Lý Hùng trong Người không mang họ

Khi đóng “Người không mang họ”,ýHùngtrongNgườikhôngmanghọlịch thi đâu mu Lý Hùng mới 17 tuổi, nhưng đã thủ vai Trương Sỏi- một nhân vật được xây dựng từ hình ảnh tên tướng cướp khét tiếng đa tình Hoàng Lạng.

Lý Hùng sinh năm 1969, là con trai NSND Lý Huỳnh, anh trai là đạo diễn Lý Sơn, em gái là diễn viên Lý Hương. Từ khi 13 tuổi Lý Hùng đã đóng một vai nhỏ trong phim “Phượng”, sau đó anh được bố khuyên thi vào trường Điện ảnh Việt Nam phân hiệu 2 tại TP HCM, học cùng lớp Diễm Hương, Ngọc Hiệp...

Chỉ trong vòng 10 năm của thập niên 90, Lý Hùng đóng hơn 90 bộ phim. Đây có thể xem là con số kỷ lục với sự nghiệp của một diễn viên Việt Nam.

Lý Hùng từng nhận thù lao 60 cây vàng một phim

Một trong những bộ phim ghi dấu ấn mạnh mẽ của Lý Hùng như: “Phạm Công - Cúc Hoa”, “Nước mắt học trò”, “Lá sầu riêng”, “Bông hồng đẫm lệ”, “Sau những giấc mơ hồng”, “Lệnh truy nã”... Trong đó phải kể đến tác phẩm điện ảnh đình đám một thời “Người không mang họ”. Với vai diễn phản diện trái ngược với những hình mẫu quen thuộc của anh trên phim ảnh như anh hùng hay những chàng trai con nhà nghèo, học giỏi, biết vượt lên số phận, Lý Hùng vẫn được khán giả nồng nhiệt đón nhận.

{ keywords}
Lý Hùng trong phim "Người không mang họ".

Trong vai tướng cướp Trương Sỏi, Lý Hùng xuất hiện với hình mẫu một đại ca giỏi võ nghệ, ẩn phía sau những vụ trấn cướp là chất nhân văn sâu thẳm trong tâm hồn, là một khát vọng lương thiện mạnh mẽ.

Trong một chia sẻ sau này, Lý Hùng từng nói về những kỉ niệm gắn với bộ phim “Người không mang họ”. Điều kiện điện ảnh lúc đó còn thiếu thốn, người ta yêu cầu anh phải dùng tay không để chặt một chai rượu thật. Sau cảnh này anh phải khâu 9 mũi ở tay. Có lần diễn cảnh bay qua xe ô tô, bị đập vào kính cũng phải khâu ở đùi. Đó là những kỷ niệm mà anh không bao giờ quên được.

Vào vai tướng cướp đa tình khét tiếng, Lý Hùng đóng cặp cùng 2 diễn viên Lan Hương (đoàn kịch Công an Nhân dân) và nữ võ sư Kim Chi khi đó đều đã ngoài 30 tuổi. Lý Hùng đều gọi họ là cô ở ngoài đời, nhưng trong phim thì lại nhập vai tình nhân rất đạt.

“Người không mang họ” được xem là một trong những tác phẩm điện ảnh khẳng định tên tuổi của Lý Hùng thời điểm đó. Lý Hùng trở thành nam diễn viên sáng giá nhất trong làng điện ảnh Việt lúc bấy giờ với mức cát-xê “khủng”. Thời kỳ tên tuổi của anh nổi như cồn, có phim anh được trả thù lao rất cao, tính ra tiền hiện tại tới 60 cây vàng một phim. Cuộc sống của anh lúc bấy giờ không thua kém các sao Hollywood. Đóng 2 phim có thể mua một chiếc ôtô xịn. Đó là lý do anh được gọi bằng danh hiệu “ông hoàng phòng vé”.

{ keywords}

Trong sự nghiệp diễn xuất của mình, Lý Hùng từng đóng cặp và chụp ảnh với vô số người đẹp như Diễm Hương, Việt Trinh, Thu Hà, Mộng Vân, Hồng Đào... Trong đó, đẹp đôi nhất là với Diễm Hương khiến khán giả từng lầm tưởng Lý Hùng - Diễm Hương là một cặp, thực tế, người yêu một thời của anh lại là Y Phụng. Sau chuyện tình đình đám với biểu tượng sexy nhất của điện ảnh Việt thập niên 90, Lý Hùng không còn nhắc đến chuyện đời tư. Năm nay đã ở tuổi 47, Lý Hùng vẫn lẻ bóng.

“Tướng cướp không mang họ” là ai?

Năm 1983, tiểu thuyết Người không mang họ của nhà văn Xuân Đức ra đời, số lượng xuất bản đạt con số kỷ lục ba vạn, rồi mười vạn bản. Người không mang họ xuất hiện trên sạp, lập tức gây sốt trong công chúng.

Nhân vật chính Trương Sỏi - còn có tên là Hoàng Lạng, Nguyễn Viết Lãm, Đệ nhị mãi võ - trong tiểu thuyết hình sự này là hiện thân của Toọng (Trương Hiền), tướng cướp khét tiếng thành Vinh!

Năm 1990, tác phẩm Người không mang họ chuyển thể thành phim, công chiếu rộng rãi trong cả nước.

Phía sau những pha hành động gay cấn, nhà văn Xuân Đức và đạo diễn Long Vân đi sâu khắc họa số phận con người. Trương Sỏi trong Người không mang họ, tuy thống lĩnh băng đảng giang hồ, nhưng là một nhân vật có chiều sâu nội tâm.

Tên tuổi của Toọng trở thành nỗi khiếp sợ của người dân thành phố Đỏ. Tối đến, nhà nhà cửa đóng then cài, không ai dám đi một mình trên những đoạn đường vắng.

Thay vì chỉ căm giận, oán trách, hầu hết độc giả - khán giả, khi tiếp cận tác phẩm này, đều có phần cảm thông với cảnh ngộ éo le của Trương Sỏi. Người dân thành phố Vinh, nơi Trương Sỏi và các đệ tử từng tác oai tác quái, cũng chung tâm trạng như vậy.

Văn học, phim ảnh kết hợp những lời đồn đại, đã thêu dệt nhiều huyền thoại ly kỳ xung quanh Toọng - Trương Sỏi: Võ nghệ siêu quần, xuất quỉ nhập thần, bắn súng bằng hai tay bách phát bách trúng. Thậm chí, có người còn cho rằng, Toọng chuyên đi cướp của nhà giàu, chia cho người nghèo!

Tiểu thuyết “Người không mang họ” và bộ phim cùng tên, xin tóm tắt như sau:

Trước năm 1975, Hoàng Lạng, một thanh niên ở Vĩnh Linh, Quảng Trị vượt tuyến vào Nam. Anh ta có nhiều tên và mang họ không rõ ràng.

Sau nhiều năm lang bạt kỳ hồ, anh ta “đầu quân” vào Sơn Nam mãi võ, chuyên đi biểu diễn võ thuật, bán thuốc rong kiếm sống, do một võ sư lừng danh làm Băng chủ và được thầy truyền thụ võ nghệ.

Vướng vào cạm bẫy tình, bị Băng chủ Sơn Nam hạ đo ván trong cuộc quyết đấu tại kinh đô Huế, “Đệ nhị mãi võ” bật sới, lang thang ra đất Đông Hà (Quảng Trị). Điểm dừng chân cuối cùng trên bước đường lưu lạc tại thành Vinh, tỉnh Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An).

Từ một thanh niên hiền lành, lương thiện, Nguyễn Viết Lãm (Lạng) rơi vào vòng xoáy tội lỗi, trở thành tướng cướp khét tiếng với biệt danh mới: Thái Đen, Trương Sỏi.

Sau 4 năm gieo rắc kinh hoàng tại thành Vinh, cuối cùng, Trương Sỏi sa lưới, bị cảnh sát bắt sống, lĩnh án tử hình.

Theo Tiền Phong

Điều ít biết về “tướng cướp đa tình” Lý Hùng trong “Người không mang họ”