-
Nhận định, soi kèo Samgurali Tskaltubo vs Dila Gori, 22h00 ngày 9/4: Khó có lần thứ 3
-
Gần cuối tháng 2, Bộ Xây dựng mới công bố báo cáo về thị trường bất động sản quý IV/2019 và cả năm 2019.Nhận định về giá bất động sản tại Hà Nội, TP.HCM trong năm 2019, Bộ này cho rằng có biến động, tuy nhiên mức độ biến động không lớn.
Cụ thể, tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,54% so với năm 2018. Đối với nhà ở riêng lẻ, giá tăng khoảng 3,01%. Trong khi đó, giá căn hộ chung cư tại TP.HCM tăng khoảng 3,52%, giá nhà ở riêng lẻ tăng khoảng 8,99% so với năm 2018.
Như vậy, tốc độ tăng giá chung cư tại TP.HCM nhanh hơn Hà Nội tới 7 lần. Trong khi đó, giá nhà ở riêng lẻ nhanh hơn gần 3 lần.
 |
Giá bất động sản càng tăng cao người mua càng khó tiếp cận cơ hội để mua nhà (Ảnh: Lê Anh Dũng). |
Cũng theo Bộ Xây dựng, tổng hợp từ 37/63 địa phương có báo cáo trên cả nước, năm 2019 có 335 dự án phát triển nhà ở được cấp phép với quy mô 175.801 căn hộ; 561 dự án với 273.951 căn hộ đang triển khai xây dựng; 186 dự án với 66.155 căn hộ hoàn thành.
Về nguồn cung, tổng hợp từ 36/63 UBND có báo cáo, trong năm 2019 có 203 dự án với 85.612 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai được Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện.
Trong đó, tại Hà Nội có 61 dự án mới đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai với 31.184 căn hộ chung cư và 1.963 căn nhà ở thấp tầng. Còn ở TP.HCM có 47 dự án mới đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai với 23.485 căn hộ chung cư, 883 căn nhà thấp tầng và 436 căn biệt thự.
Trước đó, một khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho thấy, khoảng 81.000 hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong giai đoạn 2016-2020.
Đáng chú ý, hầu hết các đối tượng trên đều có nhu cầu căn hộ 1-2 phòng ngủ, giá bán khoảng trên dưới 01 tỷ đồng/căn và được trả góp tối thiểu 15 năm. Nhưng họ lại đang gặp nhiều rào cản để tiếp cận nhà ở, nguyên nhân chính là do hệ thống chính sách nhà ở xã hội chưa đầy đủ, chưa sát thực tế; Nguồn cung các sản phẩm nhà ở xã hội quá ít, không đáp ứng được nhu cầu rất lớn của xã hội; Giá nhà cao, gấp từ 20-25 lần so với thu nhập bình quân, trong khi các nước phát triển chỉ ở mức từ 5-7 lần.
Ghi nhận thị trường cho thấy giá nhà đất tại TP.HCM tăng liên tục trong 5 năm qua. Vào năm 2015, giá căn hộ hạng C vào khoảng 16 triệu đồng/m2, nhưng nay đã lên 25 triệu đồng/m2. Đất nền còn tăng chóng mặt hơn, giá đất một số khu vực tăng 200-300% so với cách đây 5 năm.
Căn hộ dưới 1 tỷ đồng gần như tuyệt chủng hoàn toàn. Con số thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng cho thấy cho thấy, hiện căn hộ giá bình dân gần như về con số 0. Năm 2018, thống kê tỷ lệ nhà giá rẻ 400 đến 500 triệu còn 2% nhưng bước sang năm 2019 thì phân khúc này gần như “tuyệt chủng”. Một căn hộ 55m2 cũng có giá thấp nhất lên tới 1,4 tỉ đồng, thậm chí còn cao hơn nhiều.
Nhận định về thị trường bất động sản năm 2019, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá, đây cũng là năm là năm thứ hai, thị trường bất động sản và các doanh nghiệp bất động sản lại phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn. Quy mô thị trường và nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở bị sụt giảm mạnh, nhất là phân khúc nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội.
“Giá nhà tăng cao, trong đó, căn hộ chung cư tăng giá khoảng 15-20% (cá biệt, có dự án nhà ở tại quận 9 có mức giá bán căn hộ tăng đến 39%) so với năm 2018. Do vậy, số đông người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ, mới lập nghiệp khó tạo lập nhà ở hơn, giấc mơ có nhà ở ngày càng xa vời” – ông Châu nói.
Trong khi đó, nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều bị sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận, thậm chí một số doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc đứng trước nguy cơ bị phá sản.
Ông Phạm Lâm - Tổng giám đốc Công ty cổ phần DKRA cho rằng, cơ hội sở hữu nhà của người trẻ mua nhà lần đầu ngày càng xa vời khi những dự án bất động sản mới có mức giá trên dưới 1,5 tỉ đồng/căn ngày càng khan hiếm. Càng ngày giá bất động sản càng tăng cao, người mua ngày càng phải đi xa và càng khó tiếp cận cơ hội để mua nhà.
Hồng Khanh

Giá bất động sản tăng sốc 200%, nghìn người mua nhà tái mặt
- Mặt bằng giá bất động sản nói chung đã tăng vọt lên 50%, có nơi cả 100% và thậm chí 200% chỉ trong vòng vài năm trong khi mức tăng trưởng kinh tế khoảng gần 7%/năm, mức tăng thu nhập bình quân đầu người ở mức 7-8%/năm.
" alt="Giá chung cư TP.HCM tăng gấp 7 lần Hà Nội"/>
Giá chung cư TP.HCM tăng gấp 7 lần Hà Nội
-
Một nguồn tin cho hay, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM phối hợp cùng Công an quận Phú Nhuận khoanh vùng được nghi can cướp, giết người và đốt nhà phi tang. Nạn nhân là bà N.T.N (SN 1954) sống trong căn nhà ở hẻm số 50, đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, quận Phú Nhuận. |
Công an xác định vụ cháy chết người này là cướp tài sản, giết người rồi đốt phi tang và đang tạm giữ nghi can |
Trước đó, 15h chiều 27/10 người dân phát hiện ngôi nhà trong căn hẻm trên bốc cháy nên chạy đến ứng cứu. Tuy nhiên, ngọn lửa bùng phát dữ dội khiến người dân không thể tiếp cận gần để dập lửa.
Khi nhận tin báo, đội Cảnh sát PCCC và CHCN, Công an quận Phú Nhuận đã nhanh chóng đến hiện trường. Một lúc sau, đám cháy được khống chế.
Lực lượng tại hiện tường tìm thấy thi thể của chủ nhà, là bà N, bị cháy xém nằm tại tầng 2. Đáng nói quá công tác khám nghiệm, trên thi thể bà N có 1 số vết cắt ở vùng cổ.
Trong nhà của bà N. đã mất một số tài sản.
Công an nhận định, bà N bị cướp, giết rồi kẻ gây án đốt nhà nhằm phi tang. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an đã khoanh vùng được nghi can gây án và đưa về làm việc.
Nghi can là nam giới, hơn 30 tuổi.

Tiết lộ khoản nợ khiến Bí thư xã giết cháu vợ rồi đốt xác phi tang
Bí thư xã ở Lâm Đồng được xác định đã lừa đảo, chiếm đoạt hơn 23 tỷ đồng của hàng chục nạn nhân, sau đó ra tay sát hại cháu vợ, đốt xác phi tang nhằm trục lợi bảo hiểm.
" alt="Kẻ cướp giết người phụ nữ rồi đốt phi tang"/>
Kẻ cướp giết người phụ nữ rồi đốt phi tang
-
Dịch Covid-19 đang tác động nhiều đến các thành phần kinh tế, riêng tại TP.HCM, điều dễ nhận thấy nhất là từ sau Tết đến nay số lượng cửa hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ buộc phải tạm dừng hoạt động, trả mặt bằng ngày càng nhiều vì tình hình kinh doanh khó khăn.Các tuyến đường nổi tiếng sầm uất, nhộn nhịp hàng quán ăn uống và mua sắm như Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), Hai Bà Trưng (quận 3), Hồ Tùng Mậu và Ngô Đức Kế (quận 1)… thì nay nhan nhản bảng thông báo dừng hoạt động.
Với lĩnh vực BĐS, doanh nghiệp bị “thiệt kép” khi từ đầu năm 2020 đến nay, nguồn cung dự án nhà ở trên địa bàn TP.HCM chưa được khơi thông thì lại xuất hiện dịch Covid-19. Trong thời điểm nguồn cung sản phẩm nhà ở khan hiếm và người tiêu dùng vẫn còn lo ngại vì dịch bệnh, nhiều sàn giao dịch BĐS đã bắt đầu tính phương án để tồn tại.
 |
Sàn giao dịch BĐS tại TP.HCM tạm ngừng hoạt động vì dịch Covid-19 |
Dạo một vòng qua các tuyến đường ở quận 2 như Lương Định Của, Nguyễn Hoàng, Trần Não… theo ghi nhận của PV VietNamNet, dù trong giờ hành chính nhưng nhiều sàn giao dịch BĐS đã “cửa đóng then cài”, tạm dừng hoạt động.
Theo thông báo dán trước cửa của Công ty Đ.V trên đường Nguyễn Hoàng, doanh nghiệp này sẽ đóng cửa đến hết tháng 3/2020 hoặc đến khi có thông báo mới. Trên đường Lương Định Của, tất cả bàn ghế và trang thiết bị của sàn BĐS L.G đã được chuyển đi. Nơi đây đang treo bảng cho thuê nhà nguyên căn.
 |
Một sàn giao dịch BĐS ở quận 2 trả mặt bằng kinh doanh. |
Tại đường 65, phường Tân Phong, quận 7, mặc dù đang trong giờ hành chính thế nhưng cửa sàn BĐS G.L vẫn đóng im ỉm. Không có bóng dáng nhân viên hay khách hàng liên hệ làm việc.
Đề phòng dịch Covid-19, Công ty BĐS H. có trụ sở tại quận 3 cũng đã cho hơn 1.000 nhân viên kinh doanh của mình làm việc tại nhà gần 10 ngày nay. Các nhân viên được thông báo “vừa làm vừa chờ thông báo mới”.
Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết, khó khăn của các sàn giao dịch BĐS thời điểm này là giữ được nhân viên, mặc dù không có sản phẩm để kinh doanh nhưng vẫn phải trả lương cho nhân viên. Các doanh nghiệp lớn đã phải sử dụng nguồn tài chính tích luỹ từ các năm trước trong khi đó nhiều sàn BĐS có vốn ít, không thể “gồng” cũng là điều dễ hiểu.
 |
Một sàn giao dịch BĐS ở quận 2 không còn hoạt động. |
Trước tình hình khó khăn chung, để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên, lãnh đạo Công ty BĐS L. tại TP.HCM đã có cách làm riêng. Theo đó, công ty cho biết không có chính sách giảm lương hay cắt giảm nhân sự, mà vẫn giữ nguyên các chính sách phúc lợi trong suốt thời gian dịch bệnh diễn ra.
Bắt đầu từ tháng 3/2020, công ty sẽ hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/cháu/tháng là con của cán bộ nhân viên dưới 18 tuổi cho đến các cháu đi học trở lại theo lịch trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tạm ngừng kí mới hợp đồng cho thuê căn hộ
Nhằm kiểm soát nguy cơ lây lan dịch Covid-19 trong cộng đồng dân cư tại các chung cư trên địa bàn, ngày 17/3 UBND quận 2 đã có văn bản chỉ đạo đến Chủ tịch UBND 11 phường của quận.
Cụ thể, UBND quận 2 chỉ đạo Chủ tịch UBND 11 phường làm việc với ban quản trị, ban quản lý các chung cư trên địa bàn tuyên truyền, vận động chủ căn hộ tạm ngừng việc ký mới hợp đồng cho thuê căn hộ từ ngày 17/3 để kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Chỉ đạo nói trên của UBND quận 2 nhận được nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên một số chủ căn hộ cũng tỏ ra đồng tình bởi trước diễn biến phức tạp của dịch, việc tạm dừng kí các hợp đồng mới với khách thuê nhà cũng là góp phần chung tay đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh.

“Đỏ mắt” tìm khách thuê mặt bằng bán lẻ, chủ vẫn quyết không hạ giá
- Nhiều cửa hàng nằm trên các tuyến đường sầm uất ở TP.HCM đã phải đóng cửa, trả mặt bằng vì kinh doanh ế ẩm. Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng không vì thế mà giá thuê sụt giảm.
" alt="Sàn giao dịch BĐS tháo chạy, người thuê nhà điêu đứng vì dịch Covid"/>
Sàn giao dịch BĐS tháo chạy, người thuê nhà điêu đứng vì dịch Covid
-
Nhận định, soi kèo Nữ Áo vs Nữ Hà Lan, 23h15 ngày 8/4: Đắng cấp vượt trội
-

Trạm 5G đầu tiên vừa được triển khai tại TP.HCM.Đợt thử nghiệm ở TP.HCM là lần đầu tiên Viettel xây dựng toàn bộ hệ thống mạng lõi của công nghệ 5G trên hạ tầng điện toán đám mây cho viễn thông (Telco Cloud). Đây là nền tảng công nghệ ảo hóa, giúp rút ngắn thời gian triển khai và linh hoạt trong vận hành khai thác đối với nhà mạng.
Viettel hiện là nhà mạng đầu tiên tích hợp công nghệ 5G vào hạ tầng mạng lưới tại TP.HCM. Trước đó, cả 2 nhà mạng là MobiFone và VinaPhone đều đã thành công trong việc xin giấy phép thử nghiệm 5G tại địa phương này.
 |
Khu vực thử nghiệm 5G của nhà mạng Viettel là 10 vị trí tại Quận 10. |
Hồi cuối tháng 6/2019, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng, triển khai thử nghiệm các dịch vụ công nghệ viễn thông thế hệ thứ năm (5G).
Khu vực thử nghiệm 5G của nhà mạng Viettel là 10 vị trí tại Quận 10. Đối với MobiFone, nhà mạng này sẽ thử nghiệm ở 12 vị trí tại Quận 1 và một phần khu đô thị mới tại Quận 7. Sau khi vừa có giấy phép thử nghiệm 5G, VinaPhone đang đề xuất được triển khai tại 3 vị trí trên địa bàn Quận 1.
Trước đó, vào cuối tháng 4/2019, Viettel đã lắp đặt, tích hợp trạm 5G đầu tiên Việt Nam tại Hà Nội, và tiến hành cuộc gọi đầu tiên vào tháng 5/2019 sau 3 tháng triển khai. Sự kiện này đánh dấu Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm thành công mạng 5G sớm nhất trên thế giới.
Trọng Đạt
" alt="Đã có trạm 5G thử nghiệm đầu tiên chuẩn bị phủ sóng tại TP.HCM"/>
Đã có trạm 5G thử nghiệm đầu tiên chuẩn bị phủ sóng tại TP.HCM
-
 sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2020. Khi Hiệp định này được triển khai, nhiều ngành kinh tế tại Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh từ EVFTA và viễn thông là một trong số đó. </p><p>Một trong những nguyên tắc chung là Việt Nam chấp nhận mở cửa thị trường viễn thông khi tham gia EVFTA. </p><p>Việt Nam cam kết không hạn chế về số lượng doanh nghiệp, tổng giá trị giao dịch hoặc tài sản, tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng các dịch vụ đầu ra, tỷ lệ tối đa của cổ phần/vốn góp/giá trị đầu tư nước ngoài, loại hình cụ thể của pháp nhân hoặc liên doanh… đối với nhà đầu tư EU.</p><p>Đối với các dịch vụ xuyên biên giới, Việt Nam cam kết không hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ, tổng giá trị giao dịch/tài sản và tổng số lượng dịch vụ cung cấp.</p><table class=)
Việt Nam sẽ mở cửa thị trường viễn thông khi Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Các nguyên tắc này sẽ được thực hiện trừ khi Biểu cam kết có quy định khác, đối với các lĩnh vực có trong Biểu.
Khi tham gia EVFTA, Việt Nam cam kết đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đến từ EU với các nhà đầu tư Việt Nam.
Tuy vậy, Việt Nam vẫn có thể đối xử khác biệt giữa nhà cung cấp dịch vụ này, miễn là không làm thay đổi điều kiện cạnh tranh theo hướng có lợi hơn cho nhà cung cấp dịch vụ Việt.
Dịch vụ viễn thông nào sẽ mở cửa sau năm 2020?
Với các cam kết của Việt Nam khi tham gia EVFTA, thị trường viễn thông trong nước sẽ có bước mở cửa rất mạnh sau 5 năm nữa.
Theo đó trong lĩnh vực viễn thông, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường đối với 2 nhóm ngành dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng. Hai nhóm này lại chia thành 2 phương thức là có hạ tầng mạng và không có hạ tầng mạng.
Nhóm ngành dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm dịch vụ thoại, dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói, dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh, dịch vụ telex, dịch vụ telegraph, dịch vụ facsimile, dịch vụ thuê kênh riêng và các dịch vụ như hội nghị truyền hình, thông tin vô tuyến, kết nối Internet và truyền dẫn tín hiệu video trừ truyền quảng bá.
Nhóm dịch vụ giá trị gia tăng gồm mạng riêng ảo (VPN), thư điện tử, thư thoại, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thông tin trực tuyến và xử lý dữ liệu, chuyển đổi mã và giao thức, thông tin trực tuyến và truy cập lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu, các dịch vụ facsimile gia tăng giá trị.
 |
Rất nhiều dịch vụ viễn thông thuộc nhóm ngành dịch vụ viễn thông cơ bản và nhóm các dịch vụ giá trị gia tăng sẽ mở cửa đón các nhà đầu tư và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài kể từ năm 2020. |
Với các dịch vụ cung cấp qua biên giới cho khách hàng tại Việt Nam, nhóm dịch vụ hữu tuyến và di động mặt đất, các nhà cung cấp dịch vụ từ EU được tham gia không hạn chế. Tuy nhiên, họ sẽ phải thông qua thỏa thuận thương mại với một tổ chức được thành lập ở Việt Nam. Tổ chức này phải được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế.
Với dịch vụ viễn thông vệ tinh, các nhà cung cấp từ EU phải thông qua thỏa thuận thương mại với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh quốc tế Việt Nam được cấp phép. Quy định này cũng có ngoại lệ trong một vài trường hợp cụ thể.
 |
Tùy vào từng loại hình dịch vụ viễn thông, các nhà đầu tư nước ngoài có thể thiết lập các liên doanh tại Việt Nam với tỷ lệ vốn góp từ 49% - 100%. |
Đối với việc đầu tư dịch vụ viễn thông cơ bản, nếu không có hạ tầng mạng, EVFTA cho phép các doanh nghiệp EU được liên doanh cùng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam với tỷ lệ vốn nước ngoài từ 65% - 70%. Tỷ lệ này có thể tăng lên 75% sau 5 năm kể từ ngày EVFTA có hiệu lực.
Nếu có hạ tầng mạng, doanh nghiệp EU được liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam với phần vốn góp không vượt quá 49% vốn pháp định.
Đối với việc đầu tư dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, nếu không có hạ tầng mạng, sau 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, liên doanh được phép nâng tỷ lệ vốn nước ngoài đến 100%. Tỷ lệ này tối đa là 65% trong trường hợp liên doanh có sở hữu hạ tầng mạng.
Trọng Đạt
" alt="Các nhà mạng Châu Âu sẽ 'đổ bộ' vào Việt Nam từ năm 2020"/>
Các nhà mạng Châu Âu sẽ 'đổ bộ' vào Việt Nam từ năm 2020
-
Công an huyện Yên Thành vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối tượng Bùi Đức Thuận (SN 1953, trú xã Hồng Thành, huyện Yên Thành) về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi.Thuận là bảo vệ Trường Tiểu học Hồng Thành từ năm 2001, còn nạn nhân là cháu N.T.T.L (SN 2008, trú cùng xã).
 |
Đối tượng Bùi Đức Thuận tại cơ quan công an |
Trước đó, ngày 12/9, thông qua một đoạn clip được lan truyền trên mạng xã hội, bà H.T.M. (bà ngoại của L.) phát hiện cháu bị ông Thuận xâm hại tình dục.
Khi bà ngoại gặng hỏi chuyện thì cháu gái khóc rất nhiều, không chịu trả lời.
Đến sáng 14/9, gia đình đưa cháu L. lên UBND xã Hồng Thành và Trường Tiểu học Hồng Thành để trình báo và xác minh sự việc.
Sau đó, cháu L. đã kể lại từ năm học lớp 4 và lớp 5 tại Trường Tiểu học Hồng Thành, ông Thuận nhiều lần gọi cháu L. vào phòng bảo vệ, dụ dỗ cho kẹo hoặc tiền rồi có hành vi sờ vào chỗ nhạy cảm.
Nghiêm trọng hơn, lúc cháu L. lên lớp 6 thì gã này dụ dỗ cháu quan hệ tình dục rồi dùng điện thoại quay clip lại.
Sau những lần quan hệ, Thuận đều dọa nạn nhân không được kể với gia đình, nếu kể sẽ đổ tội cho cháu ăn trộm kẹo và tiền.
Cháu L. từng có ý định tự tử nhưng may mắn được phát hiện kịp thời. Gia đình sau đó phải cho cháu nghỉ học 1 tuần để ổn định tâm lý.
 |
Bà ngoại đau lòng khi xem đoạn clip cháu gái bị xâm hại |
Được biết, bố mẹ của L. ly hôn rồi vào miền Nam làm ăn. Từ nhỏ, cháu L. ở cùng bà ngoại.
Luật sư Nguyễn Văn Ngọc - Trưởng Văn phòng luật sư Luật Ngọc (Đoàn luật sư tỉnh Nghệ An) cho biết, về khoa học, các em gái dưới 13 tuổi chưa phát triển một cách toàn diện về thể chất, cũng như chưa có những kiến thức về mặt sinh học và xã hội. Do đó, không thể lường hết được hậu quả của việc bị xâm hại trong độ tuổi này. Ngoài tổn hại về thân thể, sức khỏe thì cháu L. còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới mặt tinh thần.
Hành vi dụ dỗ, ép buộc quan hệ tình dục và đe dọa cháu L. (mới 12 tuổi) của đối tượng Thuận là một hành vi đồi bại vô nhân tính, vi phạm hành vi “Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em” (theo Khoản 3, Điều 6, Luật Trẻ em).
Đặc biệt, hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” với tình tiết phạm tội 2 lần trở lên có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm (theo Khoản 2, Điều 142, Bộ luật Hình sự).

Thấy cháu trong clip nhạy cảm trên mạng, bà tố cáo bảo vệ trường
Cháu L. nhiều lần bị ông B.Đ.T bảo vệ Trường Tiểu học Hồng Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) dụ dỗ quan hệ tình dục rồi quay video clip.
" alt="Khởi tố bảo vệ trường tiểu học ép nữ sinh quan hệ tình dục"/>
Khởi tố bảo vệ trường tiểu học ép nữ sinh quan hệ tình dục