当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo PSG vs Angers, 22h00 ngày 5/4: Khó thắng cách biệt 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Augsburg vs Bayern Munich, 1h30 ngày 5/4: Chủ nhà gặp khó
Tra cứu điểm thiTẠI ĐÂY.
![]() |
Ảnh Lê Anh Dũng |
Thời gian vừa qua và nhất là trong vài ngày đầu PC-Covid mới được đưa lên Apple Store và CH Play, một số người dân đã gặp tình trạng thông tin cá nhân hiển thị trên ứng dụng gồm cả dữ liệu tiêm chủng bị thiếu hoặc chưa chính xác.
Với một ứng dụng được phát triển để phục vụ hàng triệu dân, kết nối nhiều cơ sở dữ liệu lớn về phòng chống dịch như PC-Covid, khó tránh sẽ xảy ra một số vấn đề kỹ thuật.
Bộ TT&TT đã chỉ đạo Trung tâm công nghệ thiết lập kênh tiếp nhận phản ánh của người dân đối với các vấn đề của ứng dụng PC-Covid, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài Trung tâm nhằm nhanh chóng khắc phục những vấn đề kỹ thuật, kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu đảm bảo thông tin của người dùng được hiển thị đầy đủ, chính xác lên ứng dụng.
Đối với người dùng PC-Covid, theo hướng dẫn của Trung tâm công nghệ, mọi người có thể thực hiện một số thao tác để sớm có được thông tin hiển thị đúng và đủ, cũng như sử dụng ứng dụng này một cách hiệu quả:
Cập nhật đầy đủ thông tin các mũi tiêm vắc xin phòng Covid-19
Trường hợp đã tiêm 1 hoặc 2 mũi tiêm vắc xin phòng Covid nhưng chưa thấy thông tin về mũi tiêm được cập nhật đầy đủ trên ứng dụng PC-Covid, người dùng có thể kiểm tra lại bản cập nhật ứng dụng.
Nếu chưa lên phiên bản mới nhất, cần truy cập vào các kho ứng dụng (CH Play với các thiết bị dùng hệ điều hành Android và App Store với thiết bị dùng hệ điều hành iOS) để tiến hành cập nhật, sau đó đóng ứng dụng, chờ ít phút cho dữ liệu được đồng bộ.
Người dùng cũng cần kiểm tra lại thông tin cá nhân trên ứng dụng PC-Covid, đảm bảo các thông tin như họ và tên, ngày sinh, số điện thoại, số Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân có trùng khớp thông tin đã khai trên Sổ Sức khỏe điện tử. Nếu chưa, cần cập nhật lại chính xác, sau đó đóng ứng dụng và chờ ít phút để dữ liệu được đồng bộ.
Trong trường hợp đã kiểm tra các cách trên nhưng vẫn chưa có dữ liệu mũi tiêm (bao gồm cả trên PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử, người dùng có thể liên hệ qua fanpage Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch quốc gia để được hỗ trợ.
Nếu dữ liệu tiêm chủng đã hiển thị đủ số mũi nhưng sau đó lại mất, người dùng cũng có thể yêu cầu đội ngũ của Trung tâm công nghệ hỗ trợ, bằng cách liên hệ, phản ánh qua Fanpage của Trung tâm.
Chỉnh sửa thông tin cá nhân
Khi phát hiện ứng dụng PC-Covid hiển thị thông tin cá nhân chưa chính xác, người dùng có thể tự chỉnh sửa lại thông tin theo các bước: trên giao diện ứng dụng, vào mục “Quản lý mã QR”, vào tiếp “Sửa mã QR” để thực hiện chỉnh sửa thông tin cá nhân và nhấn lưu để hoàn tất.
Quét mã QR địa điểm
Khi quét mã QR địa điểm nhưng PC-Covid báo lỗi, người dùng có thể thử kiểm tra mã QR địa điểm đang quét có phải là mã QR địa điểm quốc gia, được tạo từ website qr.tokhaiyte.vn hoặc trên ứng dụng PC-Covid hay không?
Trên thực tế, một số địa điểm đã có tình trạng sử dụng nhầm mã QR cá nhân thay cho mã QR địa điểm, khi đó ứng dụng PC-Covid không thể quét mã được.
Song song đó, người dùng cũng cần đảm bảo ứng dụng PC-Covid đã được cập nhật phiên bản mới nhất.
Quá trình sử dụng PC-Covid, khi gặp phải các vấn đề phát sinh cần được hỗ trợ, người dùng đều có thể liên hệ với đội ngũ Trung tâm công nghệ qua fanpage để được hỗ trợ khắc phục sớm. |
Trường hợp địa điểm sử dụng đúng mã QR địa điểm quốc gia, ứng dụng PC-Covid đã được cập nhật mà việc quét mã vẫn không hoạt động, người dùng liên hệ qua fanpage Trung tâm công nghệ để được hỗ trợ.
Tra cứu số lượng người quét mã QR địa điểm của mình
Muốn tra cứu số lượng người quét mã QR địa điểm của mình, chủ địa điểm truy cập vào website qr.tokhaiyte.vn, đăng nhập bằng số điện thoại để đăng ký QR địa điểm. Sau khi đăng ký, các thông tin cá nhân của những người đã quét và số lượng người quét mã sẽ được hiển thị trên website qr.pccovid.gov.vn hoặc qr.tokhaiyte.
Trung tâm công nghệ cũng thông tin thêm, các thông tin đăng ký đã được mã hóa, chỉ những cấp có thẩm quyền mới được xem các dữ liệu đầy đủ phục vụ công tác truy vết.
Gửi mã OTP về số điện thoại đã đăng ký
Nhiều trường hợp người dùng ứng dụng PC-Covid dù đã đăng ký số điện thoại nhưng không nhận được mã OTP gửi về. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân đến từ mạng viễn thông, thiết bị hoặc ứng dụng đưa đến tình trạng này.
Do đó, khi gặp lỗi kể trên, trước hết người dùng cần kiểm tra tình trạng gửi/nhận SMS của thiết bị xem có lỗi không, có dùng phần mềm hoặc tính năng chặn SMS lạ không, sóng có yếu không, SIM máy có hoạt động bình thường không…. Sau khi đã kiểm tra mà vẫn gặp lỗi, người dùng cần liên hệ qua fanpage Trung tâm công nghệ để được hỗ trợ.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng PC-Covid, bất cứ khi nào gặp phải những vấn đề phát sinh khác, người dùng đều có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Trung tâm công nghệ qua fanpage để được hỗ trợ, khắc phục sớm.
Vân Anh
Chiều 1/10, ứng dụng phòng chống dịch Covid-19 quốc gia PC-Covid sẽ được giới thiệu tại buổi tọa đàm do Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chủ trì.
" alt="Người dùng cần làm gì để có đủ thông tin chính xác trên ứng dụng PC"/>Người dùng cần làm gì để có đủ thông tin chính xác trên ứng dụng PC
Đây là thống kê của Bộ GD-ĐT tínhđến năm học 2010 - 2011 đưa ra ngày hôm nay, 23/8.
Theo số liệu này, các trường ĐH sưphạm có gần 4.400 giảng viên, trong đó, số lượng GS là 18, PGS là 192, chiếm tỉlệ 5%. Tỷ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ là 12,84% với 565 người, còn lại chủyếu là trình độ thạc sĩ (2.039 giảng viên).
Sau khi đánh giá chung"một bộphận giảng viên còn hạn chế về trình độ, chưa tích cực đổi mới phương pháp giảngdạy, chương trình đào tạo giáo viên nhiều bất cập",trong báo cáo tổng kết,Bộ GD-ĐT đưa ra 6 mục tiêu nhằm cải thiện chất lượng ở những "cỗ máy cái" đàotạo giáo viên như: ổn định và củng cố hệ thống và mô hình cơ sở đào tạo giáoviên hiện nay, phát triển quy mô các trường, khoa sư phạm...
Một số mục tiêu được "số hóa" vớicác mốc thời gian: đến năm 2015, ít nhất 25% và đến năm 2020, 50% giảng viên sưphạm đạt trình độ tiến sĩ; chức danh từ PGS trở lên có chỗ làm việc tại trường;các cơ sở đào tạo giáo viên hoàn thành việc đổi mới chương trình, có đủ giáotrình chất lượng cho tất cả các môn học.
Đáng lưu ý, tới năm 2020, tỉ lệ sinhviên/giảng viên sẽ không quá 20; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởngkhoa, phó trưởng khoa các trường ĐHSP, CĐSP phải qua chương trình bồi dưỡng cánbộ quản lý giáo dục trước khi được bổ nhiệm hoặc trong vòng một năm sau khi đượcbổ nhiệm; các trường sư phạm có thư viện điện tử.
Các hội đồng Hiệu trưởng trườngĐHSP, CĐSP; hội đồng khoa học sư phạm quốc gia cũng sẽ được thành lập.
Kiều Oanh
Siêu máy tính dự đoán Tottenham vs Southampton, 20h00 ngày 6/4
Hoàng Oanh gọi Huỳnh Anh là ‘người bạn thân thương’ hậu chia tay
Hướng dẫn sử dụng Safari trên iOS 15
Trên iOS 15, trình duyệt Safari có thiết kế hoàn toàn mới. Apple chia sẻ tiêu chí căn bản của thiết kế Safari mới là tôn nội dung lên vị trí trung tâm. Với việc thanh địa chỉ URL được đưa xuống dưới, người dùng sẽ dễ dàng lướt web trên Safari bằng một tay.
Khi bạn lướt nội dung trên trang web, thanh URL sẽ thu nhỏ lại bên dưới. Nếu bạn vuốt ngược lên hoặc chạm vào dưới đáy màn hình, thanh URL sẽ xuất hiện lại. Trong khi đó, thao tác kéo xuống từ mép trên màn hình vẫn sẽ giúp tải lại trang.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn cài extension Safari trên iOS 15
Kể từ phiên bản hệ điều hành iOS 15, trình duyệt Safari còn có thể được cài extension. Như vậy, người dùng có thể bổ sung các tính năng tích hợp trên Safari như chặn quảng cáo, lưu mật khẩu, hay chuyển chế độ tối cho trang web.
Trước hết, người dùng vào "Cài đặt" => "Safari", rồi chọn tiếp "Phần mở rộng". Người dùng sẽ thấy danh sách các extension, để tìm và cài thêm hãy bấm "Phần mở rộng khác".
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn chuyển Safari iOS 15 về giao diện cũ
Trong thời gian đầu lên iOS 15, nhiều người vẫn lạ lẫm với thao tác sử dụng mới. Nếu chưa quen, người dùng cũng có thể chuyển Safari về giao diện cũ, với thanh địa chỉ được đưa lên trên.
Để chuyển Safari về giao diện cũ, người dùng vào mục "Cài đặt" => "Safari". Kéo xuống phần "Tab", hãy chọn "Tab đơn nhất" để đưa thanh địa chỉ lên trên.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn sử dụng Live Text trên iOS 15
Tính năng Live Text trên iOS 15 cũng rất được quan tâm. Tính năng này có thể nhận diện văn bản trong hình ảnh, tách ra chữ viết, số điện thoại, công thức, mật khẩu Wi-Fi...; sau đó hỗ trợ tra cứu và dịch nếu cần.
Để bật tính năng Live Text trên iOS 15, bạn vào "Cài đặt" => "Camera", sau đó kích hoạt "Văn bản trực tiếp".
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn gõ tiếng Việt trên iOS 15 bằng tính năng lướt phím QuickPath
Khoảng 2 năm trước, Apple cho ra đời tính năng lướt phím gõ chữ trên iOS 13, được gọi là QuickPath. Kể từ phiên bản iOS 15 mới ra, QuickPath bắt đầu hỗ trợ thêm một số thứ tiếng trong đó có tiếng Việt.
Để bật QuickPath trên iOS 15, người dùng vào phần "Cài đặt" => "Cài đặt chung" => "Bàn phím". Sau đó hãy bật công tắc phần "Trượt để nhập".
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn sử dụng SharePlay trên FaceTime iOS 15
iOS 15 có tính năng SharePlay, hỗ trợ người dùng iPhone/iPad chia sẻ màn hình với nhau hoặc cùng xem một bộ phim, cùng nghe một bản nhạc khi đang gọi FaceTime.
Tính năng SharePlay chưa có trên iOS 15 thời gian đầu mới ra, nhưng cũng dự kiến xuất hiện trong năm nay 2021.
Để sử dụng SharePlay, người dùng iPhone/iPad cả 2 đầu dây đều cần đảm bảo bật công tắc trong mục Settings => FaceTime => SharePlay.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn làm mờ hậu cảnh FaceTime trên iOS 15
FaceTime được nâng cấp và thêm khá nhiều tính năng mới. Trong đó, chế độ "Chân dung" của FaceTime hỗ trợ làm mờ hậu cảnh phía sau và tập trung điểm nhìn vào người dùng.
Khi đang gọi FaceTime, người dùng iPhone chỉ cần kéo Control Center ra, rồi bấm mục Video Effects, chọn chế độ Portrait.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn tạo chế độ tập trung trên iOS 15
iOS 15 còn hỗ trợ người dùng bằng tính năng Focus. Tính năng này sẽ lọc ra một số nhất định các thông báo và ứng dụng được hiển thị trong từng trường hợp cụ thể, như khi lái xe, làm việc, hoặc chuẩn bị đi ngủ...
Focus giống như phiên bản nâng cấp của tính năng "Do Not Disturb" trên các đời iOS trước, nhưng người dùng được lựa chọn chế độ tập trung một cách linh động hơn. Ngoài lựa chọn chế độ do máy gợi ý, người dùng có thể tự thiết lập chế độ riêng.
Trên iOS 15, người dùng iPhone có thể mở Control Center và chọn vào biểu tượng "Do Not Disturb". Sẽ có một danh sách các chế độ tập trung được hiển thị, người dùng có thể bấm "New Focus" để thiết lập chế độ tự chỉnh.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn ẩn IP trên iOS 15
iOS 15 cũng được bổ sung nhiều tính năng bảo mật. Trong đó, Private Relay hỗ trợ ẩn địa chỉ IP cùng lịch sử duyệt web tương ứng để bảo mật thông tin hơn. Tính năng này là một phần gói dịch vụ cao cấp iCloud+ mới.
Private Relay hoạt động dựa trên 2 máy chủ trạm trung chuyển, trạm của Apple sẽ phụ trách xử lý địa chỉ IP còn trạm của nhà cung cấp trung gian sẽ xử lý địa chỉ web mà người dùng truy cập.
Để trải nghiệm Private Relay trên iOS 15, người dùng truy cập vào "Cài đặt", bấm phần hồ sơ Apple ID, và chọn iCloud. Sau đó, hãy vào tiếp mục "Chuyển tiếp bảo mật" (Private Relay).
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn khôi phục mật khẩu Apple ID trên iOS 15 nhờ người thân
Trên phiên bản hệ điều hành iOS 15 mới ra, người dùng iPhone có thể nhờ người thân hỗ trợ lấy lại mật khẩu Apple ID bị quên, hoặc cả passcode của máy, một cách khá đơn giản và thuận tiện.
Người được nhờ cũng phải đáp ứng một số điều kiện như: Trên 13 tuổi, dùng thiết bị chạy iOS 15 hoặc iPadOS15, cũng đã bật xác thực 2 lớp cho Apple ID, và có cài passcode.
Để chuẩn bị danh sách người thân khi cần khôi phục mật khẩu, người dùng iPhone vào Settings, chọn hồ sơ tài khoản Apple ID của mình, rồi chọn vào "Password & Security" => "Account Recovery".
Trong trường hợp quên mật khẩu, bạn cần liên hệ với người được nhờ để lấy mã khôi phục 6 số. Mã khôi phục này lấy từ mục "Password & Security" => "Account Recovery" của máy người được nhờ.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn thiết lập mật khẩu 2 lớp trên iOS 15
Kể từ phiên bản iOS 15 mới phát hành, người dùng iPhone có thêm ứng dụng xác thực tích hợp sẵn trong hệ điều hành này. Vì thế, người dùng iPhone không cần tải thêm Google Authenticator hay công cụ nào tương đương.
Để sử dụng ứng dụng xác thực tích hợp sẵn trong iOS 15, người dùng iPhone vào mục Settings => Passwords. Hãy lựa chọn website cần cài mật khẩu 2 lớp (ví dụ: facebook.com) trong danh sách, hoặc nếu chưa có hãy bấm dấu + để thêm thông tin.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn kiểm tra màn hình iPhone cũ trên iOS 15
iOS 15 còn có một tính năng hỗ trợ người dùng phát hiện ra chiếc iPhone cũ đã bị thay màn hình hay chưa. Người dùng chỉ cần vào mục "Cài đặt" => "Cài đặt chung" => "Giới thiệu".
Phía dưới mục "Gói bảo hành", nếu xuất hiện "Thông báo quan trọng về màn hình" với nội dung "Không thể xác minh rằng iPhone này có màn hình Apple chính hãng", thì nhiều khả năng máy đã bị thay màn hình.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Anh Hào
Ứng dụng FaceTime trên iOS 15 có rất nhiều tính năng mới như xem phim chung, âm thanh nổi, làm mờ hậu cảnh, chế độ lưới khung hình, hay link hỗ trợ cả người dùng nền tảng khác tham gia.
" alt="Hướng dẫn sử dụng iOS 15"/>