Bách Hóa Xanh (thuộc Tập đoàn Thế Giới Di Động) và MoMo vừa chính thức công bố hợp tác chiến lược. Theăngcườngthanhtoánkhôngtiềnmặtngànhbánlẻlịch thi đấu bóng đá giải ngoại hạng anho đó, MoMo là ví điện tử đầu tiên tích hợp thanh toán tại chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh.
Cú bắt tay của hai thương hiệu này tiếp nối hàng loạt hoạt động thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam của ngành bán lẻ, đúng theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ.
Cho tới hiện tại, hầu như mọi siêu thị đều chấp nhận ít nhất một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, có thể thông qua thẻ thanh toán, ví điện tử, hoặc ứng dụng ngân hàng.
Nghiên cứu của Visa công bố đầu tháng 6/2022 cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đã nhanh chóng đón nhận hàng loạt các phương thức thanh toán kỹ thuật số và có sự thay đổi rõ rệt trong thói quen thanh toán.
Ông Trương Hồng Hoàng, Giám đốc Ngành hàng tại Bách Hóa Xanh đánh giá xu hướng thanh toán không tiền mặt đang góp phần nâng cao trải nghiệm tiêu dùng của khách hàng và tối ưu hóa hoạt động vận hành của doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành bán lẻ.
“Hợp tác với MoMo từ online đến offline chúng tôi đón đầu xu hướng thanh toán không tiền mặt một cách nhanh nhất”, ông Hoàng nói thêm.
Bên cạnh các phương thức thanh toán hiện hữu như tiền mặt và thẻ, khách hàng có thể chọn MoMo để thanh toán khi mua sắm tại hơn 500 cửa hàng Bách Hóa Xanh ở TP.HCM. Dự kiến trong thời gian tới, MoMo sẽ mở rộng tích hợp thanh toán đến các cửa hàng Bách Hóa Xanh khác trên phạm vi toàn quốc.
Trước đó MoMo là một trong những phương thức thanh toán có mặt trên kênh mua sắm trực tuyến của Bách Hóa Xanh.
Sau hợp tác, ví điện tử này hoàn tất sự hiện diện tại các thương hiệu thuộc tập đoàn Thế Giới Di Động bao gồm Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, TopZone, AVAKids, AVASport, nhà thuốc An Khang…
Khảo sát của Visa cho thấy, cùng với sự tăng trưởng đáng kể của các hình thức thanh toán không tiền mặt, 65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví và 32% cho biết, họ sẽ ngưng sử dụng tiền mặt sau đại dịch. Gần 76% người tiêu dùng hiện tại sử dụng ví điện tử và có đến hơn 80% người tiêu dùng hiện nay sử dụng thẻ, thanh toán qua mã QR và ví điện tử ít nhất một lần một tuần.
Sự tiện lợi là một yếu tố chính khiến nhiều người chọn thanh toán bằng các hình thức kỹ thuật số. Về phía doanh nghiệp, việc hạn chế dùng tiền mặt cũng khiến việc quản lý dòng tiền hiệu quả hơn.
Bà Nguyễn Linh Trang, Giám đốc Trung tâm thanh toán và Dịch vụ hàng ngày của MoMo, cho hay việc thanh toán qua ví có thể giúp khách hàng trả tiền hàng chính xác tới từng đồng tiền lẻ, khách hàng và nhân viên thu ngân có thể thực hiện giao dịch một cách chính xác mà không cần bận tâm việc thối tiền thừa.
Trước khi hợp tác với Bách Hoá Xanh, MoMo đã trở thành phương thức thanh toán tại hầu hết các chuỗi siêu thị lớn, bao gồm Co.op Mart, Go! (BigC), Lotte Mart, MegaMall… và nhiều cửa hàng tiện lợi khác.
Nhờ số điểm chấp nhận thanh toán tăng lên và các chương trình ưu đãi đã khiến phương thức giao dịch không tiền mặt của ngành bán lẻ tiếp tục tăng trưởng. Ghi nhận số lượt giao dịch tại máy chọn món tự động và quầy thanh toán nhanh của AEON Việt Nam đã tăng gần 50% chỉ tính trong 5 tháng đầu năm 2022. Tỷ lệ giao dịch sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt tại AEON Việt Nam chỉ trong tháng 5 đã tăng 7% so với đầu năm.
Ngoài lĩnh vực bán lẻ, thanh toán không tiền mặt nói chung đang tăng mạnh mẽ. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến tháng 4/2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị. Trong đó, giao dịch qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, tổng số ví điện tử đã kích hoạt đạt mức tăng 10,37% so với thời điểm cuối năm ngoái.