Lý do nhiều đại gia công nghệ Mỹ không muốn ông Trump tái cử
Hồi đầu tuần này,ýdonhiềuđạigiacôngnghệMỹkhôngmuốnôngTrumptáicửngày âm Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế mạnh tay đối với những công ty Mỹ tạo ra việc làm ở nước ngoài, đồng thời cấm những doanh nghiệp đang đặt nhà máy hoặc thuê gia công sản xuất tại Trung Quốc nhận các hợp đồng của chính phủ liên bang.
"Chúng tôi sẽ tạo ra các nguồn cung sản xuất quan trọng của mình ngay tại Mỹ. Chúng tôi sẽ tạo các sắc thuế 'sản xuất tại Mỹ' và đưa việc làm trở lại Mỹ. Chúng tôi sẽ áp thuế đối với các công ty bỏ Mỹ để tạo ra việc làm ở Trung Quốc và các nước khác", ông Donald Trump nói tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 7/9, cam kết sẽ chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc.
Quyền hợp pháp của Tổng thống Mỹ
Theo Sputnik, đây không phải là lần đầu tiên ông Trump đe dọa phân tách nền kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc. Kể từ 2018, Washington liên tục tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc, trừng phạt "gã khổng lồ" công nghệ Huawei của đại lục và khiến các cuộc đàm phán thương mại song phương đình trệ...
Tuy nhiên, nền kinh tế của hai cường quốc vẫn đan xen nhau với hàng chục tên tuổi lớn của Mỹ, bao gồm cả Apple, Boeing, Caterpillar, Ford và General Motors đều xây dựng chỗ đứng lớn mạnh tại Trung Quốc.
Một số người tự hỏi liệu chính quyền ông Trump có thể hiện thực hóa đe dọa và cấm các tập đoàn lớn của nước này nhận các hợp đồng từ liên bang hay không. Theo Robert Sedler, giáo sư luật nổi tiếng thuộc Đại học Wayne, bang Michigan (Mỹ), câu trả lời là có.
"Tổng thống (Trump) có quyền hạn rộng lớn đối với các vấn đề đối ngoại theo Điều 2 Hiến pháp và với sự ủy quyền của Quốc hội. Ông ấy cũng có quyền điều phối hợp đồng liên bang. Động thái có thể bị kiện, nhưng các tòa án nhiều khả năng cho rằng người đứng đầu chính phủ có quyền thực hiện hành động này", ông Sedler giải thích.
Robert Barns, một luật sư chuyên về các vụ kiện tụng dân sự và hiến pháp cũng khẳng định, ông Trump có toàn quyền quyết định trong các lĩnh vực thương mại nước ngoài như mọi lãnh đạo Nhà Trắng tiền nhiệm kể từ thời kỳ sáng lập nhà nước.
Luật sư Barns nhấn mạnh, các đề xuất của ông Trump là "hợp hiến" và "phù hợp với lời hứa của ông với người dân Mỹ về việc bảo vệ việc làm và thu nhập của họ trước sự cạnh tranh không công bằng ở nước ngoài".
Các đại gia công nghệ Mỹ bất an
Mitchell Feierstein, một nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm kiêm Tổng giám đốc điều hành Quỹ môi trường Glacier lưu ý, mặc dù mọi việc có vẻ dễ dàng trên giấy tờ nhưng thực tế, việc tái phân bổ các ngành công nghiệp trở lại Mỹ sẽ mất nhiều thời gian, nỗ lực và nhiều khả năng vấp phải sự phản đối của các đại gia công nghiệp nước này.
Tuy nhiên, doanh nhân Feierstein nhận định, ông Trump có thể sẽ tìm mọi cách can thiệp tới các hợp đồng bị cho là "nhạy cảm, trọng yếu hoặc có liên quan đến bí mật thương mại", viện dẫn lý do các lợi ích chiến lược hoặc quốc gia của Mỹ đang bị đe dọa.
Tuyên bố mới của ông Trump được đưa ra không lâu sau khi Lầu Năm Góc thông báo đang xem xét bổ sung tên Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC), hãng chế tạo vi xử lý lớn nhất Trung Quốc vào "danh sách đen" của Bộ Thương mại Mỹ, hạn chế doanh nghiệp này tiếp cận một số mặt hàng xuất xứ Mỹ.
Tháng trước, tờ Wall Street Journal đưa tin, SMIC bị cáo buộc có quan hệ với quân đội Trung Quốc nhưng công ty đã lên tiếng phủ nhận.
Cho đến nay, hơn 300 doanh nghiệp có trụ sở tại đại lục đã bị đưa vào danh sách đen, bao gồm cả tập đoàn viễn thông hàng đầu Huawei.
Quy định mới của Hội đồng quản lý mua bán liên bang Mỹ, có hiệu lực từ 13/8, cấm các hợp đồng mới, đơn đặt hàng theo nhiệm vụ hoặc việc sửa đổi các hợp đồng hiện có với "các tổ chức" đang sử dụng thiết bị viễn thông do Huawei hoặc ZTE sản xuất cũng như thiết bị giám sát bằng hình ảnh do Hytera, Hikvision hay Dahua và công ty con, chi nhánh của chúng chế tạo.
Lệnh hạn chế chủ yếu áp dụng với các nhà thầu then chốt của Chính phủ Mỹ, bất kể trong nước hay quốc tế.
"Việc đưa các tài sản, tiền tệ, việc làm về nước cũng như cắt giảm thuế trong khi trả lại quyền kiểm soát chuỗi cung ứng cho Mỹ dưới lăng kính an ninh quốc gia sẽ được coi là những điểm tích cực trong chiến dịch Nước Mỹ trước tiên của ông Trump. Tuy nhiên, các nhà tài phiệt đang điều hành các hãng công nghệ Mỹ ở Thung lũng silicon dường như không ưa ông Trump và sẽ làm bất cứ điều gì để đảm bảo ông ấy không bao giờ đắc cử nhiệm kỳ hai", ông Feierstein nói.
Theo thống kê hồi tháng 7/2019 của tạp chí Nikkei Asian Review, khoảng 50 công ty Mỹ đang cân nhắc rút một phần hoặc toàn bộ khỏi Trung Quốc do cuộc chiến thuế quan giữa hai nước. Tháng 4 năm nay, Reuters trích dẫn một cuộc khảo sát một tháng trước đó hé lộ, tỷ lệ các công ty Mỹ có trụ sở tại Trung Quốc đánh giá hai nền kinh tế không thể tách rời nhau đã giảm từ mức 66% hồi tháng 10/2019, xuống còn 44% vào thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, tờ Industry Week hồi cuối tháng 8 phát hiện, các công ty Mỹ hoạt động tại đại lục đang phải chịu sự giám sát gắt gao từ các cơ quan quản lý địa phương trong bối cảnh leo thang căng thẳng Mỹ-Trung. Cùng tháng, Mỹ và Trung Quốc đã hoãn đánh giá 6 tháng thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Hai bên vẫn chưa nhất trí về thời điểm nối lại đàm phán.
Nhiều đại gia công nghệ đang đổ lỗi các chính sách ứng phó Trung Quốc cứng rắn của chính quyền Trump đã dẫn tới thế bế tắc hiện tại và khiến họ bị vạ lây. Do đó, các tên tuổi lớn ở Thung lũng silicon có vẻ không muốn chứng kiến ông Trump lãnh đạo Mỹ thêm 4 năm nữa.
Tuấn Anh
Ông Trump đang tạo ra bước ngoặt trong lịch sử thế giới?
Việc ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ làm dấy lên câu hỏi rằng đây là một bước ngoặc lớn trong lịch sử thế giới hay chỉ là một biến cố nhỏ.