Chia sẻ tại buổi Tọa đàm Internet nền tảng cho doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế số, trong khuôn khổ Diễn đàn Internet Day 2017 mới đây, trả lời câu hỏi Làm thế nào để doanh nghiệp Việt nam tiếp cận bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài trong tiến trình phát triển của mình? Ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc VCCorp cho hay, trong lĩnh vực nội dung số hiện nay, doanh nghiệp nước ngoài không bị ràng buộc bởi những chế tài xử phạt liên quan đến nội dung độc hại, thậm chí các bên như VCCI còn dẫn rất nhiều hiệp định thương mại để khẳng định việc hạn chế ràng buộc họ. Trong khi ấy, doanh nghiệp Việt Nam bị ràng buộc bởi những chế tài ấy. Mình có lợi thế địa phương nhưng ít tiền hơn, công nghệ thì cũng tiệm cận nhưng họ thoáng tay còn mình bị trói tay, đấy là cái khó nhất. Điều quan trọng nhất là làm sao tháo gỡ được cái khó đó và phải tháo gỡ làm sao để cân đối với mục tiêu của nhà quản lý.
Nếu mở ra thì fakenews và rất nhiều vấn đề khác chúng ta sẽ không quản lý thì không được, nhưng trói thì lại trói cả doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc. 20 năm trước chúng ta phát triển thành công là vì mạnh dạn hội nhập và mở cửa. Nhưng để nội dung số tiếp tục thành công 20 năm nữa, thì ta cần mạnh dạn và doanh nghiệp dám làm còn cơ quan quản lý tháo gỡ.
Ông Tân cũng có 1 đề xuất là lập đặc khu ảo cho các doanh nghiệp công nghiệp nội dung số. Trong đó, các doanh tham gia phải cam kết tuân thủ nghiêm túc quy định đóng thuế, nhưng điều kiện, giấy phép sẽ hơi khác với việc quản lý doanh nghiệp nước ngoài. Đặc thù của đặc khu ảo là không có địa lý, nhưng doanh nghiệp cần chứng minh mình làm ăn tử tế, sẽ được hưởng cơ chế thoáng hơn, có điều kiện sử dụng nguồn lực của mình để nhân rộng thế mạnh, không bị ràng buộc hạn chế bởi những quan điểm, quy định quá cũ nữa.
" alt=""/>Kiến nghị thành lập một 'đặc khu ảo' cho ngành nội dung sốDịch vụ công thời 4.0
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, cán bộ Cục Công nghệ thông tin (Bộ Tài nguyên và Môi trường) trong lần đầu tiên đến cơ quan BHXH để làm thủ tục hành chính đã đưa ra nhận xét; “BHXH quận Thanh Xuân có cách quản lý đã mang màu sắc của cách mạng 4.0…”.
Hành trình đi làm thủ tục hành chính được chị Thu mô tả ngắn gọn, nhưng đầy cảm xúc, với cách đánh giá đậm màu sắc “bệnh nghề nghiệp” của một cán bộ CNTT, từng tham gia thực hiện Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước (Đề án 112) xây dựng Chính phủ điện tử (e-gov).
“Theo hướng dẫn, khách đến bấm lấy số, ngồi đúng cửa đợi, vài phút đến lượt mình. Các nhân viên có thái độ cởi mở, nhanh gọn. Cô nhân viên trẻ hỏi mình cần gì, rồi hướng dẫn rất rõ. Mình đưa hồ sơ và cô trả lại những giấy tờ không cần thiết, rồi tra máy tính. Tất cả dữ liệu thông tin của mình đã có trong hệ thống phần mềm của BHXH. Cô nhân viên hỏi thẻ BHYT cũ, rồi đưa ngay thẻ mới và chuyển giấy tờ lĩnh trợ cấp lương hưu cho mình qua bàn bên cạnh. Khi mình nói muốn đổi nơi khám chữa bệnh về bệnh viên khác gần nhà, cô bảo: “Sang đầu năm cô sang đây chúng cháu làm cho”. Cô nhân viên bên cạnh cũng chỉ mất vài phút để ghi hóa đơn trả tiền, rồi chuyển sang bàn tiếp. Vài phút sau, mình đã nhận được đầy đủ giấy tờ, trợ cấp lương và thông tin đầy đủ cùng thông báo trả lương ngay về tài khoản của mình ở ngân hàng” chị Thu kể về quá trình làm thủ tục của mình.
Cảm động còn bởi chính chị Thu hiểu hơn ai hết, để có thể gói gọn toàn bộ quy trình thủ tục hành chính hưởng lương hưu chỉ trong khoảng ít phút ngắn ngủi này chính là nhờ một thành tích của ngành BHXH nhờ ứng dụng CNTT.
Từng vô cùng say mê, khát vọng xây dựng thành công mô hình Chính phủ điện tử, với vai trò là thành viên Đề án 112, chị Thu có quãng thời gian thường xuyên kết nối, thực hiện liên thông dữ liệu thông tin với các bộ, ngành. Thời điểm đề án này phải tạm dừng triển khai vào năm 2007, chị biết rõ khi đó BHXH Việt Nam vẫn chưa đạt được các điều kiện cả về kỹ thuật cũng như phần mềm nghiệp vụ để tạo lập được hệ thống dữ liệu tập trung, thống nhất trên toàn quốc. Bởi thế, các hồ sơ giải quyết chế độ chính sách BHXH của người lao động phải cần sự thẩm định kỹ càng, và chắc chắn không thể trả lời “trong ngày”, khi mà bộ hồ sơ luôn “dày cộp” các loại giấy tờ liên quan đến toàn bộ quá trình công tác.
Thế nhưng, lần này tìm đến cơ quan BHXH, hồ sơ hưởng hưu trí của chị chỉ cần duy nhất một tờ quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được BHXH thành phố Hà Nội gửi về cơ quan chị trước đó... “Kinh nghiệm 27 năm làm việc trong lĩnh vực CNTT đủ để mình thấm thía rằng, xây dựng hạ tầng CNTT đã rất khó, nhưng cần hơn hết là yếu tố con người. Thành công chỉ đến khi bản thân người nhạc trưởng phải thực sự tâm huyết với lý tưởng để tạo sự đột phá. Một kế hoạch kiên trì, vận động cả hệ thống cùng chuyển động, quyết tâm biến thách thức thành cơ hội. Một người bạn nước ngoài từng nói với tôi câu châm ngôn thế này: There is a will, there will be a day! (nếu có niềm tin, ắt có một ngày sẽ đến)...” chị Thu chia sẻ.
" alt=""/>Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai dịch vụ công thời 4.0