Công ty Intracom đã tự ý chuyển đổi hơn 10ha đất trồng lúa, đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất tại Dự án thủy điện Pờ Hồ (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).
Công ty Intracom cũng tự ý chuyển mục đích sử dụng 139.791,1m2 từ đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp (đất công trình năng lượng) không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 7 của Nghị định số 102 ngày 10/11/2014 của Chính phủ.
Tiếp đó, Công ty Intracom tự ý chuyển mục đích sử dụng 6.227,93m2 đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 8 của Nghị định số 102 ngày 10/11/2014 của Chính phủ.
Ngoài ra, Công ty Intracom còn tự ý chuyển 1.816,982m2 đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; Chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 9 Nghị định 102 ngày 10/11/2014 của Chính phủ.
Với tất cả các sai phạm trên, Công ty Intracom bị xử phạt hành chính 114 triệu đồng. UBND tỉnh Lào Cai cũng yêu cầu Công ty Intracom thực hiện nghiêm túc chỉ đạo tại Văn bản số 4330 ngày 13/9/2018, yêu cầu dừng ngay mọi hoạt động thi công xây dựng công trình của dự án đối với phần diện tích đất sai phạm, chưa thực hiện các thủ tục về đất đai, xây dựng đến khi được cấp có thẩm quyền cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng mới được thi công tiếp.
Được biết, Dự án Thủy điện Pờ Hồ được đầu tư xây dựng tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có công suất lắp máy 13,2MW với 2 tổ máy hiện đại. Tổng vốn đầu tư cho dự án là trên 500 tỷ đồng bằng vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank). Dự án dự kiến hoàn thành vào quý I/2019.
Trao đổi với VietNamNet, Intracom cho biết, sau khi có quyết định xử phạt của UBND tỉnh Lào Cai, Công ty đã chấp hành đúng theo Quyết định xử phạt, nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Liên quan đến việc thực hiện dự án Thủy điện Pờ Hồ, theo Intracom dự án này nằm trên địa bàn xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, là một xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn và địa hình phức tạp nên việc thi công gặp nhiều khó khó khăn. Chính vì vậy trong quá trình thi công, có những lúc Intracom buộc phải đưa ra các phương án chỉnh sửa, nắn tuyến, chọn lựa các vị trí an toàn hơn cho việc thi công cũng như cho mọi người không nằm trong diện tích đã được cấp Giấy phép xây dựng, giao đất.
“Vì không biết bao giờ thì sạt trượt sẽ ổn định nên chúng tôi muốn chờ lúc nào ổn định thì xin phép bổ sung đền bù và điều chỉnh giấy phép một lần” – đại diện doanh nghiệp cho hay.
Về hồ sơ cấp phép xây dựng liên quan đến dự án, Intracom thừa nhận, tại thời điểm kiểm tra các thủ tục này chưa hoàn thành.
“Hiện các hồ sơ xin cấp phép xây dựng các khối lượng công trình còn lại, xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các diện tích đất bổ sung đã được nộp cho các cơ quan ban ngành xem xét phê duyệt. Vì đặc điểm của công trình thủy điện Pờ Hồ là xây dựng theo tuyến năng lượng trải dài hơn chục km, nếu chờ thay đổi hồ sơ từng phần một rồi mới tiếp tục thi công thì không biết đến bao giờ mới có thể hoàn thành công trình. Vì vậy Intracom đã tiến hành vừa xây dựng vừa làm hồ sơ xin phép” – Intracom lý giải.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom) thành lập năm 2002 với 100% vốn nhà nước do ông Nguyễn Thanh Việt là chủ tịch HĐQT.
Theo thông tin trên website của Intracom, công ty hiện hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng bất động sản, năng lượng sạch, vật liệu xây dựng, thi công xây lắp.
Intracom đầu tư 4 nhà máy thủy điện tại Lào Cai với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng gồm: Nhà máy thủy điện Tà Lơi 1, Tà Lơi 2, Tà Lơi 3, Nậm Pung. Tiếp đó, Intracom tiếp tục mở rộng đầu tư dự án năng lượng sạch gồm công trình Thủy điện Cẩm Thủy 1 tại tỉnh Thanh Hóa và Công trình Thủy điện Pờ Hồ tại Lào Cai.
Intracom cũng được biết đến với vai trò chủ đầu tư một số dự án bất động sản ở Hà Nội như: Intracom Riverside (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh); Dự án Intracom Trung Văn; Dự án Intracom Cầu Diễn.
Năm 2018, Intracom mở rộng đầu tư phát triển lĩnh vực y tế thông qua việc đang triển khai dự án Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tại quận Bắc Từ Liêm theo mô hình khách sạn bệnh viện.
Chủ tịch HĐQT Intracom CEO Nguyễn Thanh Việt cũng được biết đến trong chương trình Shark Tank 2018 với tư cách là “cá mập đầu tư”. Thông tin từ website của Intracom, CEO Nguyễn Thanh Việt đã rót vốn cho các dự án cho các startup bằng cách góp vốn đầu tư và hoạch định kế hoạch phát triển với số tiền hơn 47 tỷ đồng.
Hồng Khanh
Đà Nẵng xử phạt khu phức hợp khách sạn đồ sộ ven sông Hàn
Khu phức hợp đồ sộ Bạch Đằng Complex ngay trung tâm Đà Nẵng ngang nhiên xây dựng không phép trên diện tích hàng trăm mét vuông.
‘Siêu’ đô thị 9.000 tỷ đồng ở Sa Pa phải chờ Thủ tướng quyết định
Dự án Khu đô thị mới Đông Bắc Sa Pa có quy mô sử dụng đất 160ha, tổng mức vốn đầu tư khoảng 9.099 tỷ đồng.
" alt="Doanh nghiệp của Shark Nguyễn Thanh Việt chuyển đổi đất trái phép" />
"Tổng hợp, cấu trúc một số dẫn xuất polythiophene mới và ứng dụng trong siêu tụ điện"của SV Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
"Nghiên cứu ứng xử động lực học của vi giọt trong thiết bị vi lưu flow-focusing dưới ảnh hưởng của chất hoạt động bề mặt"của SV ĐH Bách khoa Hà Nội.
"Ứng dụng mô hình học máy xác định các tổ hợp gen liên quan huyết khối có giá trị chẩn đoán sớm nguyên nhân sảy thai liên tiếp ở phụ nữ Việt Nam"của SV Trường ĐH Y Hà Nội.
"Tổng hợp vật liệu NiCoFe-LDO, ứng dụng làm xúc tác trong xử lý môi trường"của SV Học viện Kỹ thuật quân sự.
"Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá chốt sọc Mystus mysticetus Roberts, 1992 phân bố trên tuyến sông Hậu từ Cần Thơ đến Sóc Trăng"của SV ĐH Cần Thơ.
"Dự định nghề nghiệp của sinh viên năm cuối tại các trường đại học ở Việt Nam trong bối cảnh Covid-19"của SV Trường ĐH Hà Nội.
"Cảm xúc và hành vi chia sẻ viral video trên facebook của thế hệ trẻ"của SV Trường ĐH Kinh tế TPHCM.
"Ảnh hưởng của Sensory Marketing đến chất lượng cảm nhận và sự hài lòng về dịch vụ y tế tại các bệnh viện công lập Việt Nam"của SV Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
"Đa dạng hóa xuất khẩu trước cú sốc kinh tế: Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển"của SV Học viện Ngân hàng.
"Xây dựng công cụ đánh giá năng lực STEM của học sinh Trung học phổ thông đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại TP.HCM"của SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
"Các biện pháp cưỡng chế hành chính trong quản lý xã hội khi có dịch bệnh từ thực tiễn Covid-19 ở Việt Nam"của SV Học viện An ninh nhân dân.
Sáng chế 100 nghìn đồng của học trò Hà Tĩnh giúp thầy cô đỡ vất vả
Thấy thầy cô vất vả với khâu chụp ảnh bài thi để chấm trắc nghiệm, nhóm học sinh lớp 11A Trường THPT Lê Quý Đôn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã lên ý tưởng chế tạo Giá chấm trắc nghiệm bán tự động. Sản phẩm được các giáo viên đánh giá cao về hiệu quả.
" alt="Cơm ăn liền của 5 cô gái giành giải nhất thi khoa học sinh viên" />
Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam thế chấp 13 quyền sử dụng đất ở Dự án KĐT mới C2 (phường Yên Sở và Trần Phú, quận Hoàng Mai).
Cụ thể theo danh sách công bố, Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát hiện đang thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai 59 căn nhà ở thấp tầng tại dự án Đầu tư xây dựng Tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm). Hải Phát cũng đang thế chấp tài sản với đất hình thành trong tương lai công trình hỗn hợp cao tầng thuộc dự án này và thế chấp tài sản với đất hình thành trong tương lai tại Phú Lãm, quận Hà Đông.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường thế chấp quyền sử dụng đất đối với 6 thửa đất tại Yên Nghĩa và La Khê (Dương Nội, Hà Đông). Bên cạnh đó, Nam Cường cũng thế chấp quyền sử dụng đất đối với 27 thửa đất tại Khu Đô thị mới Dương Nội (khu A), thế chấp bằng quyền sử dụng đất Khu đô thị mới Dương Nội (quận Hà Đông).
Liên doanh Cty TNHH Mai Trang và Cty CP Xây dựng Sunshine Việt Nam thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai Dự án xây dựng toà nhà Trung tâm thuương mại, dịch vụ văn phòng và nhà ở tại số 16 Phạm Hùng (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm).
Dự án Khu nhà ở phía Đông hồ Nghĩa Đô (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) của Cty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh cũng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Cty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh còn thế chấp 139 căn hộ hình thành trong tương lai tại dự án xây dựng chung cư CT1 – Khu nhà ở di dân giải phóng mặt bằng Hoàng Cầu (quận Đống Đa).
Cũng theo Văn phòng đăng ký đất đai (Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội), ngày 24/5/2018, Cty CP Đầu tư và dịch vụ Khách sạn SOLEIL thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai 481/498 căn hộ tại dự án số 2 Đặng Thai Mai (phường Quảng An, quận Tây Hồ).
Cty CP Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam thế chấp 464 căn hộ tại dự án Đầu tư xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai ở ô quy hoạch C11/ODK2 phường Yên Sở (quận Hoàng Mai).
Liên doanh Cty TNHH Mai Trang và Cty CP Xây dựng Sunshine Việt Nam thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai Dự án xây dựng toà nhà Trung tâm thuương mại, dịch vụ văn phòng và nhà ở tại số 16 Phạm Hùng (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm).
Ngoài ra, công ty CP Tập đoàn FLC và Công ty CP Hoá chất và vật tư khoa học kỹ thuật cũng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của dự án Công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng và trung tâm thương mại tại 265 Cầu Giấy (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy).
Công ty TNHH Đầu tư toàn cầu Tràng An, thế chấp 1 phần dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu hỗn hợp nhà ở, dịch vụ TM, Văn phòng Trường học GP Complex, số 1 Phùng Chí Kiên (phường Nghĩa Đô, quận cầu Giấy).
Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam thế chấp quyền sử dụng đất TT14 đến TT20, TT23, TT26, TT41, TT42, CC4, CC6 dự án KĐTM C2 phường Yên Sở và Trần Phú (quận Hoàng Mai).
Công ty CP Dịch vụ Vận tải đường sắt và Cty Tập đoàn T&T thế chấp bằng quyền sử dụng khu đất xây dựng nhà ở thấp tầng và khu đất xây dựng TTTM, CP và chung cư cao tầng tại dự án Khu hỗn hợp 120 Đinh Công (phường Định Công, quận Hoàng Mai).
Dự án nhà xã hội cũng thế chấp
Trong danh sách 92 dự án Sở TNMT Hà Nội công bố, nhiều dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp giá rẻ cũng được các chủ đầu tư thế chấp.
Như Công ty CP đầu tư xây dựng NHS thế chấp bằng Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô Cl 1- ODK4 (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai).
Chủ của loạt dự án nhà ở xã hội Ecohome là Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô (Thủ Đô Invest) đang thế chấp 87 căn/680 căn hộ (trong đó chủ đầu tư 32 căn, còn lại công dân là 55 căn) tại dự án xây dựng Khu nhà ở CT1 Phúc Lợi (Ecohome Phúc Lợi), quận Long Biên.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô (Thủ Đô Invest) đang thế chấp 87 căn/680 căn hộ tại dự án xây dựng Khu nhà ở CT1 Phúc Lợi (Ecohome Phúc Lợi), quận Long Biên.
Công ty CP tập đoàn Hoành Sơn (là đại diện liên danh giữa Công ty TNHH MTV Bạch Đằng và Công ty CP tập đoàn Hoành Sơn) thế chấp Dự án xây dựng chung cư nhà ở xã hội cán bộ chiến sỹ Bộ Công An tại số 282 Nguyễn Huy Tưởng, (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân). Cụ thể, đến 11/7/2018 còn thế chấp 537 căn/612 căn và diện tích dịch vụ thương mại, nhà trẻ, bể bơi.
Ngoài ra danh sách các dự án thế chấp còn có những dự án đã và đang bàn giao cho khách hàng.
Công ty cổ phần Công Đà 1.01 và Công ty Cổ phần Ecoland đã thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là Dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại Eco Lakeview, số 32 Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai (không bao gồm phần tài sản là 8.609m2 sàn và các lợi ích khác của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam). Theo dự kiến, dự án Eco Lakeview sẽ bàn giao nhà cho khách hàng trong tháng 10 tới đây.
Công ty TNHH MTV Eco Dream, thế chấp bằng Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng kết hợp TMDV - Eco Dream ở ô đất TT6 KĐTM Tây Nam Kim Giang I, xã Tân Triều (huyện Thanh Trì).
Liên danh Công ty CP Contrexim số 1 và Công ty CP Đầu tư phát triển Thái Hà thế chấp dự án xây dựng nhà ở tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm; Công ty Cổ phần Tập đoàn Tecco thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (gồm 700 căn hộ để ở, 09 căn dịch vụ và 01 căn nhà trẻ) thuộc Dự án tòa nhà hỗn hợp thương mại và nhà ở chung cư Tecco, tại khu đất đấu giá quyền sử dụng đất, xã Ngũ Hiệp và xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì.
Công ty TNHH Liên doanh ô tô Hòa Bình thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc dự án khu nhà ở thấp tầng –dự án công trình hỗn hợp Pandora (số 53 Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân)…
Theo một chuyên gia Tài chính - Ngân hàng, trong phần lớn các dự án nằm trong danh sách trên, đều đang sử dụng cả hai kênh: Vốn vay của ngân hàng cũng như huy động tiền từ người mua nhà. Vị này cho rằng, đây là tình trạng cố hữu của thị trường bất Việt Nam, đẩy nhiều rủi ro về phía người mua. Mặt khác, ngân hàng cũng gặp khó khăn khi cho vay theo cách thức này.
Theo chuyên gia, nhà kinh doanh bất động sản khi có quá nhiều tiền từ ngân hàng và từ dân thì có khả năng đầu tư vào dự án khác. Đến cuối cùng, không hiếm trường hợp cả 3 đều mất tiền. Người dân mất số tiền bỏ ra mua nhà, ngân hàng không được trả nợ và chính doanh nghiệp cũng thua lỗ vì đầu tư dàn trải.
Trong khi đó, đứng về góc độ người mua nhà, luật sư đưa ra lời khuyên rằng: Khi mua nhà, khách hàng cần xem xét kỹ điều khoản trong Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, nhất là những quy định về thời gian bàn giao căn hộ, thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời hạn được cấp sổ đỏ; chế tài về phạt vi phạm được nêu trong hợp đồng…
Cũng theo luật sư, người mua nhà nên chủ động trực tiếp đến gặp chủ đầu tư để xem dự án đó đang được thế chấp cho ngân hàng nào, thời hạn trong bao lâu và có thể giải chấp được không?
Theo khoản 1, điều 147 của Luật Nhà ở năm 2014, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp tại ngân hàng và tổ chức tín dụng dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó. Tuy nhiên, trước khi bán căn hộ, nhà ở cho khách hàng, chủ đầu tư phải giải chấp căn hộ đã được cầm cố.
Danh sách 92 dự án Hà Nội đang thế chấp ngân hàng, theo công bố của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội.
Hồng Khanh
TP.HCM yêu cầu công khai các dự án thế chấp ngân hàng
UBND TP.HCM vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM cần công khai minh bạch các thông tin thế chấp dự án, để người dân được biết
" alt="Loạt ‘ông lớn’ mang dự án ở Hà Nội đi thế chấp ngân hàng" />
Các đại biểu dự cuộc họp trực tuyến của Sáng kiến Việt Nam Spark ngày 2/9.
Tham dự cuộc họp có cựu Thống đốc bang Massachusetts Michael Dukakis, Chủ tịch diễn đàn Toàn cầu Boston; nguyên Quyền Bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Cameron Kerry; Đồng Chủ tịch Sáng kiến Liên hợp quốc 100 năm Ramu Damodaran; Giáo sư Thomas E. Patterson thuộc Đại học Harvard và nhiều giáo sư, chiến lược gia khác đến từ đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)…
Phát biểu khai mạc, Đại sứ Hà Kim Ngọc bày tỏ vui mừng tham dự sự kiện với sự có mặt của các chuyên gia hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ vào đúng ngày Quốc Khánh của Việt Nam. Đại sứ cho rằng sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt khi được đề xuất bởi một tổ chức có uy tín tại Boston, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc trong những ngày Người đi tìm đường cứu nước.
Đại sứ Hà Kim Ngọc nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn xa về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và quan hệ hai nước hiện nay đang đi theo đúng tầm nhìn đó; chuyến thăm Việt Nam thành công của Phó Tổng thống Kamala Harris mới đây là một bước tiến mới trong quan hệ hai nước.
Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc phát biểu tại cuộc họp.
Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam tại Washington D.C cho biết, tình hình dịch bệnh tại Việt Nam diễn biến phức tạp, gây các tác động sâu sắc về kinh tế và xã hội; Chính phủ Việt Nam đã và đang có nhiều biện pháp nỗ lực chống dịch, tìm các nguồn vắc xin sớm nhất về Việt Nam.
Đại sứ đánh giá cao và mong rằng Sáng kiến Việt Nam Spark sẽ giúp đề xuất các sáng kiến đột phá để Việt Nam có thể vượt qua các thách thức và duy trì đà phát triển mạnh mẽ.
Phát biểu tại cuộc họp, cựu Thống đốc Michael Dukakis cho rằng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là hình mẫu của việc biến cựu thù thành bạn. Ông bày tỏ quan tâm và mong hỗ trợ cải thiện tình hình dịch bệnh tại Việt Nam; cho rằng hai vấn đề y tế chống dịch và phát triển kinh tế có quan hệ tương hỗ và có ý nghĩa quan trọng giúp Việt Nam vượt qua đại dịch.
Giáo sư John Quelch, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Kinh Doanh Harvard, Hiệu trưởng trường kinh doanh Đại học Miami, cho rằng Việt Nam nên phối hợp cùng các nước ASEAN xây dựng một chiến lược y tế cho khu vực để có thể tự chủ về vaccine; quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ; và chú ý sức khỏe tinh thần của người dân.
Các đại biểu khác cũng đưa nhiều ý tưởng về phát triển cơ sở hạ tầng y tế, cơ sở hạ tầng thông tin, tư vấn tâm lý từ xa, nâng cao vai trò của phụ nữ...
Ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Tổng biên tập Báo Vietnamnet và là Giám đốc Viện Michael Dukakis về Lãnh đạo và Sáng tạo, cho biết sau cuộc họp đầu tiên này, Sáng kiến Việt Nam Spark sẽ tiếp tục có các cuộc thảo luận và dự kiến sẽ gửi báo cáo của Sáng kiến cho Việt Nam vào cuối tháng 11/2021.
Các đại biểu tham dự buổi họp mong muốn đưa Sáng Kiến Việt Nam Spark trở thành một diễn đàn để các nhà lãnh đạo, chiến lược gia, các chuyên gia của Hoa Kỳ, các nước G7, châu Âu… đóng góp những ý tưởng, giải pháp giúp Việt Nam phát triển; đồng thời giới thiệu những công việc Việt Nam có thể đóng góp xây dựng một thế giới hoà bình, an ninh, và phồn vinh.
PV
Báo chí quốc tế bình luận chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ
Một loạt hãng thông tấn trên thế giới đã đăng tải thông tin và bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, mô tả sự kiện này là bằng chứng quan hệ giữa hai nước đang ngày càng phát triển.
" alt="Sáng kiến Việt Nam Spark hỗ trợ Việt Nam phòng chống Covid" />
Từ năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sự kiện đã được chuyển từ hình thức tổ chức trực tiếp sang hình thức trực tuyến, nhận được sự hưởng ứng tích cực. Tại sự kiện “Ngày hội Giáo dục đại học Đài Loan 2020” đã có hơn 6.000 lượt truy cập.
Năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, “Ngày hội Giáo dục đại học Đài Loan 2021” vẫn sẽ được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, qua nền tảng Google Meet, vào 8h45 - 16h30 ngày 30/10/2021.
“Ngày hội Giáo dục đại học Đài Loan 2021” cũng sẽ được phát sóng trực tiếp trên kênh Youtube và Facebook trong ngày diễn ra sự kiện
Đăng ký tham gia (miễn phí) tại: http://ciec.vn/dai-loan
Phòng Giáo dục - Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 20A, Tòa nhà PVI, số 1 Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Cư dân chung cư Starcity (81 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội) đã tập trung căng băng rôn tại trụ sở Công ty cổ phần Tập Đoàn Đại Dương (Ocean Group) sáng nay (26/10).
Ghi nhận của PV VietNamNet, từ 8h30 sáng nay (26/10) nhiều cư dân chung cư Starcity đã tập trung tại đã tập trung căng băng rôn tại trụ sở Ocean Group - Tòa nhà VNT Tower (số 19 Nguyễn Trãi, Thanh xuân, Hà Nội). Các băng rôn với nội dung như: "Chủ đầu tư chiếm dụng quỹ bảo trì của cư dân Starcity"; "Kinh phí bảo trì chung cư Starcity đang ở đâu"; "Yêu cầu trả 2% quỹ bảo trì cho cư dân Starcity"... để đòi lại quỹ bảo trì mà chủ đầu tư “ôm” suốt 3 năm không trả.
Một thành viên Ban quản trị cho biết, tháng 9/2017, Ban quản trị được thành lập hợp pháp. Ban quản trị đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị chủ đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại VNECO Hà Nội và Ocean Group bàn giao quỹ bảo trì nhà chung cư và hồ sơ tòa nhà. Nhưng phải sau nhiều lần được cơ quan chức năng đốc thúc, ngày 30/3/2018, chủ đầu tư mới bàn giao được Hồ sơ tòa nhà và một phần nhỏ quỹ bảo trì. Hiện nay Ocean Group vẫn còn giữ hơn 16 tỷ đồng tiền quỹ bảo trì tại chung cư Starcity.
Điều đáng nói, gần đây, Ocean Group có văn bản gửi Ban quản trị và VNECO cho biết, 16 tỷ phí bảo trì tòa nhà sẽ được doanh nghiệp này trả lại cho cư dân trong vòng 10 năm chia làm các đợt nhỏ. Và chỉ trong trường hợp tài chính cho phép thì mới ưu tiên thanh toán sớm hơn.
Đây là lần thứ 3 cư dân Star City xuống đường căng băng rôn đòi phí bảo trì.
Văn bản này đã khiến hàng trăm cư dân đang sống tại chung cư Starcity cảm thấy vô cùng bức xúc. “Quỹ bảo trì là tài sản của dân chứ không phải tài sản của chủ đầu tư. Khi đã có ban quản trị hợp pháp thì phải bàn giao theo đúng quy định, chủ đầu tư không bàn giao là đang sử dụng trái phép tài sản của cư dân” – thành viên ban quản trị cho hay.
Theo phản ánh của cư dân, chung cư hiện còn đang tồn tại nhiều vấn đề như thang máy, sổ hồng… “Hiện nay, thang máy tại toà nhà đã có những sự cố. Vừa mới tuần trước, cụ già 74 tuổi ở tầng 25 bị trượt thang máy rơi xuống tầng 7. Thang máy số 2 bị rung lắc cục bộ khiến cư dân rất bất an. Vấn đề quan trọng nhất của chúng tôi là đòi được quỹ bảo trì, để chúng tôi sửa được thang máy cho cư dân. Đó là điều quan tâm lớn nhất của cư dân chúng tôi ảnh hường tới tính mạng của bà con” – một cư dân bức xúc.
Việc cư dân Starcity xuống đường đòi quyền lợi không phải lần đầu, trước đó, ngày 7/5, (15/8) rất nhiều cư dân chung cư Starcity đã xuống đường căng băng rôn đòi quỹ bảo trì.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 7/5, đoàn kiểm tra của Sở Xây dựng đã làm việc với chủ đầu tư, đại diện cư dân Star City, về vấn đề quỹ bảo trì, Đoàn kiểm tra của Sở Xây dựng yêu cầu Vneco Hà Nội phải chủ trì tổ chức làm việc với Ocean Group và Ban quản trị tòa nhà để thống nhất số quỹ phí bảo trì Ocean Group đã thu là bao nhiêu.
Đồng thời, thống nhất lộ trình bàn giao kinh phí bảo trì theo đúng quy định của pháp luật, thời gian thực hiện trước ngày 15/5/2018, tuy nhiên quá thời hạn này đã lâu nhưng Ocean Group vẫn chưa trả quỹ bảo trì.
Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra, khởi tố việc ‘ôm’ quỹ bảo trì chung cư
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư.
Tại chỉ thị này, liên quan đến tình trạng chiếm dụng quỹ bảo trì, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tổ chức cưỡng chế thu hồi quỹ, xử lý nghiêm các trường hợp thành viên Ban quản trị sử dụng khoản kinh phí này trái quy định.
Đồng thời Thủ tướng cũng giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm các chủ thể có hành vi nghiêm trọng trong quản lý sử dụng, vận hành nhà chung cư, đặc biệt là hành vi chiếm dụng, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư trái quy định pháp luật.
Hồng Khanh
Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra, khởi tố việc ‘ôm’ quỹ bảo trì chung cư
Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm các chủ thể có hành vi chiếm dụng phí bảo trì chung cư trái quy định pháp luật.