Giải trí

Chính phủ yêu cầu hoàn thành gửi, nhận văn bản điện tử 4 cấp chính quyền vào giữa năm nay

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thời sự   来源:Kinh doanh  查看:  评论:0
内容摘要:Trong năm 2020, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệpquan votquan vot、、

Hoàn thành gửi,ínhphủyêucầuhoànthànhgửinhậnvănbảnđiệntửcấpchínhquyềnvàogiữană<strong>quan vot</strong> nhận văn bản điện tử 4 cấp chính quyền vào giữa năm nay | Năm 2020, 100% bộ, ngành, địa phương có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP | 100% bộ, ngành, địa phương triển khai biện pháp giám sát, điều hành an toàn an ninh mạng tập trung

Trong năm 2020, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ các thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công các bộ, địa phương với Cổng Dịch vụ công quốc gia. (Ảnh minh họa: Internet)

Văn phòng Chính phủ vừa cho biết, Nghị quyết 121 hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2019 đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 31/12/2019.

Dành hẳn một mục trong Nghị quyết này để chỉ đạo về công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành xây dựng Kế hoạch cắt giảm các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2020 – 2025, bảo đảm nguyên tắc khi ban hành một văn bản mới phải bãi bỏ ít nhất một văn bản cũ và phải giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.

Cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo hướng điện tử hóa, hướng tới hải quan điện tử, phù hợp chuẩn mực quốc tế; tập trung đầu mối kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu là cơ quan hải quan; bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm.

Đồng thời, phát huy vai trò của Tổ công tác, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ trong việc đối thoại, nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính. Duy trì đối thoại giữa cơ quan nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn và cải thiện môi trường kinh doanh.

Đáng chú ý, về xây dựng Chính phủ điện tử, tại Nghị quyết 121, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra của năm 2020 nêu tại Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến năm 2025.

Trong đó, đặc biệt khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ đã quá hạn, phấn đấu đến hết năm 2020 tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 30%; 100% cơ quan nhà nước công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 100% các bộ, ngành, địa phương có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) và triển khai biện pháp giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng tập trung.

Các bộ, cơ quan cũng được yêu cầu, theo phân công khẩn trương trình Chính phủ ban hành các Nghị định trong quý I/2020 để hoàn thiện thể chế nền tảng của Chính phủ điện tử gồm: thay thế Nghị định 110 ngày 8/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư; quy định về định danh và xác thực điện tử; quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số; về bảo vệ dữ liệu cá nhân; và Nghị định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

copyright © 2025 powered by NEWS   sitemap