Trường ĐH Tôn Đức Thắng lọt tốp 1.000 bảng xếp hạng ARWU
Đây là lần đầu tiên một trường đại học của Việt Nam được xếp trong bảng này.
TheườngĐHTônĐứcThắnglọttốpbảngxếphạbóng đá 24ho đó, Trường ĐH Tôn Đức Thắng được xếp tốp 901- 1.000 của Academic Ranking of World Universities (viết tắt là ARWU) năm 2019. Đây là bảng xếp hạng thường được biết đến với cái tên là Shanghai Ranking (Bảng xếp hạng Thượng Hải), do Trường ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) thực hiện.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng được xếp tốp 901- 1.000 của Academic Ranking of World Universities |
TS Lê Văn Út, Trưởng Phòng Quản lý phát triển Khoa học và Công nghệ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết ARWU áp dụng các tiêu chí đánh giá khách quan.
Ông Nguyễn Hữu Đức – Nguyên Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho rằng, việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp 901-1000 của ARWU là “Quá khích lệ cho một quyết tâm xây dựng ĐH nghiên cứu và hội nhập”
Có nhiều người đặt câu hỏi là tại sao những trường lớn như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM lại chưa có tên trong bảng xếp hạng này?
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT cho hay: "Việc này liên quan đến mô hình tổ chức. ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM có nhiều trường thành viên, các tiêu chí tính trên quy mô sinh viên, giảng viên rất khó đạt thứ hạng cao, trong khi tính riêng cho một trường thành viên có thể rất tốt. Ngoài ra còn là vấn đề chiến lược phát triển, hiện hai ĐH quốc gia đã lọt tốp 1.000 của bảng xếp hạng QS và cũng có chiến lược hướng tới quốc tế, và vấn đề đặt ra là tổ chức gộp chung như vậy có hợp lý hay không".
Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT, cho rằng việc ĐH Tôn Đức Thắng lọt tốp 1.000 của ARWU sẽ cổ vũ định hướng quốc tế hoá cho các trường trong nước. "Trường ĐH Tôn Đức Thắng là được thì các trường khác cũng có thể làm được, không còn cái khó của trường đi đầu, và cũng bớt đi cảm giác tự ti" - ông Tùng nói.
ARWU được giới giáo dục đại học nhìn nhận là một trong những hệ thống xếp hạng uy tín và khách quan trên thế giới.
ARWU tự đánh giá dựa trên các thông tin tự thu thập chứ không căn cứ trên dữ liệu mà các đại học nộp nhưng đối với các đại học khác.
Đứng đầu bảng xếp hạng ARWU 2019 chủ yếu là các đại học ở Mỹ. Đứng ở vị trí số 1 là ĐH Harvard - đây cũng là lần thứ 16 liên tiếp đại học này đứng ở vị trí số 1.
Đứng thứ 2 là ĐH Stanford. Nước Anh có 2 trường đứng trong tốp 10 là ĐH Cambridge (thứ 3) và ĐH Oxford (thứ 7). Các trường còn lại của Mỹ lần lượt là: Học viện Công nghệ Massachusetts; ĐH California; ĐH Comlumbia; Viện Công nghệ California; ĐH Chicago.
Bảng xếp hạng ARWU của Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) ra đời từ năm 2003 (trước cả bảng xếp hạng THE và QS).
ARWU xây dựng bốn tiêu chí đánh giá chính bao gồm: Chất lượng giáo dục (10%), Chất lượng giảng viên (40%), Nghiên cứu khoa học (40%) và Năng suất học thuật bình quân trên đầu người (10%).
Đối với 10% đánh giá xếp hạng từ chất lượng giáo dục, ARWU xem xét tổng số cựu sinh viên đoạt giải Nobel và huy chương Fields - những người có bằng cử nhân, thạc sĩ hoặc tiến sĩ từ cơ sở giáo dục.
40% chất lượng giáo viên được đánh giá dựa trên số giảng viên được giải Nobel và huy chương Fields (20%), số nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều thuộc 21 lĩnh vực (20%).
40% tiêu chí nghiên cứu khoa học sẽ xem xét số bài báo xuất bản trên tạp chí Nature and Science chiếm 20%, số bài báo được trích dẫn trong hệ thống các tạp chí Science Citation Index Expanded (SCIE) và Social Science Citation Index (SSCI) chiếm 20%.
10% cuối cùng về chỉ số về năng suất học thuật bình quân, được tính bằng cách chia tổng điểm các mục trên cho tổng số cán bộ toàn thời gian của cơ sở.
Lê Huyền
3 nhóm ngành Trường ĐH Bách khoa lọt top 400-550 bảng xếp hạng QS 2019
- Ngày 27/2, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố kết quả bảng xếp hạng các trường đại học theo 48 ngành, nhóm ngành đào tạo thuộc 5 lĩnh vực tại các cơ sở giáo dục đại học trên 153 quốc gia.