Có 'xã hội đen' xuất hiện lũng đoạn đấu giá
Sáng 22/11,ấtnhiềucánbộvìsaiphạmtrongquảnlýđấtđtoyota crown 2023 UBND TP.HCM đã tổ chức “Hội thảo Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn TP.HCM”. Chủ trì là ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. GS-TS Đặng Hùng Võ tham dự với tư cách khách mời.
Theo GS-TS Đặng Hùng Võ, TP.HCM mất nhiều cán bộ vì 'ôm' nhiều quyền quản lý đất đai. Ảnh: Hồ Văn |
Phát biểu tại hội thảo, ông Đặng Hùng Võ cho biết: “Vừa qua, TP.HCM mất rất nhiều cán bộ (bị bắt, khởi tố - PV), kể cả cán bộ cấp cao như 2 Phó chủ tịch TP. Sao TP mất nhiều cán bộ thế? Vì ta 'ôm' quá nhiều quyền lực, từ đó thực thi có sai, dẫn đến mất cán bộ không cần thiết”.
Ông cũng cho biết, quản lý đất đai không tốt khiến Việt Nam thu ngân sách từ đất chiếm có 10%, trong khi các nước khác từ 50%-90%. Riêng TP.HCM thu chưa đến 10% là quá thấp, chưa tương xứng tiềm năng.
Theo ông Võ, quản lý đất đai hiện nay hiện làm chưa tốt, chẳng hạn về giá đất, gây thất thu lớn. Bảng giá đất của Trung ương cũng như các địa phương đưa ra cũng chỉ bằng 30-40% giá thị trường thực tế.
“Tôi thấy Bộ Tài chính trình bảng giá đất cao nhất là 340 triệu/m2, trong khi thị trường cao gấp 2, gấp 3 lần giá đó. Làm giá mà không theo kịp thị trường thì lấy gì thu cho ngân sách nhà nước. Đưa đất công vào thị trường thì tính đúng giá thị trường, lúc đó chúng ta thu thuế cao, dẫn đến nhiều hiệu quả rất tốt, là động lực phát triển đô thị".
Còn theo ông Lê Thanh Khuyến, Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý đất đai Bộ TN-MT, việc xác định giá đất là vấn đề làm cán bộ TN-MT lo lắng nhất. Lo lắng làm sai, gây thất thoát sẽ bị sờ gáy…Thực tế vừa qua, nhiều cán bộ không chỉ ở TP.HCM mà các địa phương khác bị khởi tố vì sai phạm trong quản lý đất đai.
Đặc biệt, ông Khuyến lưu ý, trong nhiều phiên đấu giá đất cũng có phản ánh tình trạng “đầu gấu tham gia bảo kê”, gây khó khăn cho các đơn vị đấu giá khác.
TS Nguyễn Văn Sa, nguyên Cục trưởng Cục quản lý công sản (Bộ Tài chính) cũng đồng ý với ý kiến trên và cho rằng, nhiều cuộc đấu giá có xã hội đen tham gia, gây khó khăn cho nhiều nhà đấu giá chân chính.
Chỉ có 5 dự án nhà ở được phê duyệt năm 2019
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT thông tin, TP.HCM được giao nắm giữ 209,5 nghìn ha đất của cả nước, trong đó 114,0 nghìn ha là đất nông nghiệp, 94,6 nghìn ha là đất phi nông nghiệp.
Theo Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM Nguyễn Toàn Thắng, trong năm 2019 TP chỉ phê duyệt được 5 dự án nhà ở. Ảnh: Hồ Văn |
Trong tổng số diện tích trên, 162,3 nghìn ha đang được sử dụng, 47,3 nghìn ha đang được giao để quản lý chưa đưa vào sử dụng và đất chưa sử dụng còn 927ha.
Hiện nay, TP.HCM là một trong những TP có giá đất cao nhất cả nước từ vài triệu đến 1 tỷ đồng/m2.
Theo Sở TN-MT, cuối năm 2013 Luật đất đai thứ tư được Quốc hội thông qua. Tuy vậy, sự thiếu nhất quán trong nội bộ pháp luật đất đai và giữa Luật đất đai với các Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh BĐS, Luật quản lý sử dụng tài sản công… đã có tác động trực tiếp đến việc giao đất cho thuê đất để thực hiện các dự án.
Có vài chục điểm xung đột pháp luật đã được Hiệp hội BĐS, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các chuyên gia chỉ ra cho thấy, có tác động tiêu cực tới quá trình xem xét, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.
Những tác động trên khiến trong năm 2019, TP.HCM chỉ có 5 dự án phát triển nhà ở với diện tích 24,48ha đất được phê duyệt. Hàng trăm dự án khác phải dừng hoặc chưa được phê duyệt vì những xung đột, điểm nghẽn chưa được tháo gỡ.
Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan cho biết, xây dựng kế hoạch và quản lý đất đai, phương hướng sử dụng đất phải có có tầm nhìn 5 năm và hàng năm.
Ông Hoan cho hay, quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất hiện nay đang chạy theo nhu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Như vậy, là đang đi ngược quy trình quy hoạch sử dụng đất, gây thiệt hại cho nhà nước, làm lợi cho nhà đầu tư nhiều hơn.
Ông Hoan cũng thừa nhận, nhiều vấn đề xảy ra vừa qua cũng đã làm cán bộ ngán ngại, mất đi sự sáng tạo, mạnh dạn trong giải quyết về quản lý đất đai.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan thừa nhận ngoài những điểm nghẽn, xung đột về luật thì sự ngán ngại của cán bộ thời gian qua cũng làm các dự án bất động sản ngưng tệ. Ảnh: Hồ Văn |
Các cơ quan hiểu không đồng nhất về luật, cơ quan nào hiểu theo cơ quan đó… làm cho việc quản lý thêm lúng túng.
“Bây giờ, sở nào cũng bắt bẻ sở khác được, bắt thế nào cũng dính… khó khăn như vậy đấy, buồn cười như vậy đấy mà tháo gỡ chưa ra”, lời ông Hoan nói về sự chồng chéo của các đơn vị quản lý.
Theo ông Hoan, thúc đẩy sự phát triển thì nguồn lực đất đai là yếu tố rất quan trọng. Công tác quản lý trong thời gian qua có nhiều chuyển biến, nhưng trong khuôn khổ thể chế chung chưa theo kịp, còn vướng mắc trong vấn đề thực thi pháp luật. Còn nhiều bất cập, nên hiệu quả quản lý đất đai chưa hiệu quả.
“Trong tuần tới, UBND TP sẽ chủ trì cuộc họp với nhiều sở, ngành để tháo gỡ các điểm nghẽn trong quản lý đất đai. Tạo điều kiện cho nhà đầu tư, DN bất động sản đẩy nhanh tiến độ các dự án, nhất là 126 dự án đang bị ngưng tệ" - lời ông Hoan.
Hồ Văn
Hàng loạt sai phạm về đất đai của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn
Qua thanh tra việc chấp hành các quy định về pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, Thanh tra TP.HCM xác định nhiều vi phạm của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn.