Bộ xử lý thế hệ thứ 8 dành cho lmáy tính xách tay Intel Core i9
Ra mắt tháng 4/2018 tại Trung Quốc, Intel Core i9 là bộ xử lý Intel Core thế hệ 8 dành cho máy tính xách tay có hiệu năng cao nhất.
Bộ xử lý Intel Core i9, i7 và i5 thế hệ thứ 8 mới dành cho máy tính xách tay dựa trên nền tảng Coffee Lake và sử dụng công nghệ xử lý 14nm++ mang lại khả năng tăng hiển thị số khung hình mỗi giây lên 41% khi chơi game, hoặc chỉnh sửa video 4K nhanh hơn 59% so với phiên bản chip xử lý trước.
Bộ xử lý Intel Core i9-8950HK là dòng sản phẩm cao nhất trong thế hệ bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 8 được tối ưu hóa để nâng cao giới hạn hiệu suất.
Đây là bộ xử lý của Intel đầu tiên có 6 nhân và 12 luồng, trang bị công nghệ Thermal Velocity Boost của Intel, giúp tăng sức mạnh của máy tính.
Hơn thế, với hiệu suất cao nhất của bộ xử lý đơn và đa phân luồng dành cho điện thoại di động Intel Core thê hệ thứ 8 cho phép người trải nghiệm VR và Windows Mixed Reality Ultra chất lượng cao nhất.
Ngoài ra, bộ xử lý dành cho laptop Intel Core thế hệ thứ 8 với hiệu suất cao nhất cũng có Intel 300 Series Chipset, kết hợp với Gigabit Wi-Fi giúp việc kết nối nhanh gấp 2 lần so với chuẩn 2x2 802.11AC 80MHZ (867 Mbps).
![]() |
Bộ nhớ Intel Optane cho máy tính xách tay, để bàn với bộ xử lý Intel Core thế hệ 8
" alt=""/>Intel trình làng loạt công nghệ mới nhất tại Việt NamCác tỉnh, thành miền Bắc và miền Trung vừa trải qua đợt nắng nóng kỷ lục trong vòng 45 năm qua với nhiệt độ cao nhất chạm mốc 42,5 độ C (như tại Hà Nội). Nắng nóng đến đột ngột sau một thời gian dài thời tiết mát mẻ đã khiến người dân không kịp trở tay, ùn ùn kéo tới các trung tâm, siêu thị điện máy sắm sửa các mặt hàng giảm nhiệt, trong đó có điều hòa.
Theo tư vấn của đại diện siêu thị điện máy Trần Anh, với thời tiết tại miền Bắc và miền Trung, khách hàng nên tìm hiểu, mua và lắp đặt điều hòa trước khi bước vào mùa nắng nóng hoặc trong giai đoạn hạ nhiệt giữa các đợt nắng nóng đỉnh điểm (theo dõi dự báo thời tiết hàng ngày) để nhận được sự phục vụ tốt nhất của doanh nghiệp bán hàng, từ khâu tư vấn, chuẩn bị hàng hóa đến giao hàng và lắp đặt sản phẩm.
Những nguyên nhân khiến điều hòa không mát
Cũng theo đại diện Trần Anh, trong quá trình sử dụng, điều hòa của nhiều gia đình có thể phát sinh sự cố như máy không hoạt động, không tỏa ra hơi lạnh mà phả ra hơi nóng hoặc làm lạnh kém…
Nguyên nhân có thể do người dùng chọn sai chế độ, chức năng trên điều khiển; điện áp thấp hoặc không đạt (do điện yếu) nên không đề được máy nén (block); sử dụng một thời gian mà không vệ sinh định kỳ khiến bụi bẩn bám vào dàn nóng và dàn lạnh, ảnh hưởng tới công suất hoạt động của máy.
Ngoài ra còn có nguyên nhân khác như vị trí lắp cục nóng không tản được nhiệt; mất gas hoặc thiếu gas do hở đường ống; trong quá trình lắp đặt đường ống đồng đi ra, thợ lắp điều hòa đục lỗ quá to, lắp xong quên không bịt lại tạo đường đi cho chuột cắn đứt dây.
Đáng chú ý, việc lắp mặt lạnh quá cao hoặc không đúng vị trí sử dụng của người dùng dẫn đến tình trạng nơi cần mát không mát, nơi không cần mát lại mát…
Cần bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hàng năm
Việc bảo trì, bảo dưỡng điều hòa trước mùa nóng hàng năm rất cần thiết. Định kỳ bảo dưỡng điều hòa thông thường là 1 năm/lần. Có bảo dưỡng đúng cách và thường xuyên sẽ giúp tăng tuổi thọ điều hòa; điều hòa mới hoạt động hết công suất và làm lạnh hiệu quả; vi khuẩn, bụi bẩn… không có cơ hội sinh sôi, gây bệnh cho người sử dụng.
" alt=""/>Chuyên gia hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng điều hòa gia đình đúng cáchNếu như vài năm trước, chatbot vẫn còn là một khái niệm xa vời thì đến nay nó đã được nhiều doanh nghiệp Việt, thậm chí các cơ quan nhà nước đẩy mạnh ứng dụng. Có thể kể đến như chatbot bán hàng ảo của FPT Shop giúp khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, gửi thông báo về các chương trình khuyến mãi và hỗ trợ đặt mua hàng trực tiếp nhanh chóng. VietA Bank sử dụng chatbot để tư vấn khách hàng các thông tin về lãi suất, tỷ giá, sản phẩm, biểu phí, quy trình mở thẻ… EVN Hà Nội ứng dụng chatbot để hỗ trợ khách hàng tra cứu tiền điện, lịch ghi chỉ số, lịch tạm ngừng cung cấp điện, đăng ký cấp điện mới và nhiều dịch vụ hữu ích khác. Công ty VHT ứng dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên của FPT mở cho cộng đồng để phát triển hệ thống tự động liên hệ với khách hàng có khả năng liên hệ 15.000 khách hàng trong vòng 1 giờ, tương đương với sức làm việc của 500 người.
Không chỉ trong doanh nghiệp, chatbot hiện cũng đang được đẩy mạnh ứng dụng tại một số cơ quan nhà nước. Đơn cử như Sở Du lịch TP Đà Nẵng đã thí điểm thành công Chatbot Danang Fantasticity của Hakate giúp tra cứu thông tin du lịch tự động trên tin nhắn. Sở Giao thông TPHCM cũng đã đưa vào sử dụng hệ chatbot do FPT phát triển nhằm cung cấp và giải đáp các thông tin về tình hình giao thông tới người dân. Hiện đã có gần 60 nghìn tài khoản thường xuyên tương tác với hệ thống này trên zalo…
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của chatbot, các nhà phát triển công nghệ đã tăng cường nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để các chatbot có thể thông minh hơn, giao tiếp tốt hơn nhờ cải thiện đáng kể bộ dữ liệu của mình qua các “kinh nghiệm” tích lũy được. Có thể kể đến như nền tảng tạo lập chatbot vừa ra đời với tên gọi QnA Bot Maker của FPT. Nền tảng này được phát triển dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.AI cho phép người dùng dễ dàng tạo lập chatbot hỏi – đáp miễn phí. Với giao diện đồ họa người dùng, QnA Bot Maker có thể tích hợp với nhiều ứng dụng khác nhau như Facebook Messenger, Viber...
" alt=""/>Nở rộ ứng dụng chatbot trong doanh nghiệp Việt