当前位置:首页 > Thể thao > Soi kèo góc Parma vs Juventus, 1h45 ngày 22/4 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Theo đó, dù thị trường smartphone toàn cầu tăng 4% trong quý đầu năm, nhưng thị phần Windows Phone giảm từ 2,5% trong quý I/2015 xuống còn 0,7% trong quý I/2016. Cùng thời gian này, BlackBerry rơi từ 0,5% xuống còn 0,2%.
![]() |
BlackBerry đã kịp thoát khỏi con tàu đắm BlackBerry OS và tìm đến Android, nhưng Microsoft vẫn còn loay hoay với Windows Phone và Windows 10 Mobile. Ảnh: GraphicBurger. |
Nói một cách đơn giản, hiện cứ 1.000 người dùng smartphone thì chỉ có 7 người dùng Windows Phone và 2 người dùng BlackBerry. Họ thực sự khác biệt, vì hiếm.
Với thị phần èo uột như vậy, các nhà phát triển phần mềm rất dè dặt khi được đề nghị làm ứng dụng cho Windows Phone hay BlackBerry, vì số tiền thu lại từ người dùng trả phí không đáng là bao so với iOS hay Android.
Hiện các nhà phát triển ứng dụng Facebook và WhatsApp đã nói không với BlackBerry, hãng này cũng đã kịp chuyển sang dùng Android với mẫu Priv và sắp tới là hai model mới. Về phần Microsoft, Lumia 650 sẽ là smartphone cuối cùng, và lời hứa ra mắt Surface Phone vẫn chỉ nằm trên giấy. Windows 10 Mobile vẫn ở dạng tiềm năng và chưa cho thấy mùa xuân.
Windows Phone và BlackBerry OS đã chết. Ít nhất là qua các con số thống kê, và trong suy nghĩ của các nhà phát triển phần mềm.
" alt="BlackBerry và Windows Phone đã chết"/>Thật vậy, mới đây, một game thủ đã lên tiếng tố cáo sau khi bị lừa mất gần 10 triệu đồng trong VN-CS:GO Trading Market.
Hiện tại, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ, con người và thiết bị đang được kết nối một cách chặt chẽ, tạo nên một cuộc sống thông minh hơn: một ngôi nhà tự “biết” tắt bật điện, điều chỉnh nhiệt độ; những chiếc xe hơi tự lái hay những nhà hàng tự phục vụ… Trong hệ sinh thái thông minh này, tất cả người dùng đều sẽ được tham gia vào mạng liên kết vạn vật, trải nghiệm sự kết nối mạnh mẽ của mọi thiết bị. Từ đây, một liên kết khổng lồ sẽ được hoàn thiện, giúp nâng tầm cuộc sống, đưa người dùng đến với những trải nghiệm hoàn toàn khác về thế giới xung quanh.
Trong mạng liên kết đó, smartphone sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng khi vừa có tính chất di động lại vừa có trí thông minh để điều khiển toàn bộ hệ thống. Bởi vậy, con người đặt smartphone vào vị trí trung tâm của hệ sinh thái và sử dụng nó như công cụ để tương tác với mọi thiết bị khác.
Tuy nhiên, việc phát triển mạng liên kết thông minh còn gặp một số cản trở. Từ thiết kế cho đến cấu hình, smartphone ngày càng trở nên cao cấp và có thêm nhiều phụ kiện, tính năng hiện đại đi kèm. Tuy nhiên, có rất nhiều sản phẩm được bán với giá từ cao đến rất cao, không phải ai cũng sẵn sàng chi trả cho việc sở hữu chúng.
Song song với đó, smartphone tầm trung, đặc biệt là phân khúc có giá từ 2-4 triệu đồng, lại có xu hướng trở nên phổ biến, nhất là với sinh viên hoặc nhân viên trẻ mới đi làm. Tuy nhiên, dòng điện thoại này thường chỉ được trang bị cấu hình ở mức cơ bản, không đủ khả năng để đảm nhiệm trọng trách điều khiển trong một hệ sinh thái thông minh.
" alt="Neffos C5 Series: Từ smartphone đến hệ sinh thái thông minh"/>Không giống như Mùa Xuân 2015, GE Tigers dễ dàng bị một SKT T1 đang lên đánh bại dễ dàng ở trận Chung kết. ROX Tigers của mùa giải 2016 được coi là đội tuyển hùng mạnh nhất Hàn Quốc xuyên suốt vòng bảng Mùa Xuân và là tiêu chuân của các đối thủ khác ở cả quốc tế lẫn trong nước theo sát.
Đáng buồn cho Tigers, đây vẫn chưa phải là thời của họ.
Giống như những đội tuyển hùng mạnh khác, SKT đến với vòng play-off sau những kết quả không được thuận lợi và lại một lần nữa đánh bại ROX Tigers ở trận Chung kết…Để rồi sau đó, SKT đã bổ sung nốt danh hiệu MSI mà họ còn thiếu vào trong bộ sưu tập cúp đồ sộ của mình.
Sự thống trị của SKT không chỉ khẳng định sức mạnh của tổ chức, các nhân viên hỗ trợ và khả năng phát triển tài năng, nhưng cũng thể hiện sự vượt khó tuyệt vời. Tại thời điểm này, không thể tránh khỏi việc SKT sẽ đem về nhà thêm nhiều danh hiệu cao quý nữa, và câu hỏi dành riêng cho họ là: Họ sẽ làm điều đó thế nào?
Trong khi đó, câu hỏi khác lại được đặc ra cho chin đội tuyển còn lại ở giải đấu khắc nghiệt và cạnh tranh nhất trong các khu vực của nền LMHTchuyên nghiệp: Liệu ai có thể đánh bại được SKT T1?
Đang là ĐKVĐ Thế giới – IEM – LCK – MSI…SKT T1 là chủ sở hữu của tất cả các danh hiệu cao quý bậc nhất của LMHT chuyên nghiệp. Những danh hiệu trên làm cho việc phải thi đấu nhiều trận ở vòng play-off hơn bình thường và gặp trục trặc ở vòng bảng MSI trở nên “nhẹ gánh”.
Giống như các đội Hàn Quốc khác ở giai đoạn tạm nghỉ giữa mùa, SKT không thưc hiện bất cứ sự thay đổi nào về nhân sự, và vẫn tiếp tục đưa Kang “Blank” Sun-gu vào vị trí người đi rừng chính thức thay cho Bae “bengi” Seong-woong trong thời gian tới. Quyết định sử dụng Blank đã gây ấn tượng, đặc biệt là màn thể hiện tại MSI đặc biệt sau khi anh này đã vượt qua những trục trặc sau vài lần mới được xuất hiện trong đội hình của SKT.
Nhưng những bước tiến vượt bậc của Blank tại trận Chung kết LCK Mùa Xuân 2016 đã nhanh chóng bị lãng quên sau những quyết định nghèo nàn cùng các pha xử lí khó hiểu tại MSI 2016. Kể cả chiến thắng của SKT là không thể phủ nhận, Blank vẫn được coi là một dấu hỏi lớn – khi quá phụ thuộc vào việc kiểm soát đường giữa của Faker.
Mặc dù thường xuyên thắng đường, người đi đường trên Lee “Duke” Ho-seong vẫn có nhiều điểm yếu khi giao tiếp kém mà kết quả nhãn tiền là khả năng sử dụng Dịch Chuyển thiếu hiệu quả.
Không có gì nghi ngờ rằng SKT là đội tuyển sẽ rất khó để bị đánh bại ở Hàn Quốc, nhưng điều đáng nói ở đây là các tuyển thủ của họ vẫn phải cải thiện nhiều thứ khi thi đấu cho đội. Khi mọi đội tuyển đều đang nhắm tới và tìm ra cách thức đánh bại SKT, nhà ĐKVĐ cũng sẽ phải tự mình nâng tầm để biến khu vực Hàn Quốc trở nên mạnh hơn thế.
Không quá khi nói chính ROX Tigers là lí do không nhỏ giúp cho SKT thức tỉnh và chơi khởi sắc ở MSI. Tạm quên thất bại trước SKT ở trận Chung kết Mùa Xuân, ánh đèn sân khấu đã chiếu vào người đi rừng Han “Peanut” Wang-ho cùng tuyển thủ đường giữa Lee “KurO” Seo-haeng khi chính họ là người góp công lớn cho ROX Tigers sau giai đoạn đầu mùa giải 2016. Nhưng bất ngờ hai nhân tố chính này bên phía ROX Tigers lại chơi trầm xuống ở trận quyết đấu, khiến cho những chú hổ không thể giành được chiến thắng chung cuộc.
Khi Faker giữ đường giữa cho Blank, cho phép người đi rừng của SKT thoải mái kiếm chỉ số quái rừng hay gây áp lực lên đường, Peanut lại làm điều đơn giản hơn là hoán đổi vị trí với KurO. Khả năng kiểm soát rừng đối phương của Peanut giúp cho KurO “dễ thở” hơn. Không phải là một người đi đường giữa hào hoa, KurO vẫn biết cách thể hiện mình giữa một rừng những tuyển thủ đường giữa nổi bật khác – ngoại trừ Faker – trước khi Peanut cập bến ROX vào đầu mùa 2016. Có một đồng minh mạnh mẽ trong rừng giúp cho KurO biến mình trở thành một trong những người đi đường giữa ấn tượng nhất ở giai đoạn Mùa Xuân 2016.
Bộ đôi KurO – Peanut được giúp sức bởi một trong những người chơi hỗ trợ hay nhất thế giới, Kang “GorillA” Beom-hyeon. Xạ thủ kỳ cựu Kim “PraY” Jong-in vẫn sống tốt khi phải solo, và GorillA đảo đường khiến anh bổ khuyết cho điểm yếu nhất mà Peanut mắc phải – hiện đang là người đi rừng cắm ít mắt nhất tại LCK với 0.58 mắt/ phút. Cuối cùng, nhưng không hề thừa thãi, người đi đường trên của ROX Tigers, Song “Smeb” Kyung-ho cũng xứng đáng được gọi tên như là một trong những tuyển thủ hay nhất tại LCK Mùa Xuân 2016.
Ngay cả khi SKT tham dự MSI với tư cách đại diện của Hàn Quốc, thì ROX Tigers vẫn được đánh giá là đội chơi hay hơn ở vòng bảng LCK.
KT Rolster có đỉnh cao, vực thẳm và đẩy đủ các cung bậc cảm xúc khác nhau…Đã từng có thời điểm KT là đội tuyển mạnh nhất Hàn Quốc với những danh hiệu ở các năm trước. Cụ thể, Arrows đã đánh bại Samsung Blue để có được chức vô địch Mùa Hè 2014 và Bullets bất bại trên chặng đường giành IEM Katowice 2014. Trong những năm vừa rồi, KT là đội thành công bậc nhất trong việc thích ứng với các phiên bản mới của LMHT.
Điều này một lần nữa đúng ở LCK Mùa Xuân 2016. Luôn chấp nhận rủi ro với đội hình, chiến thuật của họ, KT luôn bước vào trận đấu với quyết tâm cao nhất và nhiều khán giả hẳn vẫn còn phân vân và khó hiểu với cách mà đội tuyển này thi đấu tại LCK…
KT vẫn chưa tìm được một chủ lực khác ngoài người đi đường trên Kim “Ssumday” Chan-ho và đây rõ ràng là điểm yếu trong metagame hiện tại khi nó không chuộng chủ lực đường trên. Trong khi xạ thủ No “Arrow” Dong-hyeon đã có nhiều tiến bộ, anh vẫn chỉ là chủ lực xếp thứ hai và đóng vai phụ như tuyển thủ đường giữa Song “Fly” Yong-jun. Điều này không chỉ gây nên áp lực lớn đặt lên vai của Ssumday mà còn ảnh hường tới cả người đi rừng Go “Score” Dong-bin.
Score vừa có một mùa giải tốt nhất của anh với vai trò người đi rừng, nhưng vẫn thỉnh thoảng không góp mặt từ sớm và có thể ảnh hưởng tới kết cục của những cặp đấu trên mỗi đường. Một điểm khác đáng chú ý là hỗ trợ Ha “Hachani” Seung-chan. Đã tiến bộ hơn nhiều cùng với Arrows so với màn thể hiện tại LCK Mùa Xuân 2015, Hachani vẫn có những pha giữ vị trí thiếu khôn ngoan và thường phải nằm xuống. Ban đầu là một người chơi dự bị, Hachani đã được KT đôn lên vị trí chính thức sau khi đội này không thể điền tên Lee “IgNar” Dong-guen vào trong danh sách thi đấu.
Khi không thể sử lựa chọn IgNar, đội hình năm người của KT sẽ tiếp tục trinh chiến trong quãng thời gian sắp tới, nghĩa là điểm mạnh và điểm yếu của đội xếp thứ ba owr Mùa Xuân sẽ tiếp tục tái diễn.
Được một hãng hàng không tài trợ, điều hay ho là Jin Air đang vướng mắc phải vấn đề nằm ở “phi công”?! Xạ thủ Na “Pilot” Woo-hyung đã từng là một điểm sáng của Jin Air, kết hợp cực kì hiệu quả với phong cách chơi cấu rỉa, còn lựa chọn Kang “Cpt Jack” Hyung-woo lại thiên về các vị tướng sử dụng đòn bắn tay ở mùa giải trước. Năm ngoái, Jin Air đã xoay tua hai xạ thủ này để bổ sung cho lối chơi của Lee “GBM” Chang-seok ở đường giữa. Cả GBM lẫn Cpt Jack đều đã rời đội và để lại Pilot là xạ thủ duy nhất mà Jin Air hiện vẫn đang sở hữu.
Pilot được coi là nguồn sát thương thứ hai của Jin Air khi đội này đang cố gắng tìm ra một chủ lực thực sự. Khởi đầu giải đấu Mùa Xuân 2016, chủ lực của họ là Yeo “TrAce” Chang-dong ở đường trên sư dụng Graves và sau này là Gangplank. Khi mùa giải trôi đi, TrAce quay trở lại với Nautilus và Poppy khiến cho Jin Air thiếu hụt sát thương trầm trọng. Pilot biết mình phải làm gì, nhưng áp lực mà anh phải gánh chịu trong mỗi trận đấu là không hề nhỏ.
Lối chơi quá an toàn ở giai đoạn đi đường và cả trong giao tranh tổng không giúp cho lượng sát thương đầu ra được tối ưu hóa. Sự thận trọng của anh không phù hợp với lối chơi của hỗ trợ, Choi “Chei” Sun-ho, người ưa thích tấn công khiến cho sự phối hợp của họ trở nên rời rạc. Người đi đường giữa Lee “Kuzan” Seong-hyeok là một chủ lực khác dành cho Jin Air ở giai đoạn Mùa Xuân vừa rồi, nhưng thường chỉ làm tốt nhiệm vụ dọn dẹp lính và kiểm soát đường – giống như phần lớn tuyển thủ cùng vị trí khác – cho phép Park “Winged” Tae-jin kiếm chỉ số quái rừng một cách an toàn.
Jin Air là một đội mạnh, nhưng không quá xuất sắc. Đội hình này lại một lần nữa giúp cái tên Jin Air lọt vào vòng play-off, nhưng đó là khi metagame phù hợp, và chẳng thể đi xa hơn thế.
Gnar_G(Theo theScore esports)
" alt="[LMHT] Chuyên gia đánh giá thế nào về 4 đội tuyển top đầu tại LCK Mùa Hè 2016"/>[LMHT] Chuyên gia đánh giá thế nào về 4 đội tuyển top đầu tại LCK Mùa Hè 2016
Nếu trước đây, học sinh lớp 1 học môn Đạo Đức với cuốn sách giáo khoa (SGK) duy nhất, thì ngày nay, các em được dạy qua Sách bài tập Đạo Đức và Vở bài tập Đạo Đức... Một số trường sử dụng thêm cuốn Thực hành Kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1.
Cô Nguyễn Thu Thủy, giáo viên lớp 1 Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (TP Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết hiện chỉ có SGK Đạo Đức dành cho giáo viên. Cô nhận xét: "Sách xưa có màu sắc bắt mắt, hình vẽ chân thực. Mỗi trang là một bài học với tranh vẽ rõ ràng". Đánh giá về sách hiện nay, độc giả Lương Trang (32 tuổi), phụ huynh có con học lớp 1 tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nói các nét vẽ không được chăm chút, tranh sử dụng ít màu gây nhàm chán.
Cùng dạy "Cảm ơn và xin lỗi", sách Đạo Đức của thế hệ 8X, đầu 9X sử dụng hình tượng Thỏ con, bác Gấu, Sóc nâu, cùng bài học đơn giản, dễ hiểu như: Tới nhà bác Gấu, Thỏ con vô ý làm đổ bình mật ong. Thỏ con vội xin lỗi bác Gấu. Bác Gấu hết giận, còn cho Thỏ con ăn mật ong. Còn SGK mới yêu cầu học sinh nhìn tranh, và trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì, vì sao các bạn làm như vậy, có thể học tập được các bạn điều gì...
Đều sử dụng truyện ngụ ngôn “Thỏ và Rùa”, nhưng 2 cuốn sách có những điểm khác biệt rõ ràng. Trong khi các nhân vật ở sách Đạo Đức lớp 1 cũ gần gũi, sinh động với bộ đồng phục học sinh (quần soóc kaki, áo phông, cặp sách), thì ở sách mới, Thỏ và Rùa trông khá xa lạ, không chân thực.
Bài "Vâng lời thầy cô giáo" trong sách xuất bản năm 1993 có bối cảnh lớp học thân quen của những năm 80, 90. Còn bài "Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo" ra đời năm 2015 có nét vẽ mang hơi hướng NHật Bản, Hàn Quốc.
Ở bức tranh của cuốn sách mới này, các em học sinh tiểu học nhưng không hề có khăn quàng đỏ.
Facebook mang tên Linh Phạm đưa ý kiến: Bài học "Giữ trật tự khi nghe giảng", ở sách xuất bản năm 1993, bài học được vẽ sinh động, nét vẽ rõ ràng, bối cảnh lớp học phù hợp những năm 80, 90. Còn sách cải cách nét vẽ không bằng.
Nhìn qua hai bức vẽ khá giống nhau, nhưng hình ảnh sách cũ mang lại sự hứng thú cho học sinh hơn hẳn, bạn đọc Nguyễn Hà nhận xét.
Cuốn sách cũ với cách tiếp nhận và giải quyết vấn đề khá "chân phương", học sinh có thể nhớ và hiểu vấn đề bằng hình ảnh giản dị, lời thơ ngắn gọn, dễ thuộc. Còn SGK hiện nay thiên về nêu vấn đề, yêu cầu các em tự tư duy, suy nghĩ qua các bài tập, câu hỏi, trò chơi. Trẻ cần nhờ cô giáo hoặc cha mẹ giúp đỡ.
Lê Hải Đoàn, tác giả của bộ ảnh "Đạo Đức 1" tâm sự, cậu mê mẩn cuốn sách cũ vì quá đẹp, nét vẽ giản dị, bối cảnh gần gũi, nội dung cô đọng, viết dưới dạng thơ 4 chữ nên rất dễ thuộc. Hải Đoàn thừa nhận cuốn sách nào cũng hướng đến những điều tốt đẹp, không thể nói là sách bây giờ không hay, nhưng cách người biên soạn ngày xưa rất dễ hiểu. Chàng trai nhận định: "Lớp 1 thì không cần nghĩ nhiều, chỉ cần một vài bức tranh là đủ để các em tiếp thu kiến thức cơ bản".
Chị Tú Quyên (Minh Khai, Hà Nội) sinh năm 1982, con chị đang học lớp 1 tại quận Hai Bà Trưng. Thế hệ chị Quyên vẫn học những cuốn sách khổ 15x20cm, giấy vàng, bìa mỏng. Con trai chị đang học sách theo chương trình cải cách của Bộ GD&ĐT. Chị kể: "Thời của mình, thiếu thốn đủ kiểu, truyện tranh luôn được xếp vào loại xa xỉ phẩm". Nữ phụ huynh chia sẻ, Đạo Đức, Tiếng Việt, Tập Đọc là những cuốn sách gối đầu giường của thế hệ 8x và 9x cũ.
Nhưng chị Quyên cũng thẳng thắn: "Xã hội bây giờ rắc rối và nhiều vấn đề hơn ngày xưa, nên môn Đạo Đức cũng yêu cầu nhiều hơn, không chỉ có mấy bài như cuốn sách ngày xưa". Bên cạnh đó, chị cũng nêu ý kiến thế hệ trước chủ yếu đọc thuộc lòng, học vẹt, còn bây giờ, trẻ em cần phát triển tư duy, tự suy luận, nên cấu trúc bài học thế này là phù hợp.
Kai
" alt="So sánh những hình ảnh của sách đạo đức xưa và nay"/>Doanh nghiệp Việt Nam cần được kết nối có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ảnh Internet.
Trao đổi tại hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, tiến sỹ Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh: Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua mang hình hài của quả mít, rất nhiều mũi nhọn như nhau nên không biết được đâu là ưu tiên, đâu là đột phá. Giờ, điều này đến lúc buộc phải thay đổi.
Đồng quan điểm, giáo sư Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Nhật Bản) cho rằng Việt Nam phải đẩy mạnh công nghiệp hóa vừa theo diện rộng vừa tiến sâu vào chuỗi giá trị của sản phẩm công nghiệp, cần có chính sách khôn ngoan chọn lựa doanh nghiệp FDI và nuôi dưỡng các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam kết nối có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và từng bước tạo lập được thương hiệu riêng.
Giáo sư Trần Văn Thọ cũng cho rằng, chính sách đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định vì tình hình thay đổi thì chiến lược, chính sách cũng phải khác.
“Việt Nam chậm đưa ra các chính sách thích hợp và thiếu nỗ lực cải cách hệ thống quản lý hành chính, thiếu cán bộ quản lý có năng lực và trách nhiệm nên đã không thu hút được nhiều FDI trong các ngành liên quan các loại máy móc. Chiến lược quan trọng để phát triển các ngành liên quan đến máy móc là phải phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, nhưng rất tiếc hiện nay các ngành này ở Việt Nam còn rất yếu”, giáo sư Trần Văn Thọ lưu ý.
Tại hội thảo, giáo sư David Dapice (Đại học Havard, Mỹ) đặt vấn đề: Đến năm 2025 Việt Nam cần thay đổi những gì để tăng năng suất? Vị giáo sư Đại học Havard cho rằng, vấn đề thấy được ở đây là giá trị gia tăng thấp trong nhiều ngành xuất khẩu sản xuất. Hầu hết phụ kiện phải nhập khẩu và thậm chí sau một thập kỉ thì cũng rất hiếm có công ty sản xuất phụ tùng nhỏ nào của Việt Nam có triển vọng tăng trưởng tại Đài Loan, Trung Quốc hay Hàn Quốc, cẩn phải giảm các khoản chi, nhất là các chi phí không chính thức là một vấn đề không chỉ giải quyết vấn đề tăng trường chậm hay nhanh mà còn là vì sự ổn định xã hội và chính trị.
Cũng theo các chuyên gia tại hội thảo, Việt Nam cần học hỏi, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách phát triển công nghiệp của các quốc gia trên thế giới có nhiều thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan…, đồng thời nhận diện những cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn đối với phát triển công nghiệp đất nước trong thời gian tới.
Quá trình phát triển công nghiệp của các nước đều theo các giai đoạn tuần tự, phát triển những ngành có lợi thế cạnh tranh, trong đó ngành cơ khí chính xác có vai trò quan trọng đối với mọi nền công nghiệp.
" alt="Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam không thể mang dáng hình'quả mít'"/>Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam không thể mang dáng hình'quả mít'