin. Nhiều bài giảng trong số đó đã được đưa vào ngân hàng 5.000 bài giảng E-learning của Bộ GD-ĐT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy cho giáo viên và học sinh.
Năm nay, E2VN tiếp tục nhận được 832 sản phẩm sáng tạo của các giáo viên đến từ 45 tỉnh thành. Các dự án đa dạng và phong phú về mặt nội dung từ STEM, STEAM, thiết kế phần mềm giảng dạy, lớp học đảo ngược đến bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hoá dân tộc, giáo dục kĩ năng sống, tình yêu thương bác ái cho học sinh... 50 sản phẩm sáng tạo nhất, đáp ứng 4 tiêu chí “Hợp tác – Sáng tạo – Hòa nhập – Tăng cường tiếng nói học sinh” đã được trưng bày và chia sẻ tại diễn đàn.
Vượt qua 1.000 giáo viên, 3 giáo viên xuất sắc nhất đã giành được tấm vé tham dự Diễn đàn Education Exchange 2020 toàn cầu tổ chức tại Sydney (Australia) ngày 23/3-26/3. Đó là cô Nguyễn Ngọc Thiên Trinh (Phổ thông Song ngữ liên cấp Wellspring, Hà Nội) với dự án “Liên môn 10X startup”; cô Bùi Diệu Linh (THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam) với dự án “Hóa mỹ phẩm hữu cơ”; và thầy Phạm Ngọc Đức (Học viện Quản lý Giáo dục, Hà Nội) với dự án “Lớp học trên mây, lớp học kết nối”.
Tại diễn đàn, các giáo viên còn tham dự thử thách nhóm, thể hiện khả năng giải quyết vấn đề và năng lực sư phạm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin qua bài giảng. Cụ thể hơn, các nhóm phải thiết kế bài dạy Địa lý, Bảo vệ môi trường, Xử lý rác thải... cho học sinh dựa trên một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc giai đoạn 2015 - 2030.