Đối tượng nhắm đến của bản dự thảo này là những chiếc điện thoại đa chức năng. Mức thuế sẽ phụ thuộc vào sản phẩm đó có chức năng gì. Ví dụ như điện thoại di động có khả năng thu sóng và xem các chương trình tivi sẽ bị đánh thuế thêm 14%, có chức năng lướt web hay định vị sẽ chịu thêm 3,7% nữa.
" alt=""/>“Dế” đa chức năng bị đánh thuế cao hơnĐể làm rõ hơn về vấn đề này, PV VietNamNet đã trao đổi với lãnh đạo Thanh tra Bộ Xây dựng. Theo vị này, Thanh tra Bộ Xây dựng đã không thực hiện thanh tra dự án trong năm 2018.
![]() |
Dự án Khu Trung tâm đô thị thương mại - Dịch vụ - Tài chính – Du lịch Nha Trang đưa vào kinh doanh, thu tiền của khách hàng khi chưa đủ điều kiện vi phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản. |
Được biết, vào tháng 9/2018, Tập đoàn Phúc Sơn có văn bản báo cáo về việc dự án Khu trung tâm Đô thị Nha Trang đang được Thanh tra Chính phủ và Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hoà thanh tra, kiểm tra (theo quyết định số 1680 ngày 5/7/2017 của Thanh tra Chính phủ”.
“Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, để tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, tháng 10/2018, Thanh tra Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn thông báo không thực hiện thanh tra trong năm 2018” – lãnh đạo Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết.
Khánh Hoà đề nghị công an điều tra
Cũng liên quan đến dự án này, mới đây, như VietNamNet thông tin, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hoà vừa đề nghị UBND tỉnh này chỉ đạo công an xử lý việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản tại dự án do vượt quá khả năng và nghiệp vụ của Sở này.
![]() |
Trong khi các dự án BT của Tập đoàn Phúc Sơn vẫn chưa hoàn thành thì phần đất đối ứng làm các dự án BT tại sân bay Nha Trang cũ đã được phân lô rao bán rầm rộ từ năm 2016 và hiện đã bán gần hết. |
Đây là dự án do Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn) làm chủ đầu tư. Công ty này được UBND tỉnh Khánh Hòa ký 3 hợp đồng BT hoàn vốn bằng nhiều khu "đất vàng" tại khu sân bay Nha Trang cũ bằng hình thức chỉ định thầu, không qua đấu giá.
Trong khi các dự án BT của Tập đoàn Phúc Sơn vẫn chưa hoàn thành thì phần đất đối ứng làm các dự án BT tại sân bay Nha Trang cũ đã được phân lô rao bán rầm rộ từ năm 2016 và hiện đã bán gần hết. Thời điểm giữa năm 2018, trên các sàn giao dịch bất động sản, đất tại dự án sân bay Nha Trang cũ có giá 50-150 triệu đồng/m2, nhiều lô đất rao bán đến gần 200 triệu đồng/m2.
![]() |
Các dự án BT còn ngổn ngang nhưng đất tại dự án sân bay Nha Trang cũ đã được chủ đầu tư bán sạch (Ảnh: Dự án nút giao thông kết nối khu sân bay Nha Trang, 1 trong 3 dự án BT mà Phúc Sơn được tỉnh Khánh Hòa giao thực hiện). |
Đến tháng 3/2018, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa tổ chức kiểm tra thực tế tình hình triển khai xây dựng và kinh doanh bất động sản tại dự án này. Qua kiểm tra chủ đầu tư dự án đã đưa bất động sản của dự án vào kinh doanh, thu tiền của khách hàng khi chưa đủ điều kiện là vi phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, Sở đã lập biên bản vi phạm và tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn trong tháng 5/2018, với mức phạt tiền 275 triệu đồng.
Đây cũng là một trong 35 dự án ở tỉnh Khánh Hòa Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra. Hiện dự án đang chờ kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Theo giới thiệu của Tập đoàn Phúc Sơn trên website phucsongroup.com.vn, Tập đoàn có tiền thân là Công ty TNHH thương mại và xây dựng Phúc Sơn, thành lập từ 2004, là một trong những công ty xây dựng và kinh doanh bất động sản hàng đầu ở Vĩnh Phúc. Trước đây, Phúc Sơn chủ yếu là thi công xây dựng, đến 2014 lợi nhuận cũng chỉ đạt khoảng 100 triệu đồng. Từ 2015 Phúc Sơn bất ngờ tăng vốn điều lệ lên cao gấp hơn 12 lần, từ 129,7 tỷ đồng lên 1500 tỷ đồng sau 2 đợt tăng vốn. Theo đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 14/2/2017 của Phúc Sơn, thì vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 2.000 tỷ đồng. Thông tin từ cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Tập đoàn Phúc Sơn được thành lập năm 2009 do ông Nguyễn Văn Hậu là chủ tịch HĐQT. Ông chủ Phúc Sơn là một doanh nhân 8X còn khá trẻ. Ông Hậu sinh năm 1981 tại Vĩnh Phúc được biết đến là một chàng trai chăn vịt khi còn nhỏ ở quê đến nay ông Nguyễn Văn Hậu đã trở thành doanh nhân giàu có. Hiện trụ sở của Tập đoàn Phúc Sơn được đặt tại thôn Phúc Lập, xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Tập đoàn Phúc Sơn từng gây sự chú ý bằng việc công bố dự án “siêu nghĩa trang” tại tỉnh Vĩnh Phúc với tổng mức đầu tư 70 triệu USD. Tuy nhiên, dự án này đã bị dừng vì nhiều lý do. Ngoài ra, Tập đoàn Phúc Sơn còn là chủ đầu tư của nhiều dự án. Đặc biệt là dự án Khu Trung tâm đô thị thương mại Dịch vụ – Tài chính – Du lịch Nha Trang tại Sân bay cũ Nha Trang là dự án ‘khủng’ nhất nhì Nha Trang với tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. |
Hồng Khanh
- Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hoà đề nghị UBND tỉnh này chỉ đạo công an xử lý việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản tại dự án sân bay Nha Trang cũ của Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn do vượt quá khả năng của Sở này.
" alt=""/>Vì sao Bộ Xây dựng dừng thanh tra dự án của Tập đoàn Phúc SơnMức chi hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức phụ trách CNTT trong các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh Hậu Giang được xác định theo trình độ đào tạo CNTT, bao gồm các ngành đúng hoặc các ngành gần đào tạo về CNTT theo quy định pháp luật hiện hành.
Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức phụ trách CNTT có trình độ Tiến sĩ, mức hỗ trợ là là 1.200.000 đồng/người/tháng; trình độ Thạc sĩ là 800.000 đồng/người/tháng; trình độ Đại học là 600.000 đồng/người/tháng; và các trình độ khác như cao đẳng, trung cấp, sơ cấp là 400.000 đồng/người/tháng.
Mức chi hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức phụ trách CNTT trong các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh Hậu Giang sẽ được trả theo lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và các phí khác.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức phụ trách CNTT trong các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh Hậu Giang đang hưởng các mức hỗ trợ ưu đãi khác trong lĩnh vực CNTT thì chỉ được hưởng theo 1 mức cao nhất.
Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết 06 quy định mức chi hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức phụ trách CNTT trong các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh.
Trước Hậu Giang, trong khi chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết 27 ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương chưa được áp dụng, một số địa phương như Hà Nội, Thanh Hóa đã có quy định hỗ trợ hàng tháng với công chức, viên chức, chuyên trách về CNTT nhằm thu hút và giữ chân nguồn nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước.
Đơn cử như, với Hà Nội, cuối năm ngoái, Hội đồng nhân dân thành phố đã có quy định hỗ trợ hàng tháng với công chức, viên chức, chuyên trách về CNTT tại các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị xã hội, cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc của Hà Nội.
Theo đó, từ đầu năm nay, công chức, viên chức có bằng chuyên môn về CNTT (gồm ngành đúng đào tạo về CNTT hoặc các ngành gần đào tạo về CNTT theo quy định) được giao nhiệm vụ chuyên trách (trực tiếp chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước, triển khai, quản trị hệ thống) về CNTT theo đề án vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các cơ quan đảng, tổ chức chính trị xã hội, cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc của thành phố Hà Nội được hưởng mức hỗ trợ bằng từ 1,5 đến 2 lần lương cơ sở.
Trong đó, người có trình độ đại học hoặc trên đại học được hưởng mức hỗ trợ bằng 2 lần mức lương cơ sở/người/tháng. Người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp được hưởng mức hỗ trợ bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/người/tháng.
Vân Anh
ictnews Trong chia sẻ về những khó khăn trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh, đại diện lãnh đạo UBND TP.Hà Nội cho biết, hiện lương của một cán bộ CNTT làm việc tại cơ quan nhà nước chỉ bằng 1/4 so với lương nhân viên CNTT khu vực ngoài nhà nước.
" alt=""/>Cán bộ phụ trách CNTT tại Hậu Giang được hỗ trợ tối đa 1,2 triệu đồng/người/tháng