Báo cáo Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) công bố ngày 10/11, trước thềm Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tại Azerbaijan, cho thấy tổng thiệt hại từ các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu vào khoảng 2.000 tỷ USD giai đoạn 2014-2023. Con số này tương đương thiệt hại từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
Gần đây nhất, Ngân hàng Nhà nước phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị, hướng tới mục tiêu 1 triệu hecta lúa phát thải thấp.
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngân hàng cũng thừa nhận có nhiều khó khăn khi đẩy vốn vào lĩnh vực này. Các tổ chức tín dụng, theo Thống đốc, vẫn vướng mắc vì thiếu hướng dẫn về phân loại xanh. Ngành ngân hàng đang chờ quy định về phân loại danh mục xanh từ Chính phủ, từ đó kỳ vọng có thể đẩy mạnh vốn hơn vào lĩnh vực này.
Trước nay, lãnh đạo các ngân hàng nói ngày càng tập trung vào chiến lược tăng thị phần tín dụng xanh, nhưng họ cũng cho biết hiện chưa có quy chuẩn đồng bộ về thế nào là tín dụng xanh.
Hiện theo Ngân hàng Nhà nước, trong khoảng 650.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng được cơ quan này xác định là dư nợ xanh, lĩnh vực năng lượng tái tạo và năng lượng sạch chiếm 45%, mảng nông nghiệp sạch chiếm 30%.