Thông tin được ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) chia sẻ với VietNamNet.Ông Trinh cho biết, trong ngày 16/9, kết quả thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2020 sẽ được công bố đồng loạt ở 11 Hội đồng thi để thí sinh có thể tra cứu. Tra cứu điểm thi trên VietNamNet TẠI ĐÂY.
Điểm thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2020 vẫn sẽ được Bộ GD-ĐT công bố theo cấu trúc như của đợt 1.
 |
Ong Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Bộ GD-ĐT cũng đã điều chỉnh mốc thời gian thí sinh được phép thay đổi nguyện vọng và xét tuyển đại học để đảm bảo tính công bằng cho các thí sinh thi đợt 2.
Ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT đợt 2, Bộ GD-ĐT sẽ xác định và công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng các ngành đào tạo giáo viên, nhóm ngành khoa học sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề (trước ngày 17/9).
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đã điều chỉnh mốc thời gian tuyển sinh trình độ đại học.
Thí sinh của cả 2 đợt thi tốt nghiệp THPT sẽ được điều chỉnh nguyện vọng vào cùng 1 thời điểm.
Cụ thể, các thí sinh bắt đầu được điều chỉnh nguyện vọng sau khi các sở GD-ĐT xét công nhận tốt nghiệp sơ bộ đợt 2.
Thời gian cho điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến là 7 ngày (từ ngày 19-25/9) và thời gian để các thí sinh điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu là 9 ngày (từ ngày 19-27/9).
Các trường đại học, học viện, cao đẳng công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 trước 17h ngày 5/10.
Đà Nẵng: Phúc khảo từ 16-22/9
Sáng nay, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tại Hội đồng thi của Sở được công bố từ 0h ngày 16/9.
Sở này cho biết công tác chấm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT đã hoàn tất và đã kiểm dò, chuyển dữ liệu về Bộ GD-ĐT để tổng hợp, đối soát dữ liệu theo quy định.
Chính vì thế, từ 0h ngày 16/9, phụ huynh và thí sinh có thể tra cứu điểm thi bằng các cách sau: Truy cập địa chỉ:
www.tracuudiem.danang.gov.vn (hệ thống tra cứu điểm của Sở GD-ĐT Đà Nẵng), truy cập địa chỉ www.tracuudiem.danang.edu.vn (hệ thống tra cứu điểm của Hội đồng thi Sở GD-ĐT Đà Nẵng), liên hệ Tổng đài 1022 (Trung tâm thông tin dịch vụ công Đà Nẵng) hoặc liên hệ Tổng đài 1080 - VNPT Đà Nẵng.
Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết, sẽ hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT sơ bộ chậm nhất ngày 18/9 và chuyển giấy chứng nhận kết quả thi về các đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi trước ngày 25/9.
Các đơn vị, trường học hoàn thành việc in và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho thí sinh chậm nhất ngày 25/9 (thí sinh nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, giấy chứng nhận kết quả thi tại nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi).
Thí sinh nộp đơn đề nghị phúc khảo bài thi tại nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 16/9 đến 17h30 ngày 22/9.
Thanh Hùng - Hồ Giáp

Xôn xao về 1 bài toán trong đề thi tốt nghiệp THPT đợt 2
Sau khi kết thúc buổi thi môn Toán đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, một số giáo viên cho rằng đề thi có một bài chưa chuẩn.
" alt="Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2 vào 0h ngày 16/9"/>
Công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 2 vào 0h ngày 16/9
Những ngày đầu năm 2021, hơn 20 triệu người dân vùng ĐBSCL nức lòng với quyết định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và khánh thành Lộ Tẻ - Rạch Sỏi.Đây là những dự án được trông đợi giải quyết “nút thắt cổ chai” về hạ tầng giao thông ĐBSCL để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống người dân trong vùng; rút ngắn thời gian từ TP.HCM đi các tỉnh miền Tây.
Bên cạnh đó, các cao tốc này cũng giúp việc kết nối giao thông của vùng ĐBSCL với TP.HCM một cách đồng bộ, mở ra không gian phát triển mới cho Tây Nam Bộ.
 |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ |
Giải 'cơn khát' cao tốc
Thực tế, trước khi khởi công tuyến Mỹ Thuận – Cần Thơ, thông xe đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận và khánh thành Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cả ĐBSCL chỉ có tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, dài chưa đến 50km đang hoạt động. Đây là một con số quá ít ỏi so với tiềm năng, vị trí và tầm phát triển của ĐBSCL – khu vực đóng góp 50% sản lượng lương thực, 65% sản lượng trái cây, 75% thuỷ sản cho cả nước.
Theo đánh giá của các chuyên gia, do nút thắt về giao thông nên những lợi thế về nông nghiệp, thuỷ sản của ĐBSCL chưa phát huy hết. Nguyên nhân do chi phí vận chuyển, logistics quá đắt đỏ. Chính vì thế, việc đầu tư hạ tầng giao thông vào khu vực này sẽ tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí vận chuyển, logistics cho doanh nghiệp và người dân.
 |
Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã được thông xe |
Theo Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế. Giao thông phát triển đến đâu, các ngành kinh tế phát triển theo đến đó.
“Thực tế ở nước ta, những vùng kinh tế phát triển thì hạ tầng giao thông rất tốt. ĐBSCL là vùng trù phú, có điều kiện thuận lợi sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, trái cây… rất lớn. Tuy nhiên, ĐBSCL vẫn còn nghèo, vì hạ tầng giao thông nói riêng và hạ tầng kinh tế, kỹ thuật nói chung còn hạn chế.
Chính vì vậy, trong nhiều nhiệm kỳ qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông của vùng.
Đơn cử như thời gian qua nhiều công trình, dự án lớn được đầu tư hoàn thành, đưa vào sử dụng như cầu Cao Lãnh, Vàm Cống, tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi…, qua đó, cho thấy hệ thống hạ tầng giao thông ĐBSCL đang từng bước hoàn chỉnh để phát triển kinh tế...”, ông Thể cho biết.
 |
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể |
Theo ông Thể, trong năm 2021, Bộ GTVT sẽ khởi công tuyến tránh TP Long Xuyên (An Giang) và cầu Rạch Miễu 2 (nối Tiền Giang – Bến Tre). Bộ GTVT cũng phối hợp cùng các tỉnh, thành để hình thành hệ thống giao thông cho vùng ĐBSCL.
“Thời gian qua, Bộ GTVT đã phối hợp cùng các tỉnh, thành xây dựng kế hoạch trong 5 năm tới cố gắng khởi công tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau; Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và tuyến quốc lộ 30, nối TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) - An Hữu (Tiền Giang). Khi hoàn thành tuyến quốc lộ 30, người dân từ TP Rạch Giá (Kiên Giang) lên TP.HCM sẽ đi toàn bộ trên đường cao tốc”, ông Thể nói.
 |
Tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi vừa khánh, giúp rút ngắn thời gian từ Rạch Giá đến TP Cần Thơ và Cao Lãnh |
Vẫn theo ông Thể, chắc chắn đến năm 2023, cao tốc từ TP.HCM về đến TP Cần Thơ sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cho biết, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ góp phần giải quyết nhu cầu vận tải cho QL1, vốn đã quá tải như hiện nay. Cũng như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL và đảm bảo quốc phòng, an ninh cho các tỉnh, thành trong khu vực nói riêng, cả nước nói chung.
“Đặc biệt, sau khi khánh thành tuyến Mỹ Thuận – Cần Thơ sẽ giảm tai nạn giao thông trên quốc lộ 1. Vĩnh Long sẽ quyết liệt chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư nhằm triển khai hoàn thành dự án theo kế hoạch đề ra”, ông Lữ Quang Ngời khẳng định.
 |
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, tuyến cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi là công trình được hàng triệu người dân miền Tây mong chờ trong nhiều năm qua.
“Đây là dự án hạ tầng giao thông trọng điểm có ý nghĩa quan trọng, giúp lan toả phát triển nhanh, mạnh cho ĐBSCL; kết nối vùng với sân bay, cảng biển, cửa khẩu, góp phần vào sự phát triển của ĐBSCL", ông Nhàn nói.
Theo ông Nhàn việc khánh thành và đưa vào khai thác dự án sẽ tạo động lực mạnh mẽ, góp phần quan trọng thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ.
Ông Nhàn cho rằng dự án khánh thành góp phần đáp ứng điều kiện hạ tầng để thu hút và đón đầu chuyển dịch dòng vốn đầu tư, đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động, nâng cao mức thụ hưởng hạ tầng và đời sống cho nhân dân Kiên Giang nói riêng, các tỉnh, thành Tây Nam Bộ nói chung.
Vẫn theo ông Nhàn, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hoàn thành là khởi đầu cho giai đoạn tiếp theo, trong việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, nâng cao năng lực khai thác, khả năng kết nối giao thông đến TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL; đẩy mạnh liên kết vùng, liên kết khu vực mạnh mẽ hơn…
Ông Nhàn cho rằng, việc hình thành các trục cao tốc dọc, ngang sẽ giúp ĐBSCL đủ điều kiện phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả của đất nước, khu vực và thế giới.
"Đường băng" mới cho ĐBSCL
Phát biểu tại buổi phát lệnh khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong thời gian ngắn vừa qua, nhất là năm 2020, Chính phủ, Bộ GTVT và các bộ, ngành, địa phương đã bố trí nhiều nguồn lực để triển khai hiệu quả những công trình có ý nghĩa như: tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận…
“Nhiều công trình quan trọng trong chiến lược phát triển giao thông cả nước, đặc biệt là vùng ĐBSCL đã được triển khai có hiệu quả trong giai đoạn này", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
 |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khởi công cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ |
Thủ tướng cho rằng việc triển khai các dự án giao thông là một cố gắng rất lớn thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển ĐBSCL.
Để đáp ứng yêu cầu, sự ngóng trông của 13 tỉnh, thành ĐBSCL với trên 20 triệu dân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ GTVT, chủ đầu tư, đặc biệt đơn vị tư vấn, giám sát, thi công phải bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình, không để tình trạng làm trước hỏng sau, chất lượng kém.
Các tuyến đường cao tốc đã, đang và sắp xây dựng tại miền Tây là niềm vui chung cho người dân ĐBSCL sau bao năm chờ đợi. Bởi khi đường thông sẽ “khơi thông” nhiều thứ khác sau nhiều năm bị “nghẽn”.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã đề xuất đầu tư 7 tuyến cao tốc cho ĐBSCL, với tổng vốn đầu tư khoảng 64.554 tỷ đồng.
Trong đó, nhu cầu vốn trong giai đoạn 2021-2025, khoảng 37.272 tỷ đồng, bao gồm các đoạn: Cần Thơ - Cà Mau, Chơn Thành - Đức Hòa, Đức Hòa - Mỹ An, Mỹ An - Cao Lãnh, An Hữu - Cao Lãnh (thuộc tuyến cao tốc 2 Hồng Ngự - Trà Vinh), Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu.
Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vùng ĐBSCL sẽ hình thành tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông và phía tây cùng với 3 tuyến cao tốc khu vực phía nam (Bạc Liêu - Rạch Giá - Hà Tiên, Cần Thơ - Cà Mau và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng) với tổng chiều dài khoảng 998km.

TP Thủ Đức - động lực tăng trưởng mới của TP.HCM
TP Thủ Đức sẽ đóng góp khoảng 30% GRDP cho TP.HCM, tương đương 7% GDP cả nước, là động lực mới để TP.HCM tăng trưởng nhanh và bền vững.
" alt="Cao tốc ở miền Tây: 20 triệu dân nức lòng và kỳ vọng kéo kinh tế 'cất cánh'"/>
Cao tốc ở miền Tây: 20 triệu dân nức lòng và kỳ vọng kéo kinh tế 'cất cánh'
 chịu rất nhiều thiệt thòi vì mắc phải căn bệnh quái ác. Căn bệnh u sacom phần mềm đã lấy đi của bé nhiều thứ. Từ một cô bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn hoạt bát, giờ đây sức khỏe của bé trở nên rất tệ. Tính mạng của bé Lan Phương luôn bị đe dọa bởi những đợt bệnh tiến triển.</p><table class=)
Bệnh ung thư hiểm ác đang bào mòn sức khỏe của đứa trẻ, đe dọa cướp đi tính mạngTừ khi khởi phát bệnh tới nay, hầu như ít khi bé được rời khỏi bệnh viện về nhà. Nếu như có dịp nào đó được "về phép" ít ngày thì cũng là quãng thời gian ngắn ngủi. Có khi vừa về nhà được vài hôm lại phải trở lại bệnh viện vì bệnh trở nặng.
Vốn sợ chích thuốc, sợ bác sĩ, nhưng do phải chích quá nhiều mũi tiêm, cô bé đã trở nên chai sạn. Đôi tay nhỏ gầy guộc chằng chịt vết chích tím bầm không còn khiến con sợ nữa.
"Con không sợ bác sĩ chích thuốc nữa đâu. Mỗi lần đau lắm nhưng con cố gắng chịu đựng, không muốn mẹ buồn thêm. Mẹ đã buồn nhiều rồi, mẹ hay khóc nữa. Con cố gắng uống thuốc để mau khỏi bệnh về nhà cho mẹ đỡ tốn tiền, chị hai không phải bỏ học", bé Lan Phương nói.
Nghe đứa con tâm sự, lòng người mẹ đau đớn lắm. Chỉ có chị mới hiểu rõ gia đình mình đang ở tình cảnh khó khăn như thế nào. Mỗi lần chị Thủy nhận được tờ thanh toán tạm ứng viện phí mà lòng nặng trĩu. Mặc dù bé đã có bảo hiểm nhưng có những toa thuốc lên đến vài ba chục triệu đồng.
Thời gian đầu, chị Thủy còn có thể vay chỗ nọ, mượn chỗ kia để trả. Càng ngày càng cạn kiệt cho đến hiện tại, dù chị muốn vay cũng không thể. Hiện gia đình chị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, đưa con về không được mà ở lại cũng không xong.
 |
Cảnh nhà bần cùng của gia đình bé Phương |
Cha mẹ "nợ ngập đầu", kiếm từng đồng lẻ
Vợ chồng anh Bùi Tấn Phúc và chị Nguyễn Thị Thanh Thủy có hai đứa con, nếu như bé Lan Phương không bị bệnh, có lẽ gia đình họ vẫn có cuộc sống ổn định. Trước đây, chị Thủy làm công nhân, anh Phúc đi phụ hồ, tuy việc không đều nhưng rảnh lúc nào anh lại kiếm việc khác để làm.
Mặc dù nhà không có ruộng vườn để canh tác, nhưng với khoản thu nhập như vậy, sống ở vùng nông thôn vẫn đủ chi phí sinh hoạt. Khi bé Lan Phương bị bệnh, họ bắt đầu phải vay mượn tiền để lo cho con.
 |
Cô bé đang rất cần được bạn đọc tiếp sức chống chọi với bệnh hiểm nghèo |
Vì thời gian chữa bệnh của bé Phương quá dài, liên tục suốt hơn 3 năm nên họ không có thời gian kiếm tiền trả nợ. Số nợ càng ngày càng nhiều, đến nay đã lên tới 300 triệu đồng, chưa biết khi nào có tiền để trả.
Điều khó khăn trước mắt là đang không biết phải kiếm đâu ra tiền để lo tiền thuốc cho con. Lúc này, hầu như cả hai vợ chồng đều thất nghiệp. Chị Thủy ở bệnh viện chăm con còn anh Phúc chỉ đi làm những ngày không cần "thay ca" cho vợ.
Gia đình họ thật sự đã kiệt quệ đến mức, cô con gái lớn đang theo học lớp 7 cũng rất có thể có khả năng phải bỏ học giữa chừng. Nhìn bé Phương đau đớn tội nghiệp, anh chị xót xa không biết làm cách nào.
 |
Mẹ chăm con, cha phụ hồ bữa đực bữa cái nên tiền chẳng đủ sống |
"Nhà chẳng có gì để mà thế chấp nữa, hai vợ chồng vẫn đang ở với nội. Có chiếc xe cà tàng để đi mần hồ bán chẳng ai mua. Mỗi lần chở con đi bệnh viện cũng phải mượn xe, không dám chạy xe nhà vì sợ hư dọc đường.
Cả nhà trông chờ vào mấy đồng tiền lẻ của tôi thì đâu có đủ. Một mình làm phụ hồ nuôi gia đình khỏe mạnh đã khó, giờ lại thêm con bệnh. Xin hãy giúp cháu với, chúng tôi hết cách rồi", anh Phúc khóc nghẹn ngào.
Chính quyền địa phương xác nhận hoàn cảnh gia đình anh Phúc đang trong tình trạng rất khó khăn. Hy vọng lắm những tấm lòng nhân hậu hãy chung tay giúp cho bé Lan Phương có cơ hội tiếp tục chữa bệnh.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Anh Bùi Tấn Phúc, ấp Phú Thạnh, xã Long Phụng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. ĐT: 0908 743 257 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2020.317(bé Bùi Nguyễn Lan Phương) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |

Mắc bệnh lạ, người phụ nữ bị chồng bỏ rơi, con thơ nheo nhóc
Mắc bệnh hiểm khiến cơ thể chằng chịt những khối u, sức khỏe suy yếu, chị Hiên vẫn một mình bươn trải nuôi 2 đứa con.
" alt="Con ung thư, cha phụ hồ nức nở cầu xin trong vô vọng"/>
Con ung thư, cha phụ hồ nức nở cầu xin trong vô vọng