Nhận định, soi kèo Ipswich vs Brighton, 2h30 ngày 17/1: Mòng biển gặp khó
本文地址:http://account.tour-time.com/html/065d699534.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo HAGL vs TPHCM, 17h00 ngày 17/1: Niềm tin cửa trên
Tiết mục của Quỳnh Nga:
Nữ phát thanh viên tạo ấn tượng ở Đảo thiên đường- Lee Hooyeon - tạo khác biệt khi chọn nhảy ballet, kể câu chuyện về chính mình và những tổn thương quá khứ giúp cô trưởng thành. Phạm Lịch đánh giá ballet là thể loại khó và Hooyeon thể hiện khá tốt. Tuy nhiên, các nam vũ công quốc tế nhận xét cô còn thiếu sự chắc chắn, dứt khoát, cần rèn luyện thêm.
Nữ ca sĩ Shinju bùng nổ khi chọn ca khúc What you doin' mang phong cách nhạc Trot, thể hiện kỹ năng biểu diễn chuyên nghiệp. Cô được đánh giá là một trong những người chơi tràn đầy năng lượng nhất tập 1. Shinju từng vào top 7 tại Miss Trot mùa 3 và top 7 Sing for Gold tại Hàn Quốc.
Tiết mục của Shinju:
Phạm Lịch, được khán giả gọi là "trùm cuối" nhờ xuất thân là vũ công chuyên nghiệp, trình diễn nhảy hiện đại trên nền ca khúc Anh muốn thế nào. Dù chỉ gây ấn tượng với màn tung kim tuyến ở cuối, mỗi động tác của cô đều chắc chắn, thể hiện rõ kinh nghiệm, khiến các thí sinh khác trầm trồ. Zhivko, giải tư Bước nhảy Hoàn vũ 2015 cùng Diệp Lâm Anh, khen cô phóng khoáng và giàu năng lượng, trong khi Boris Borisov, top 3 giải Vô địch khiêu vũ thể thao thế giới, nhận xét tiết mục hoàn hảo. Quỳnh Nga đánh giá Phạm Lịch là "đối thủ mạnh nhất" của chương trình.
Tiết mục của Phạm Lịch:
Hoa hậu Lê Hoàng Phương trình diễn tango kết hợp flamenco, thay đến 3 trang phục trên sân khấu và tự tin khẳng định chưa thấy ai là "đối thủ nặng ký". Quán quân Bước nhảy Hoàn vũ 2014 - Kristian Yordanov - ví cô với Madonna.
Á hậu 2 Hoa hậu Liên lục địa 2023 Ngọc Hằng nhảy hiện đại trên nền ca khúc Người anh tìm kiếm, tự chấm mình 7 điểm vì cảm thấy chưa thể hiện xuất sắc. Ca sĩ Shinju nhận xét Ngọc Hằng có sự chuyên nghiệp và gu thời trang ấn tượng, nhờ được đào tạo thành ca sĩ.
Hai người chơi nữ còn lại, diễn viên Sooyeon trình diễn nhảy hiện đại, còn người mẫu - diễn viên Minyoung múa truyền thống Hàn Quốc.
Sau phần diễn solo, các người chơi nữ bước lên bục, các vũ công nam sẽ chọn ghép cặp nếu thấy phù hợp. Những ai có trên 2 sự lựa chọn sẽ được quyền quyết định người đồng hành. Kết quả, Phạm Lịch được 4 vũ công lựa chọn: Valkov Dimitar, Zhivko, Boris Borisov, Dimitar Georgiev, nhưng cô chưa tiết lộ người chọn.
Trương Quỳnh Anh được Daniel Denev và Ganev Georgi yêu thích và chọn ghép cặp với Daniel Denev. Lê Hoàng Phương và Emma Lê lần lượt được Kristian Yordanov và Dimitar Georgiev lựa chọn. Minyoung và Lee Hooyeon không được ai chọn. Lee Hooyeon bật khóc, bày tỏ sự tiếc nuối và cho biết đã dự đoán trước điều này. Các cặp còn lại sẽ được tiết lộ trong tập tiếp theo.
Ảnh, video: BTC
Phản ứng của Shark Bình khi Phương Oanh thi 'Bước nhảy Hoàn vũ'Phương Oanh cho rằng ông xã "không biết ghen", dù cô tập luyện cùng bạn nhảy khác giới khi tham gia "Bước nhảy Hoàn vũ 2024".">Quỳnh Nga nhảy samba, hot girl ‘Đảo thiên đường’ bật khóc ở ‘Bước nhảy Hoàn vũ’
Chuyến thăm này là chặng dừng tiếp theo trong hành trình huấn luyện và tăng cường hiện diện kéo dài 7 tháng của khinh hạm trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Với 232 thủy thủ trên tàu, khinh hạm đã khởi hành từ cảng Wilhelm hướng tới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Hành trình cho tới nay trải dài từ Vùng Sừng châu Phi, Pakistan, Australia, Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và đến TP. HCM. Các chặng dừng tiếp theo trên hành trình trở về Đức dự kiến sẽ là Sri Lanka và Ấn Độ.
Chuyến hải trình của khinh hạm tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhấn mạnh hợp phần chính sách an ninh trong Định hướng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương do Chính phủ Đức thông qua trong tháng 9/2020 nhằm tăng cường vai trò của nước này, với tư cách là một bên tham gia kiến thiết và là một đối tác tại khu vực. Mục tiêu của Định hướng là tăng cường các mối quan hệ trong khu vực và với khu vực.
Các tuyến đường biển rộng mở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt kinh tế đối với Đức và châu Âu. Sứ mệnh của khinh hạm Bayern là một đóng góp cụ thể vào việc bảo vệ và giữ vững trật tự dựa trên luật lệ tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trong quá trình thực hiện sứ mệnh này, khinh hạm cũng đã đi qua khu vực Biển Đông.
Nước Đức thường xuyên nhấn mạnh ý nghĩa của UNCLOS, khung pháp lý bao trùm và có hiệu lực quốc tế đối với tất cả các hoạt động tại các biển và đại dương, đặc biệt là quyền tự do hàng hải và hàng không tại các vùng biển quốc tế cũng như quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải được quy định trong Công ước. Cùng với Pháp và Anh, trong một tuyên bố mang tính thượng tôn pháp luật trước Liên Hợp Quốc, Đức đã đưa ra quan điểm về các yêu sách chủ quyền tại Biển Đông.
Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng trở thành trung tâm quan trọng về chính trị và kinh tế. Trong những năm tới, khu vực này sẽ có ảnh hưởng quyết định tới việc định hình trật tự quốc tế. Chính vì vậy, Định hướng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương không chỉ giới hạn ở các thách thức liên quan đến chính sách an ninh mà còn đặt ra các trọng tâm khác như đa dạng hóa các đối tác kinh tế cũng như tăng cường luật pháp quốc tế, hợp tác đa phương trong lĩnh vực bảo vệ khí hậu và hợp tác an ninh trong khu vực.
Ngày 1/8/2021, nước Đức đã gia nhập "Hiệp định Hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang nhằm vào tàu, thuyền tại châu Á" (ReCAAP).
Bảo Đức
Hôm nay, Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner đã trao 75 máy thở, 15 Monitor và 20.000 máy đo nồng độ ôxy và nhịp tim cho Bệnh viện trường Đại học Y Hà Nội.
">Tàu hải quân Đức Bayern lần đầu tiên thăm Việt Nam
Lisa sexy chưa từng thấy tuổi 27, xác nhận ngày trở lại của BlackPink
Nhận định, soi kèo Dundee FC vs Celtic, 03h00 ngày 15/1: Tí hon đấu khổng lồ
Mong chờ cơ hội lĩnh hội tri thức mới
“Cơ hội lớn” là cụm từ được các chuyên gia nhắc đến nhiều nhất khi nói về “Chuỗi Đối thoại Khám phá Tương lai” nằm trong Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024.
Theo PGS.TS Ngô Văn Minh, Trường Đại học Giao thông Vận tải, hoạt động kết nối khoa học quy mô này này đang tạo ra làn sóng hứng khởi chưa từng có đối với giảng viên và sinh viên trường.
“Bởi việc mời được các giáo sư hàng đầu thế giới, trong đó có cả chuyên gia phát triển bộ chỉ số đổi mới sáng tạo quốc tế, đến chia sẻ về trí tuệ nhân tạo - lĩnh vực đang “làm mưa làm gió” toàn cầu - là điều không dễ dàng”, PGS.TS Ngô Văn Minh nhấn mạnh.
Đại diện Trường Đại học Giao thông Vận tải cho biết thêm nhà trường mong đợi sẽ tận dụng tối đa cơ hội này để tìm hiểu cách ứng dụng AI trong giảng dạy và đào tạo, đồng thời nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc thù của trường đại học Việt Nam.
Cũng là một trong những đơn vị tham gia tổ chức sự kiện thuộc chuỗi đối thoại, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội kỳ vọng, không chỉ cán bộ, giảng viên mà cả sinh viên sẽ được hưởng lợi từ chia sẻ của các nhà khoa học hàng đầu thế giới.
PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - cho biết cùng Quỹ VinFuture, nhà trường đã lựa chọn chủ đề năng lượng và vật liệu tiên tiến, vừa hấp dẫn người tham dự vừa gắn với định hướng phát triển thiết thực.
“Tôi hy vọng chủ đề này sẽ mang lại giá trị cao cho trường, cũng như các đơn vị chuyên môn”, ông chia sẻ, “Đây là nguồn tri thức mới, có ích đối với công tác đào tạo, nghiên cứu cũng như định hướng phát triển khoa học công nghệ trong tương lai”, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn nói.
Trong khi đó, PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu - hào hứng với khả năng mở rộng cơ hội hợp tác đa phương thông qua sự kiện đối thoại trực tiếp này.
Theo PGS.TS Thanh Ngà, từ trước đến nay, các đơn vị trong nước thường gặp khó khăn về nguồn lực và phương thức làm việc theo lối truyền thống, nhưng VinFuture đang tạo ra sự khác biệt lớn.
“VinFuture có hướng đi đột phá trong việc phát triển khoa học, tạo cơ hội cho Viện tiếp cận những gì tiên tiến nhất mà Quỹ cũng đang hướng tới”, PGS.TS Thanh Ngà nhấn mạnh.
Không dừng lại ở đó, Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 mang tới cho cộng đồng khoa học Việt Nam cơ hội được trực tiếp gặp những trí tuệ kiệt xuất thế giới trong lĩnh vực của mình.
PGS.TS Thanh Ngà nhận định thêm, “Khi được trao đổi với chuyên gia, chúng ta có thể nhanh chóng tiếp cận ý tưởng và phương pháp nghiên cứu mới nhất, hòa nhập với tri thức tiên tiến toàn cầu".
Đưa khoa học Việt tiến nhanh hơn
Thông qua sự kiện, giới khoa học Việt Nam cũng có cơ hội trực tiếp nêu lên thách thức đang đối mặt, thảo luận cùng các nhà khoa học hàng đầu thế giới để tìm lời giải đáp hiệu quả nhất.
PGS.TS Phạm Thị Thanh Ngà nhận xét, vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu là mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu cùng các ngành, đặc biệt là nông nghiệp cùng năng lượng - hai lĩnh vực quan trọng tại Việt Nam. Với nông nghiệp, thách thức đang trở nên đa chiều khi vừa phải thích ứng với biến đổi khí hậu, vừa cần giảm thiểu phát thải từ trong chính lĩnh vực này. Trong khi đó, với năng lượng, chuyển đổi xanh được kỳ vọng là chìa khóa để mở ra tương lai bền vững hơn.
PGS.TS Thanh Ngà hy vọng chia sẻ từ các chuyên gia hàng đầu trên thế giới sẽ mang đến cái nhìn toàn diện, giúp Viện có thể tiếp cận phù hợp về vấn đề trên. “Những nghiên cứu chuyên sâu sẽ đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải mà Việt Nam đặt ra, đồng thời giúp chúng ta đạt được chiến lược phát triển bền vững”, bà khẳng định.
Đứng từ góc độ đào tạo, PGS.TS Thanh Ngà cũng đề cao giá trị mà sự kiện mang lại cho quá trình phát triển nguồn nhân lực trẻ.
“Đây là cơ hội quý giá mà chúng ta cần nắm bắt, nhất là đối với thế hệ trẻ. Với sự chia sẻ kinh nghiệm từ các giáo sư quốc tế, chúng ta có thể tiến nhanh hơn, rút ngắn khoảng cách với nền khoa học toàn cầu, và ứng dụng hiệu quả cho Việt Nam”, PGS.TS Thanh Ngà nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, PGS.TS Ngô Văn Minh khẳng định Quỹ VinFuture đang đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa nghiên cứu tập trung và bài bản, giống như các trường đại học trên thế giới.
“Sự đồng hành của VinFuture được xem là ví dụ điển hình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển khoa học công nghệ tại Việt Nam. Việc Quỹ VinFuture tập trung hỗ trợ đúng hướng vào nhu cầu thiết thực của các nhà nghiên cứu không chỉ mang ý nghĩa khuyến khích sáng tạo mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của khoa học Việt Nam trong môi trường toàn cầu", PGS.TS Ngô Văn Minh khẳng định.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia bày tỏ mong muốn sau hội thảo, mối quan hệ hợp tác với Quỹ VinFuture sẽ tiếp tục được mở rộng.
“Với tinh thần làm việc bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả, tôi tin tưởng Quỹ VinFuture sẽ thành công trong sứ mệnh của mình. Tôi cũng hy vọng sau hội thảo, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Quỹ sẽ duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, góp phần hỗ trợ các nhà khoa học của trường và thúc đẩy sự phát triển của Quỹ theo đúng tôn chỉ đề ra”, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn nhìn nhận.
Thế Định
">Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024
Chia sẻ với VietNamNet, bố của các em Long, Công cho biết, khi nhận tin về kết quả của các con, gia đình không quá ngạc nhiên bởi ngay từ ngày học cấp 2, cấp 3 các em cũng đã học rất tốt và có nhiều thành tích.
Theo gia đình, ngay từ năm cấp 2, Long và Công đã nổi trội ở các môn Toán, Hóa, Sinh. Tuy nhiên, khi thi vào Trường THPT Chuyên Lam Sơn, gia đình định hướng mỗi con thi một môn (Long là anh thi đậu chuyên Hóa, Công thi vào chuyên Sinh).
Như vậy, hai anh em sẽ tự chia sẻ kiến thức cho nhau ở các môn học, giúp học đều hơn.
“Mặc dù Long học chuyên Hóa nhưng lại yêu thích môn Sinh. Năm học 2022-2023, Long và Công cùng tham giam gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, kết quả Công đạt giải Khuyến khích, Long đạt giải Ba môn Sinh”, phụ huynh của 2 em cho biết.
Hai em Nguyễn Lê Bảo Long và Nguyễn Lê Thành Công lại rất bất ngờ khi cả hai đều đạt giải cao nhất tại kỳ thi năm nay.
“Trước khi đi thi, chúng em cũng thấy áp lực và lo lắng tuy nhiên em đã quyết tâm cố gắng hết sức. Để có được kết quả này, thầy cô cũng đã hỗ trợ em rất nhiều về kiến thức, bố mẹ em luôn động viên, giúp chúng em yên tâm khi bước vào làm bài”, em Long chia sẻ.
Nguyễn Lê Thành Công chia sẻ, dù học chuyên Sinh, tuy nhiên kết quả của kỳ thi năm học sinh giỏi quốc gia năm ngoái em chỉ đạt giải Khuyến khích. Kết quả thực sự không tốt, nhưng đó là động lực để em cố gắng hơn.
Không chỉ cùng chung đam mê môn Sinh, cả hai anh em Long và Công đều có chung ước mơ tương lai sẽ trở thành bác sĩ.
“Tuy nhiên, trước mắt, chúng em tập trung cho việc học tập thật tốt, tập trung chinh phục những kỳ thi, cuộc thi cao hơn nữa”, Long cho hay. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lam Sơn cho biết thêm, trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024, nhà trường có 83 trong tổng số 84 học sinh đạt giải của tỉnh Thanh Hóa.
Trong số 84 em đạt giải, có 9 giải Nhất, 22 giải Nhì, 23 giải Ba và 30 giải Khuyến khích. Trong đó, Sinh học là môn có học sinh giành được nhiều giải Nhất trong kỳ thi năm nay (3 giải).
“Đây là thành tích cao nhất từ trước đến nay. Trước kỳ thi, chúng tôi đã chuẩn bị từ rất sớm. Bắt đầu từ cuối năm học trước, nhà trường đã chủ động thành lập các đội dự tuyển, ôn luyện trong dịp hè, bồi dưỡng thêm kiến thức cho các em.
Năm nay, tỉnh Thanh Hóa tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia với số lượng thí sinh đông nhất là 90 em, chia đều ở 9 môn là Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và tiếng Anh”, ông Sơn cho biết.
">Hai anh em sinh đôi ở Thanh Hóa đoạt giải Nhất học sinh giỏi quốc gia
Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực lao động, việc làm nói chung và người lao động đi làm việc ở nước ngoài nói riêng, Nhà nước đã thể chế hóa thành quy định pháp luật, hợp tác với các nước và khu vực trên thể giới thông qua các điều ước và thỏa thuận quốc tế để bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Quy định của pháp luật
Đảm bảo quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thể hiện trong Luật số 69 như sau:
- Quyền chủ động và tự nguyện của người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thể hiện trong Điều 1. Phạm vi điều chỉnh; Điều 2. Đối tượng áp dụng; Điều 3. Giải thích từ ngữ về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (khoản 1), Phân biệt đối xử (khoản 4) và Cưỡng bức lao động (khoản 5); Điều 5. Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo các quy định này bảo đảm quyền của người lao động được ra nước ngoài làm việc hợp pháp, tự do lựa chọn hình thức đi làm việc ở nước ngoài phù hợp và không bị ép buộc phải làm việc trái ý muốn của họ.
- Bảo đảm vị thế của người lao động ở nước ngoài: Với chủ trương không đưa người lao động đi làm việc bằng mọi giá, mà phải đảm bảo hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo đảm người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cũng như sau khi về nước có vị trí làm việc phù hợp với trình độ kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm của người lao động.
- Đặt vấn đề coi trọng quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Luật số 69 đã đưa quyền, nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lên Chương I Những quy định chung, tại Điều 6 quy định, theo đó người lao động có các quyền như: Được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến đi làm việc ở nước ngoài; Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài; Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật; thêm vào đó Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Việc quy định như vậy, cho phép người lao động chủ động tự quyết định việc đi làm việc ở nước ngoài, tự bảo vệ an toàn cho bản thân trước khi nhờ đến sự can thiệp của các tổ chức, cơ quan chức năng.
- Người lao động được xem là trọng tâm: Lấy người lao động làm trung tâm, nội dung các điều, khoản của Luật đã thể hiện quy định Nhà nước có các chính sách đối với người lao động; quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đồng thời Luật cũng quy định quyền, nghĩa vụ giữa doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động từ quá trình chuẩn bị nguồn, tuyển chọn, đào tạo, làm thủ tục cho người lao động đến khi người lao động làm việc ở nước ngoài và sau khi về nước theo quy định của pháp luật và hợp đồng, thỏa thuận giữa người lao động với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân này.
- Bảo đảm giảm gánh nặng về chi phí cho người lao động đi làm việc ở ngoài: Với chủ trương nhằm giảm chi phí của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Luật số 69 đã thể hiện tính ưu việt và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như vị trí của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, đặc biệt vị thế của người lao động Việt Nam ở thị trường lao động quốc tế.
- Bảo đảm người lao động đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp: Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại Điều 7.
- Hỗ trợ người lao động trong các trường hợp phát sinh từ nguồn Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước: trong các trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn do tai nạn, ốm đau, bệnh tật; do người sử dụng lao động phá sản, giải thể; hoặc chiến tranh, thiên tai …; giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến người lao động và hỗ trợ thân nhân người lao động trong trường hợp người lao động chết hoặc mất tích ở nước ngoài.
- Bảo đảm cho người lao động được trang bị các kiến thức phòng tránh các vấn đề phát sinh.
Giải pháp trong thời gian tới
- Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định pháp luật quy định và hướng dẫn chi tiết Luật số 69 về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy định pháp luật và chính sách về người lao động đi làm việc ở nước ngoài một cách đồng bộ.
- Thứ hai, thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua đó ổn định, phát triển thị trường lao động ngoài nước truyền thống, chú trọng khai thác thị trường lao động, công việc có điều kiện làm việc tốt, an toàn và có thu nhập cao cho người lao động. Kịp thời hỗ trợ và giải quyết các vấn đề phát sinh với người lao động.
- Thứ ba, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài để nâng cao nhận thức của người dân và xã hội, đồng thời qua đó ngăn ngừa, hạn chế tình trạng lừa đảo, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
- Thứ tư, tiếp tục nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác tuyển chọn và đào tạo người lao động (về ngoại ngữ, tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật) đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động, tạo vị thế của người lao động ở nước ngoài, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động, cũng như phòng tránh tình trạng lao động bị lạm dụng, cưỡng bức khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Thứ năm, tăng cường công tác quản lý trong hoạt động người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua thanh tra, kiểm tra, điều tra kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cũng như đề xuất sửa đổi, bổ sung những bất cập, tồn tại trong lĩnh vực này.
Bảo Đức
Justin Mott, nhiếp ảnh gia người Mỹ, tới Việt Nam cách đây hơn một thập niên và quyết định sống tại đây từ năm 2017, đã chụp những bức ảnh tuyệt đẹp về đất nước và con người Việt Nam.
">Bảo đảm quyền của người lao động làm việc ở nước ngoài
友情链接