Hai miền có cách làm cơm rượu khác nhau nhưng món cơm rượu nào cũng ngon và hấp dẫn.
Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đoan nghĩa là mở đầu,áchlàmcơmrượuhaimiềnNamBắcchoTếtĐoanNgọlịch âm lịch hôm nay Ngọ là giữa trưa và ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào giữa trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Thời gian này cũng là khi khí dương đang thịnh nhất trong năm. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.
Ngoài bánh tro (hay còn gọi là bánh ú tro), hoa quả, thịt vịt thì vào Tết Đoan Ngọ hàng năm, người Việt còn làm cơm rượu ăn với quan niệm là để cho sâu bọ, giun sán trong người chết hết.
Cơm rượu kiểu miền Nam
Nguyên liệu:
- 1 kg nếp
- 1 lít nước
- 15 viên men nhỏ (khi tán nhuyễn được khoảng 5 muỗng cafe)
- 1 xấp lá chuối
Cách làm:
Cơm rượu nếp cẩm miền Bắc
Nguyên liệu:
- Gạo nếp cẩm: 1kg
- Men ngọt: 2 viên
- Đường, lá sen
Cách làm:
Nếp cẩm vo sạch, ngâm qua đêm. Cho nếp vào nồi đồ chín.
Khi nếp chín, cho ra mâm, chờ cơm nguội bớt còn hơi ấm. Giã hoặc nghiền men nhuyễn. Chuẩn bị 1 nồi hấp to, lót một lớp lá sen rồi cho nếp cẩm đã chín vào. Cứ một lớp nếp cẩm lại 1 lớp lá sen xen kẽ.
Gói kín lá sen lại, đặt vào nơi kín gió, ủ khoảng 3-4 ngày.Khi ủ xong phần nước chảy xuống dưới pha cùng với chút đường, khi ăn rưới lên cơm rượu nếp cẩm.
(Theo Khám phá)