Đó chính là nhận xét của độc giả Phuong Anh và nhanh chóng nhận được nhiều phản hồi từ các bạn đọc khác. Bạn Phuong Anh bình luận: "Nếu không phải Thu Quỳnh chắc không ai diễn vai Thy hay được như thế này đâu".
![]() |
Thu Quỳnh nhận nhiều phản hồi tích cực với vai Khánh Thy. |
Bạn Hoàng Sơn Hà tán đồng: "Phim Hương vị tình thân, chuẩn nhất là diễn xuất của Thu Quỳnh. Hơn hẳn Nam hay Long! Diễn xuất của em rất tốt, lột tả một nhân vật rất đáng thương có nội tâm phức tạp". Độc giả Dan Do cũng dành lời khen ngợi diễn xuất của Thu Quỳnh nhưng lại chê phần kịch bản rất nhiều: "Thu Quỳnh diễn xuất rất hay!".
Nhắc tới Khánh Thy, nhiều người cho rằng nhân vật này đáng thương hơn là đáng trách. Như bạn Chí Dũng nhận xét: "Tôi thấy thương Thy nhiều hơn Nam. Cô ta sống trong đầy đủ về vật chất nhưng tình thương, tình yêu mọi người dành cho cô ta đều kèm theo những áp lực, những toan tính khác nhau! Được một anh chàng như Huy yêu và cưới thì quá yếu đuối và nặng tình cảm, trong khi Thy chỉ khát khao một tình yêu cho riêng mình!".
Độc giả Ánh Tuyết cùng chung quan điểm: "Khánh Thy giống như một quân cờ trong tay của mẹ, cô luôn phải chịu sự áp đặt, sai bảo của mẹ. Dù biết những việc làm của mẹ cô là vô liêm sỉ, mưu mô, thủ đoạn nhưng Khánh Thy không còn sự lựa chọn nào khác. Tới phần 2, cô nàng càng bị "mô-kích" giằng xé bởi nhiều điều... Khổ sở vô cùng!".
Bạn Mai Lien phân tích khá sâu sắc về nhân vật Khánh Thy: "Lớn lên không có tình thương, lại là chị cả, lúc nào cũng bị gán ghép trách nhiệm thì buộc Thy phải mạnh mẽ để lo cho mình và cho người khác thôi. Bản tính ấy khi gặp Huy là đã được bớt đi rồi chứ nếu không có Huy, Thy còn gồng hơn, mưu mô hơn nhiều".
Độc giả Trần Van Khoai cũng chung suy nghĩ và dành nhiều lời có cánh cho diễn xuất của Thu Quỳnh: "Thy ra đời do mẹ bị cưỡng hiếp do đó ngay mẹ đẻ không mong Thy sinh ra. Cô không có được tình cảm đích thực từ bố mẹ. Bố Thy lại bị bố Dũng giết. Mẹ đẻ thì dạy cho toan tính chui vào nhà giàu. Đây là nhân vật có nội tâm phức tạp. Ngay cả toan tính yêu Long rồi thất vọng chuyển sang yêu Huy thử hỏi cả 3 sống chung một nhà phức tạp thế nào. Không căm thù Long đã là quá tốt với người toan tính như Thy. Dù rất yêu cái thiện ghét ác nhưng phải thừa nhận Thu Quỳnh vào vai xuất sắc lột tả được lẫn lộn cả thương lẫn ghét trong lòng khán giả. Chúc cháu thành công trong sự nghiệp nhé".
Tuy nhiên, cũng có nhiều độc giả không hài lòng với diễn xuất của Thu Quỳnh. Bạn Trung Hiếu nhận xét: "Diễn viên đóng vai Thy diễn vẫn còn không tự nhiên. Các cảnh diễn cảm xúc thấy gượng gượng sao đó".
Đây cũng là quan điểm của độc giả Ngọc Hồng khi đưa ra bình luận: "Nhân vật này đóng chưa đạt lắm, cảm giác hơi gượng gạo. Nhưng thôi phim xem chống cháy mùa dịch".
Nhiều tuyến nhân vật... vô duyên
![]() |
Dàn diễn viên chính trong hậu trường phim. |
Những nhân vật như bà Bích hay cô nàng Diệp... liên tiếp phải đối mặt với chỉ trích của độc giả. Bạn MiuNguyen nhận xét: "Quả thật sự quá đà của bà Bích không đúng với lứa tuổi ở phần 2. Vì thế, bà Bích hay Diệp xuất hiện là tôi chuyển kênh, bởi sự kém duyên, lẳng lơ của bà Bích; sự mù quáng trong tình yêu của Diệp".
Bạn Dat Pham không giấu sự thất vọng về nhân vật Diệp hay bà Bích: "Xem hình ảnh của nhân vật Diệp thấy vô duyên hết sức. Mà diễn viên đóng vai này phần 1 còn hay hơn sao phải thay? Vai bà Bích phần 2 lẳng lơ vô duyên, tôi cũng thấy phim không còn độ hấp dẫn như trước nữa rồi".
Độc giả Hoàng LC chia sẻ: "Khán giả cũng rất ức chế vì các nhân vật thiếu nhân cách, lòng tự trọng như Diệp (Bích Ngọc), bà Bích hay quá mưu mô, nham hiểm như Thy, bà Sa, ông Tấn. Đáng ra, Diệp trong phần 1 nên tiếp tục ở phần 2. Bởi vì Diệp ở phần 1 giống với đứa con gái thiểu năng trí tuệ, háo trai hơn!".
Bạn Hao Tran cho biết: "Tôi là fan của phim Việt lâu rồi nhưng chưa thấy có vai nào (kể cả vai phản diện) mà bị ghét như vai Diệp. Mong đạo diễn để Diệp vì cay cú Dũng mà cho đi du học luôn, đừng chiếu đến nữa có được không vậy?". Tiếp nối bình luận, bạn Minh Minh chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ bị ức chế bởi cách xây dựng nhân vật của nhân vật Diệp như thế này. Không hiểu nổi đạo diễn và biên kịch nghĩ gì. Làm tội nghiệp cho cả bản thân diễn viên". Còn độc giả Tham Truong thì "cứ mỗi lần xem đến đoạn có nhân vật Diệp và bà Bích và cách ứng xử của họ là mình thấy ức chế muốn tắt TV".
Ngoài Diệp hay bà Bích, nhân vật Ngọc cũng vấp phải phản ứng của khán giả. Bạn Nguyễn Hồng Đức chia sẻ: "Tôi thấy phim Hương vị tình thânngày càng kém hay và thu hút người xem đi một số cảnh như những cảnh của bà Bích nhiều đoạn quá lố gây ức chế. Hay như Ngọc “Trà Xanh”, làm gì có kiểu tình yêu mù quáng như như thế….". Độc giả KimKim lại nhận xét nhân vật Dũng "lan man , tâm lý kiểu gì không biết; làm hết kịch tính".
Nội dung nhàm, thời lượng quá ngắn
Độc giả Tiến Vũ nhận xét: "Nội dung càng ngày càng nhàm, diễn viên diễn gượng gạo, đặc biệt là nhân vật Diệp và Dũng... Nên dừng chiếu phim này!". Và đây cũng là suy nghĩ của bạn Trúc Ly: "Quá dông dài, nội dung thì rỗng đoạn diễn cảnh cặp đôi Diệp Dũng kéo dài lê thê ngán ngẫm".
![]() |
Kịch bản 'Hương vị tình thân' nhận nhiều phản hồi trái chiều vì cách xây dựng tình huống lan man, thiếu logic. |
Bạn Dan Do cũng bày tỏ sự tiếc nuối về kịch bản của Hương vị tình thân: "Kịch bản phim ráp lại phim của nước ngoài nên chuyện phim ức chế, không hợp với người xem Việt Nam. Chúng ta có đội ngũ nghệ sĩ trẻ rất tài năng, nhưng thiếu kịch bản mang đậm chất Việt nên vơ víu kịch bản nước ngoài sẽ làm hỏng cả đội ngũ diễn viên của chúng ta đó. Nhiều phim Việt do nhà văn Nguyễn Thu Huệ biên kịch rất chắc tay và hay cần khai thác những kịch bản, hay phóng tác từ các tiểu thuyết, truyện ngắn của Việt Nam thì phim Việt mới có thể cất cánh được".
Bạn Van Sinh chia sẻ: "Sự lạm dụng hay đúng hơn là sự tham lam của biên kịch, đạo diễn đã làm bộ phim ngày càng mất hay. Tôi cũng chán sự dông dài, vô nghĩa và câu giờ để làm quảng cáo của bộ phim". Trong khi đó, bạn Trường đặt câu hỏi: "Chắc không đủ năng lực sản xuất tập phim dài 45 phút hay sao? Quảng cáo nhiều hơn phim!".
Độc giả Đỗ Đình Tùng đề nghị "VTV nên tăng thời lượng chiếu phim lên 45phút/ tập. Làm gì đến nỗi nhà đài bận rộn chỉ chiếu 20-25phút/ tập phim. Trước gia đình tôi rất thích xem phim này, nhưng từ tập 20 của phần 2, gia đình tôi đã không còn chú ý đến bộ phim này nữa. Tôi cũng bỏ chế độ theo dõi fanpage bộ phim trên Facebook bởi nội dung cứ miên man như phim Ấn Độ".
Lê Cúc(tổng hợp)
'Khán giả sẽ hứng thú với Hương vị tình thân hơn nếu như xem được một tập phim đúng trọng tâm và hạn chế thêm thắt những tình huống, nhân vật không cần thiết'.
" alt=""/>'Hương vị tình thân': không phải Thu Quỳnh, ai diễn được Thy?Khi không thấy ai đến đón Xiao Rui vào buổi chiều, các cô giáo đã liên lạc với bố mẹ và người thân của bé. Nhưng không ai trong số họ muốn cậu bé về nhà.
Cô Chen - giáo viên của Xiao - cho biết, cậu bé nhập học hồi tháng 4 năm nay. Ông bố là người đưa đón cậu mỗi ngày.
Nhưng hôm đó, người cha giấu tên nói với cô Chen rằng anh sẽ không đến đón Xiao nữa vì vừa phát hiện ra Xiao không phải là con ruột của mình.
Cô Chen sau đó phát hiện ra rằng ông bố đã gói ghém quần áo và để một chiếc điện thoại di động trong túi của Xiao vào ngày cuối cùng anh ta đưa con đến trường. Anh vẫn tiếp tục nhận điện thoại của trường nhưng từ chối đón cậu bé. Khi cô Chen tới nhà của Xiao, cô thấy ngôi nhà trống rỗng. Mẹ cậu bé ở đâu cô cũng không rõ.
Cô Chen đã gọi cho cảnh sát địa phương để được giúp đỡ và họ đã liên lạc với ông và chú của Xiao, nhưng cả hai đều từ chối nhận cậu bé.
Theo bản tin của Đài Phát thanh và Truyền hình Nam Ninh, mẹ của Xiao dự kiến sẽ tới đón con trong tuần này.
Sự việc khiến dư luận Trung Quốc phẫn nộ trước hành vi của cha mẹ Xiao. “Thằng bé mới ngây thơ làm sao! Bà mẹ thật vô trách nhiệm!” - một người chỉ trích.
“Rõ ràng, ông bố đã nói chuyện với bà vợ và người thân nhưng không ai muốn nhận cậu bé, nên anh ta mới bỏ đứa trẻ ở trường mầm non” - một người khác nhận xét.
Theo luật pháp Trung Quốc, người cha sẽ không bị kết tội bỏ rơi nếu đứa trẻ không phải là con ruột của mình. Tuy nhiên, nếu mẹ ruột từ chối nuôi con thì sẽ là tội phạm và có thể bị bỏ tù hoặc án treo tới 5 năm.
Cha mẹ bỏ rơi con cái không phải là chuyện hiếm ở Trung Quốc, tuy vậy số trẻ mồ côi đã giảm trong những năm gần đây.
Cách đây 2 tuần, cảnh sát ở tỉnh Hải Nam của nước này đã điều tra một người mẹ được cho là ném đứa con sơ sinh vào thùng rác trước cửa một khách sạn.
Tháng trước, các nhân viên y tế ở Thượng Hải đã cứu một em bé sơ sinh bị bỏ lại trong nhà vệ sinh công cộng. Theo số liệu chính thức, có khoảng 193.000 trẻ mồ côi ở Trung Quốc vào năm 2020 - thấp hơn năm 2019 17%.
Theo SCMP
Học hết lớp 12, Đăng, quê ở một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ vào Nam lập nghiệp. Khéo tay, tỉ mỉ, cẩn thận, Đăng làm việc trong lĩnh vực nội thất. Hơn 10 năm ở Sài Gòn, Đăng có công ty riêng, làm ăn thuận lợi.
Giám đốc trẻ lập nghiệp ở Sài Gòn cầm cả trăm triệu tiền mặt về quê lì xì (Ảnh minh họa)
Năm nay, dịch Covid-19 khó khăn nhưng công ty của anh vẫn đạt doanh thu cao, tăng trưởng tốt, lương thưởng cho người lao động đều tăng.
Ngoài tiền biếu bố mẹ, ông bà, Tết năm nay, đến tận mùng 3 Tết, khi ra thăm nhà anh, An mới biết, Đăng chuẩn bị gần 100 triệu đồng về quê dùng riêng cho việc lì xì.
Với con cháu trong anh em họ hàng, tầm khoảng 25 trẻ lớn bé, Đăng mạnh tay lì xì mỗi bé 2 triệu đồng, nhà nào có con đỗ đại học, anh mừng gấp đôi, gấp ba.
Trong họ đã đành, anh bỏ bao lì xì 100.000 - 200.000 đồng mừng trẻ nhỏ trong làng, con của bạn bè, thầy cô, mừng người lớn tuổi, khó khăn. Với hoàn cảnh nào đặc biệt khó khăn, anh sẽ rút ví lì xì nhiều hơn.
Từ khi làm ăn được, Đăng nổi tiếng cả xã về bản tính hào phóng với gia đình, làng xóm. Anh từng xây hẳn cho bố mẹ một căn nhà khang trang rộng rãi nhất làng. Anh em họ hàng cũng được anh biếu tiền, vay tiền không lấy lãi làm nhà, mua xe, nuôi con ăn học.
Ở quê, Đăng cũng đóng góp hàng chục triệu đồng để làm đường, tu sửa này kia. Cách đây không lâu, Đăng quay về trường học cũ tài trợ trường hàng chục triệu đồng, mua sắm trang thiết bị cho trường.
Những việc này, An không thể can thiệp dù rất xót tiền bạn trai. Nhưng riêng chuyện "rải" tiền lì xì của Đăng thì cô cảm giác như anh phóng khoáng, phô trương, khoe mẽ thái quá.
Đăng giải thích, trước giờ anh vẫn luôn rộng rãi với tiền lì xì. Cách đây vài năm, anh cũng chưa từng nghĩ đến việc lì xì nhiều người như vậy.
"Nhưng rồi thấy nay khó khăn, dân quê mình vừa chịu ảnh hưởng dịch, vừa bão lũ, khổ chồng khổ, anh mong chia sẻ chút lộc, chút niềm vui nhỏ nhỏ đến nhiều người, nhất là người già, trẻ nhỏ. Chứ nói về giá trị vật chất, mỗi người một ít, không thấm vào đâu", anh nói với bạn gái.
Với Đăng, đó không phải là số tiền nhỏ nhưng so với những khoản mua sắm không cần thiết, cúng bái "buôn thần bán thánh", đổi xe nọ kia... thì chẳng thấm vào đâu.
Đơn giản là anh thấy, chỉ cần mình ngưng vung tay, hoang phí, bớt đi vài bữa nhậu, vài chai rượu ngoại, vài đôi giày... là đã có thể làm được rất nhiều việc ý nghĩa.
Người bảo anh dại, có người khen hào phóng nhưng Đăng không bận tâm, anh làm vì mình muốn làm, miễn điều mình làm không vi phạm phát luật, đạo đức. Không phải anh muốn gây chú ý hay khoe mẽ, gây sốc vì nếu muốn như vậy, anh có nhiều cách khác.
Đăng nói với An, anh tự thấy mình may mắn hơn nhiều người và muốn san sẻ niềm vui tinh thần đến được với nhiều người nhất có thể. Nhất là với quê hương, nơi mình sinh ra...
Nghe bạn trai tâm tư, An hiểu hơn về lựa chọn của anh, hiểu hơn về bản tính, con người của anh.
Đăng đã cầu hôn An, tính trong năm nay cưới. Cô gái vẫn băn khoăn, với tính cách của mình, việc tiến xa với người hào phóng quá mức như Đăng liệu sau này vợ chồng dễ lục đục, bật hòa?
Những thứ phổ biến nhất tại cửa hàng Kedai Pernah Sayang là nhẫn, máy ảnh, túi xách và đồng hồ.
" alt=""/>Cô gái sốc vì bạn trai hào phóng lì xì như đại gia khi về quê