
Chú chó Gunner ở bên cạnh chủ nhân trong những ngày cuối cuộc đời. Năm 2012, ông Daniel Hove – một lính cứu hoả về hưu ở Mỹ – được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Trong suốt 9 năm điều trị bệnh, chú chó cưng 11 tuổi của ông luôn ở cạnh và đồng hành cùng chủ nhân.
Con gái ông Hove, chị Heather Nicoletti chia sẻ với tạp chí Koala rằng: “Tôi nghĩ cha tôi đã cố tình muốn giữ nó lại suốt thời gian đó. Cả hai gắn bó với nhau ngay từ khi chó Gunner chào đời”.
Ngoài ra, có một điều đặc biệt là chị Heather thấy sức khoẻ của cha mình và Gunner dường như suy giảm cùng lúc.
“Vào buổi sáng Gunner qua đời, nó đã không di chuyển khỏi vị trí suốt 24 giờ và cũng chẳng ăn uống gì”. Bác sĩ thú y của Gunner tin rằng cơ thể chú chó có một cục máu đông lớn.
Trước khi rơi vào hôn mê, ông Hove đã dặn con gái: “Hãy cho Gunner đi phẫu thuật”. Đến 12h30’ ngày hôm đó, Gunner qua đời. 2h55’ cùng ngày, ông Hove cũng trút hơi thở cuối cùng.
 |
Gunner là nguồn động viên lớn của ông Hove trong suốt 9 năm điều trị bệnh ung thư. |
Chú chó trung thành không chịu rời ông chủ trong những ngày cuối cùng, vì thế gia đình phải đặt một chiếc giường dành riêng cho Gunner ở trong phòng của ông Hove. “Nó từ chối rời xa bố tôi. Nó cũng theo ông tới tất cả cuộc hẹn với bác sĩ, chạy theo ông mỗi khi ông làm việc vặt. Bất cứ nơi nào bố tôi đến, Gunner cũng đều đi theo và đợi ở ngoài xe tải” – chị Heather chia sẻ.
Mỗi khi không có ông Hove ở cạnh, Gunner luôn tỏ ra lo lắng. “Trong suốt hành trình điều trị bệnh ung thư của bố tôi, Gunner luôn ở bên an ủi ông. Tôi rất biết ơn khi có một con chó như Gunner”.
Chị Heather cũng bày tỏ rằng, thế giới này sẽ khác đi rất nhiều nếu mọi người cảm nhận được tình yêu thương vô điều kiện từ một chú chó như Gunner. “Dù chúng tôi có căng thẳng hay khó chịu đến mức nào, Gunner cũng luôn ở đó để đánh lạc hướng bạn hoặc giúp chúng tôi vượt qua”.
Heather cũng cho rằng Gunner là người đã giúp cha cô vượt qua giai đoạn thực sự khó khăn trong cuộc đời. “Thật đẹp khi cả hai rời khỏi thế giới này cùng nhau, chỉ cách nhau vài giờ đồng hồ”.
 |
Ông Hove và Gunner khi cả hai còn khoẻ mạnh. |
Đăng Dương(Theo Kaola Bear)

Vụ chó cắn người gây phẫn nộ ở Trung Quốc
Sự phủ nhận trắng trợn của chủ nhân những con chó khiến vụ "chó cắn người" trở nên nổi tiếng nhất Trung Quốc.
" alt="Chú chó theo chân chủ nhân suốt 9 năm chữa ung thư, qua đời cách nhau vài giờ"/>
Chú chó theo chân chủ nhân suốt 9 năm chữa ung thư, qua đời cách nhau vài giờ

Nguyễn Nhật Anh (bên trái) yêu thích chạy bộ bất chấp những khó khăn về vận động. Ảnh: Đỗ Quang HưngCăn bệnh vàng da lúc mới sinh khiến các tế bào thần kinh vận động của Nhật Anh bị ảnh hưởng. Cậu gặp khó khăn khi nói và vận động. Hiện tại, 19 tuổi, Nhật Anh vẫn phải ăn cơm bằng thìa và bát tô. Giọng nói của cậu không phải ai cũng hiểu được.
Thế nhưng, vượt qua những khó khăn và thiệt thòi của bản thân, Nhật Anh luôn là một chàng trai vui tươi, lạc quan, yêu thể thao và thích giao tiếp với mọi người.
Mỗi ngày, cậu chạy bộ 10km ở công viên Hoà Bình (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Riêng ngày thứ 7, Nhật Anh cùng với các anh chị trong câu lạc bộ chạy hơn 20km.
Cơ duyên khiến chàng trai 19 tuổi đến với sở thích chạy bộ là sau một lần được bạn rủ đi chạy, nhưng không theo kịp bạn nên cậu rất “cay cú”. Từ đó, Nhật Anh luyện tập và yêu thích môn thể thao này lúc nào không hay. Hiện, cậu đã đạt được tốc độ không hề “xoàng” – 10km/h.
Nhiều người khi nhìn vào khả năng giao tiếp và vận động của Nhật Anh không thể ngờ được rằng, ngoài chạy bộ, cậu còn yêu thích và chơi được nhiều bộ môn khác như: cờ tướng, cờ vua, patin… và cực kỳ mê chơi game.
Bất chấp những khó khăn do bệnh tật, Nhật Anh hiện là sinh viên năm thứ nhất ngành Thương mại điện tử, Trường Cao đẳng Bách khoa Hà Nội.
Nghị lực của Nhật Anh
 |
Nhật Anh thích và chơi được nhiều môn thể thao. Ảnh: NVCC |
Kể về cậu con trai, chị H. (47 tuổi) đã tiết lộ những câu chuyện rất dễ thương và nghị lực của Nhật Anh.
Suốt 7 năm đầu đời của con, vợ chồng chị đã dắt con đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ. Thay máu, cấy tế bào gốc, châm cứu… là những liệu pháp điều trị mà Nhật Anh đã phải trải qua. Chị vẫn nhớ như in những buổi chiều chị chở con đi tập về. Lúc ấy, Nhật Anh mới chỉ 3-4 tuổi, rất thích uống sữa ngô. Mỗi lần, 2 mẹ con chạy xe qua hàng sữa ngô là cậu lại ra hiệu cho mẹ dừng lại. “Nhiều khi nó khóc quá, mọi người nhìn thấy thương. Mặc dù mình cũng chưa đến mức không mua được cho con nhưng người ta thấy thương là cho luôn, không lấy tiền”.
Rồi có lần 2 mẹ con đi từ nhà bác sĩ về trong trời mưa tầm tã. Xe hết xăng mà trong túi mẹ không có tiền. Chị lại phải đẩy xe trở lại nhà bác sĩ để vay tiền mua xăng. Hai mẹ con lóc cóc đẩy xe tới trạm xăng thì người ta kêu tiền giả. Chị lại phải gửi xe quay lại nhà bác sĩ trình bày. Vị bác sĩ tốt bụng dúi vào tay chị tờ 500 nghìn đồng rồi nói: “Thôi, cầm tờ 500 này, không cầm tờ 100 kia nữa. Tiền này bác vừa mới nhận lương xong, không thể là tiền giả được”.
Lần dắt bộ xe 2km ấy cả đời chị sẽ không quên được, vì tấm lòng của vị bác sĩ, vì hình ảnh của Nhật Anh khật khà khật khừ bám đuôi xe mẹ khiến chị không khỏi xót xa.
 |
Nhật Anh luôn vui vẻ, lạc quan từ khi còn nhỏ. Ảnh: NVCC |
Đó là những năm tháng kinh tế gia đình còn khó khăn, 2 vợ chồng chị chật vật kiếm tiền lo chữa bệnh cho con trai đầu lòng. Nhưng dù tài chính gia đình có như thế nào - dù là ngày xưa khó khăn hay bây giờ đã khá hơn nhiều, anh chị cũng luôn dành những gì tốt nhất cho cậu con trai thiệt thòi.
Nhật Anh như hiểu được những vất vả ấy của bố mẹ, luôn tỏ ra dũng cảm và kiên nhẫn với việc luyện tập, với những lần phải đến bệnh viện điều trị.
Dị tật của con cũng không ít lần khiến 2 mẹ con phải chịu đựng những ấm ức, thiệt thòi. Chị nhớ có lần đến đón con ở trường mầm non thì phát hiện con bị nhốt vào nhà kho. Cô giáo cũng đến xin lỗi chị. Thương con nhưng vì biết con mình quậy phá khiến các cô gặp khó khăn nên chị cũng ngậm ngùi bỏ qua, không làm lớn chuyện.
Lần khác, Nhật Anh tự đạp xe tới trường cách nhà vài trăm mét. Chẳng may, cậu bị ngã khiến chiếc xe lệch ghi-đông. Nhật Anh nhanh trí đặt bánh xe tì vào cột điện bên đường để vặn lại ghi-đông. Nhưng hàng xóm lại đánh giá chị không quan tâm tới con, con bị bệnh mà lại để con tự đạp xe tới trường, đến mức đâm vào cột điện.
“Nhiều lúc tôi chỉ muốn chuyển nhà đi đâu đó, nơi mà người ta sống cởi mở, bớt phán xét, kỳ thị hơn” – chị tâm sự.
Cậu bé ‘thèm’ bạn
 |
Nhật Anh (ngoài cùng bên trái) và các thành viên trong câu lạc bộ chạy HBPR. Ảnh: Đỗ Quang Hưng |
Cũng vì bệnh tật mà Nhật Anh có rất ít bạn bè. Chính vì thế, từ khi còn nhỏ, cậu đã rất thèm có bạn để chơi cùng, học cùng. “Không có ai chơi nên ngày nhỏ cu cậu hay đứng cả tiếng để xem người ta chơi cờ tướng. Thấy ngồi xem hào hứng quá, người ta cũng cho chơi vài ván thì con thích lắm. Sau thấy con thích, tôi cũng cho con đi học cờ tướng ở câu lạc bộ”. Bây giờ cả cờ vua, cờ tướng, Nhật Anh đều chơi tốt.
Cũng hồi 5-6 tuổi, cậu hay được mẹ đưa ra công viên chơi. Ở đó, có một cụ già thấy Nhật Anh đáng yêu nên hẹn cậu ra đi bộ thường xuyên. “Mối quan hệ” đặc biệt của cậu bé Nhật Anh với cụ già kéo dài được một thời gian dài. Rồi bỗng một ngày, không thấy cụ ra công viên nữa. “Có lẽ, ông cụ bị ốm” – chị H. kể. Sự biến mất của người bạn lớn khiến Nhật Anh hụt hẫng và thất vọng. Cậu còn giận bố và bắt bố phải đi tìm ông cụ mãi.
Từ khi gia nhập câu lạc bộ chạy ở công viên Hoà Bình, được các anh chị quý mến, trò chuyện cùng, tính khí cậu thay đổi hẳn, theo lời chị H.
“Con rất thích được trò chuyện cùng mọi người, được các anh chị khuyên bảo, chỉ dẫn. Từ khi vào câu lạc bộ chạy, con lạc quan, hoạt bát hẳn và kiềm chế được cảm xúc tốt hơn. Tôi thấy con thích chạy và được giao tiếp với mọi người như thế cũng mừng, chỉ dặn con đừng cố sức quá, ảnh hưởng tới sức khoẻ”.
Chia sẻ về con trai, anh B. ngậm ngùi tiếc nuối vì “chỉ cần sớm thêm 1 ngày thôi thì bệnh vàng da của con đã không ảnh hưởng tới não”. Nhưng anh cũng cảm thấy may mắn khi con đủ ý chí, nghị lực để vượt qua bệnh tật, học tập và vui chơi được như bây giờ. “Hầu hết những trường hợp như con đều nằm liệt”.
“Chúng tôi luôn dặn con, chơi thể thao là tốt nhưng con nên chơi vừa sức để rèn luyện sức khoẻ, chứ không cần quá cố như người ta”.
Mong muốn của anh chị là sau khi tốt nghiệp, Nhật Anh có thể tìm được một công việc phù hợp với khả năng của mình, nếu được đúng chuyên ngành con học thì càng tốt.
Còn với Nhật Anh – chàng trai đang dành hết tình yêu của mình cho chạy bộ, cậu chỉ mong ước “giành huy chương ở mọi giải chạy mà em tham gia”. Ước mơ ấy được cậu đặt mục tiêu hiện thực hoá trong năm nay.
Nguyễn Thảo

Cô gái mắc hội chứng Down tốt nghiệp đại học, giành nhiều giải thưởng
Các bác sỹ nói rằng Jessica sẽ không bao giờ có thể đi bộ, nói chuyện, đọc, viết như những người bình thường. Tuy nhiên, nghị lực phi thường của Jessica đã đưa cô vượt xa mong đợi của mọi người.
" alt="Cậu bé bám đuôi xe mẹ suốt 2km trời mưa, từng bị nhốt vào nhà kho giờ ra sao"/>
Cậu bé bám đuôi xe mẹ suốt 2km trời mưa, từng bị nhốt vào nhà kho giờ ra sao
Ngày 17/11 vừa qua, truyền thông Trung Quốc đưa tin thần đồng nổi tiếng một thời Nguỵ Vĩnh Khang qua đời ở tuổi 38 vì bạo bệnh.Vợ anh đã viết trong cáo phó: “Nguỵ Vĩnh Khang sinh ngày 17/6/1983 tại huyện Hoa Dung, tỉnh Hồ Nam. Anh bị bệnh và đột ngột qua đời vào ngày 9/11/2021 vừa qua. Gia đình chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ của bạn bè, người thân, cộng đồng mạng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc”.
Nguỵ Vĩnh Khang vốn là cái tên vô cùng nổi tiếng nhiều năm về trước. Anh sinh ra trong một gia đình bình thường. Bố anh là cựu chiến binh còn mẹ anh là nhân viên tại cửa hàng tạp hoá. Thế nhưng ngay từ nhỏ, Vĩnh Khang đã thể hiện tố chất thông minh hiếm có của mình.
 |
13 tuổi Nguỵ Vĩnh Khang đã học đại học |
Mẹ của Nguỵ Vĩnh Khang cho hay, năm 2 tuổi anh đã học thuộc 1000 chữ Hán và biết đọc thơ Đường. Năm 4 tuổi, anh cơ bản hoàn thành chương trình học tiểu học. 8 tuổi, anh thi đỗ vào trường trung học trọng điểm của tỉnh.
Nhờ tài năng và trí tuệ của mình, Nguỵ Vĩnh Khang được báo chí ca ngợi rất nhiều. Đương nhiên, anh cũng được tạo những điều kiện tốt nhất để phát huy khả năng thiên bẩm của bản thân.
Truyền thông Trung Quốc đặt cho anh biệt danh “thần đồng Phương Đông” 10 năm hiếm có.
Vì quá thông minh, năm 13 tuổi, Nguỵ Vĩnh Khang đã được nhận vào khoa Vật lý của Đại học Tương Đàm. Anh trở thành sinh viên trẻ nhất Hồ Nam bấy giờ. Năm 17 tuổi, anh đã học nghiên cứu sinh tại Viện Vật lý Năng lượng cao thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc.
 |
Vì được mẹ chăm sóc từ bé, Vĩnh Khang không có khả năng tự chăm sóc bản thân. |
Thành tích xuất sắc là thế nhưng cuộc đời Nguỵ Vĩnh Khang lại là một nốt trầm buồn. Năm 2003, truyền thông xôn xao thông tin anh bị nhà trường cho thôi học. Nguyên nhân không phải vì thành tích học tập kém mà bởi anh không có khả năng tự chăm sóc bản thân mình. Việc ăn uống sinh hoạt cá nhân cũng phải nhờ đến người khác hỗ trợ.
Cho đến lúc này, sự thật về cuộc sống của anh mới được tiết lộ.
Nguỵ Vĩnh Khang đã được mẹ đẻ đào tạo để trở thành một thần đồng. Bà không cho anh làm bất cứ việc gì ngoài học. Mọi việc trong nhà bà làm hết, anh chưa từng biết đến thứ gì ngoài sách vở. Ngay cả việc ăn cơm, Nguỵ Vĩnh Khang cũng phải nhờ mẹ xúc.
Sau cú sốc, Nguỵ Vĩnh Khang trở về nhà. Mẹ anh nhận ra mình đã quá sai trong cách giáo dục con. Bà bắt đầu dạy Nguỵ Vĩnh Khang làm việc nhà, tự chăm lo cho bản thân. Anh cũng lui về ở ẩn và tên tuổi của anh không còn được nhiều người nhắc tới.
Anh bắt đầu sống như người bình thường, tìm công việc với mức lương ổn định.
Năm 2008, anh kết hôn và có 2 người con 1 trai, 1 gái. Vợ anh cũng thừa nhận, anh từ một thần đồng đã trở thành một người đàn ông bình thường, hết lòng vì gia đình.
 |
Cuộc sống gia đình của anh rất hạnh phúc. |
Thông tin anh ra đi vào ngày 9/11 vừa qua khi mới 38 tuổi khiến nhiều người tiếc nuối cho thần đồng một thời.
Tú Linh(Theo Sohu)

Giảng viên 'xấu trai nhất trường' trở thành hiện tượng mạng sau một đêm
Tay lúc nào cũng lăm lăm túi bánh bao và chai nước 1,5 lít, nam giảng viên tại đại học hàng đầu Trung Quốc thực ra là một thiên tài Toán học.
" alt="Thần đồng 13 tuổi vào đại học qua đời ở tuổi 38 vì bạo bệnh"/>
Thần đồng 13 tuổi vào đại học qua đời ở tuổi 38 vì bạo bệnh