-
Nhận định, soi kèo Western United vs Perth Glory, 14h00 ngày 5/4: Miếng mồi ngon
-
Theo đó, một phụ nữ bán thịt heo tại chợ Ba Dừa, sinh sống ở ấp Phú Thuận, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy nghi nhiễm SARS-CoV-2.Ca nghi ngờ này đã được đi cách ly tập trung. Ngành chức năng tỉnh Tiền Giang quyết định phong tỏa chợ Ba Dừa và 1 khu dân cư ở xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy cho đến khi có thông báo mới.
Đồng thời, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, tiến hành truy vết và đưa đi cách ly các trường hợp tiếp xúc gần với ca nghi mắc Covid-19 nói trên.
 |
Ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đã phong tỏa chợ Ba Dừa |
UBND xã Long Trung cũng thông báo yêu cầu người dân từng đến chợ Ba Dừa từ ngày 1 đến 11/6, khẩn trương khai báo y tế tại trạm y tế địa phương nơi cư trú.
Đến thời điểm này, tỉnh Tiền Giang ghi nhận 13 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, trong có 12 người là cán bộ kỹ thuật cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
T.Chí
" alt="Người phụ nữ bán thịt heo ở Tiền Giang nghi mắc Covid"/>
Người phụ nữ bán thịt heo ở Tiền Giang nghi mắc Covid
-
Cả 6 lô trái phiếu với ký hiệu HP2_BOND_2020 đều có kỳ hạn 6 năm, lãi suất cố định 10%/năm với 4 kỳ tính lãi đầu tiên và được thả nổi các kỳ sau đó. Trong đó có 1 lô trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng và 5 lô trái phiếu trị giá 280 tỷ đồng. Trái chủ nhận trái tức 3 tháng/lần.Để bảo đảm cho lô trái phiếu này, Công ty CP Năng lượng Hồng Phong 2 (Công ty Hồng Phong 2) sử dụng quyền tài sản và tài sản hình thành trong tương lai của một số lô đất thấp tầng của dự án Khu đô thị Kim Chung – Di Trạch tại xã Kim Chung và xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Khu đô thị đã nằm đắp chiếu cả thập kỷ.
 |
Khu đô thị Kim Chung – Di Trạch (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nằm “đắp chiếu” gần 10 năm nay chôn theo hàng nghìn tỷ của giới đầu cơ. |
Đồng thời, công ty này cũng sử dụng quyền tài sản, tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với dự án Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1B và toàn bộ cổ phần của các cổ đông sở hữu tại Hồng Phong 2 để đảm bảo cho các lô trái phiếu trên.
Bên cạnh đó, trong trường hợp tổng giá trị tài sản bảo đảm trên thấp hơn giá trị bảo đảm tối thiểu, Công ty Hồng Phong 2 sử dụng thêm các tài sản khác (tiền gửi, bất động sản…) theo quy định của đại lý tài sản bảo đảm.
Trái chủ duy nhất mua trọn 6 lô trái phiếu này là Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank).
Được biết, Công ty Hồng Phong 2 được thành lập vào tháng 3/2017 với vốn điều lệ 900 tỷ đồng. Trong đó, Vietracimex nắm giữ 96%, 4% còn lại được chia đều cho Công ty CP Điện Vietracimex Lào Cai và Công ty CP BOT Vietracimex 8.
Ghi nhận chỉ trong 6 tháng qua, các thành viên của Vietracimex đã liên tiếp hút về hàng nghìn tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu để đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Qua đó thể hiện tham vọng rất lớn của Vietracimex trong lĩnh vực này.
Trước đó, vào đầu năm 2020, một thành viên khác do Vietracimex nắm giữ 96% vốn điều lệ là Công ty CP Năng lượng Hòa Thắng đã phát hành thành công lô trái phiếu có kỳ hạn 14 năm với giá trị 220 tỷ đồng.
Vào cuối năm 2019, Công ty CP Năng lượng Hồng Phong 1 đã huy động thành công 2.500 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu.
Vietracimex do ông Võ Nhật Thăng (sinh năm 1959) làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật. Vietracimex từng là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (trực thuộc Bộ Giao thông vận tải). Sau khi cổ phần hóa, ông Võ Nhật Thăng đã thâu tóm 93,37% cổ phần doanh nghiệp này và lập ra nhiều công ty con.
Liên quan đến việc cổ phần hoá tại Vietracimex, năm 2016, Thanh tra Chính phủ có Thông báo về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Tổng công ty cổ phần Thương mại xây dựng trong việc cổ phần hóa Tổng công ty Thương mại và Xây dựng và trách nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại các đơn vị được thành lập từ việc cổ phần hóa Tổng công ty Thương mại và Xây dựng.
Với cá nhân ông Võ Nhật Thăng, Thanh tra Chính phủ khẳng định: Với tư cách là người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ và là Chủ tịch HĐQT Vietracimex, ông Võ Nhật Thăng đã cố ý làm trái quy định pháp luật trong việc tổ chức Đại hội cổ đông bất thường ngày 3/6/2006; chuyển Công ty mẹ trong mô hình mẹ - con từ doanh nghiệp nhà nước trở thành công ty cổ phần mà ông Võ Nhật Thăng có vốn góp chiếm tỷ lệ tới 93,37% vốn điều lệ.
“Đây là sai phạm có tính bước ngoặt, làm cho tiến trình cổ phần hóa Tổng công ty Thương mại và Xây dựng bị đảo ngược, trái với mục đích, yêu cầu cảu đề án thí điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt” - kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.
Siêu đô thị bỗng phình to sau thập kỷ “xanh cỏ”
Hiện nay, Vietracimex sở hữu 15 công ty thành viên, hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là bất động sản, sản xuất công nghiệp, năng lượng và thương mại dịch vụ.
Vietracimex đầu tư vào môt loạt dự án năng lượng như: Thủy điện Đạ Dâng – Đa Chomo, tỉnh Lâm Đồng; Thủy điện Mỹ Lý, tỉnh Nghệ An; Thủy điện Nậm Mô 1, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An; Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1, Hồng Phong 2, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận; Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận…
Liên quan đến các công trình thuỷ điện, Vietracimex cũng có một số lùm xùm tại thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng; nhà máy thủy điện Bắc Mê (huyện Bắc Mê – Hà Giang), dự án thủy điện Tả Thàng (tỉnh Lào Cai)…
 |
Dự án Hinode City đình đám của Vietracimex nổi lên với hàng loạt sai phạm từ vi phạm trật tự xây dựng đến PCCC. |
Doanh nghiệp hiện cũng là chủ đầu tư một loạt dự án bất động sản như: Dự án đình đám Hinode City, 201 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, nơi đăng ký trụ sở của Tổng công ty và các công ty thành viên; dự án KĐT Kim Chung – Di Trạch (Hoài Đức, Hà Nội); Trung tâm văn phòng và khách sạn 5 sao Lạng Sơn; KĐT Bình Khánh Bình Thạnh (TP.HCM); Lô 2 (1.570 căn hộ) khu tái định cư 38,4ha tại KĐT mới Thủ Thiêm (TP.HCM); Tòa nhà văn phòng Vietracimex 926 Bạch Đằng, Hà Nội; dự án Sunrise VNT Phú Quốc; dự án Phạm Hùng (Mỹ Đình, Hà Nội); Hanoi Golf Club (Sóc Sơn, Hà Nội) …
Liên quan đến dự án Khu đô thị Kim Chung – Di Trạch mà Công ty Hồng Phong 2 sử dụng quyền tài sản và tài sản hình thành trong tương lai của một số lô đất thấp tầng để đảm bảo cho lô trái phiếu, sau gần 10 năm “đắp chiếu” thời gian qua dự án đã được điều chỉnh mở rộng diện tích quy hoạch từ 138,1ha lên 146,7ha.
Đây là khu đô thị từng được kỳ vọng sẽ là một khu đô thị hoành tráng phía Tây Hà Nội, dựa trên ý tưởng tạo dựng một “trái tim đô thị” chất lượng cao, tiện nghi, thân thiện với môi trường, một trung tâm thương mại, biệt thự liền kề, nhà hát, căn hộ cho thuê, bệnh viện, trường học… đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.
Vào thời hoàng kim, giá đất nền tại Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch có thời điểm lên tới 50 - 70 triệu đồng/m2, gấp 3 - 4 lần giá gốc. Thế nhưng gần 10 năm qua đến khi được điều chỉnh mở rộng dự án chỉ hoàn thành có 7-8 dãy nhà liền kề, biệt thự được xây thô, còn đa số diện tích đất vẫn đang bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, chôn theo hàng nghìn tỷ của giới đầu cơ.
Cũng liên quan đến dự án bất động sản của Vietracimex, thời gian qua, dự án Hinode City, 201 Minh Khai cũng nổi lên với hàng loạt sai phạm từ vi phạm trật tự xây dựng đến PCCC.
Dự án có nguồn gốc đất trước khi chuyển đổi mục đích do Vietracimex thuê làm trụ sở làm việc và nhà xưởng. Đến năm 2011 UBND thành phố Hà Nội cho phép chuyển đổi để thực hiện dự án. Được quảng cáo là dự án sở hữu vị trí hiếm có tại trung tâm quận Hai Bà Trưng với phong cách Nhật Bản khác biệt hướng tới sự thịnh vượng, đẳng cấp đích thực cho dự án và cuộc sống hạnh phúc vững bền cho cư dân. Tuy nhiên dù đang trong quá trình xin điều chỉnh phương án kiến trúc và khắc phục vi phạm xây dựng sai phép chưa được nghiệm thu hoàn thành, chưa được chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy… chủ đầu tư vẫn cho cư dân về ở trái phép bất chấp an toàn và quy định pháp luật.
Như VietNamNet thông tin, mới đây, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Bộ Công an) đã xử phạt Vietracimex 103 triệu đồng đối với 2 hành vi vi phạm. Cụ thể, chủ đầu tư dự án Hinode City đã thi công, lắp đặt không đúng thiết kế về PCCC đã được cơ quan chức năng thẩm duyệt và đưa nhà, công trình vào hoạt động khi chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC.
Chỉ 2 ngày sau quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Bộ Công an, UBND quận Hai Bà Trưng có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 75 triệu đồng đối với Vietracimex do đã có hành vi bàn giao, đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan chức năng.
Trước đó vào tháng 9/2019, chủ đầu tư công trình số 201 Minh Khai đã bị xử phạt 40 triệu đồng do “Tổ chức thi công xây dựng sai Giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp”.
Bình Dương

Doanh nghiệp của ông Võ Nhật Thăng bị Bộ Công an xử phạt vi phạm PCCC
Tại dự án Hinode City (Hai Bà Trưng, Hà Nội), Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) đại diện pháp luật là ông Võ Nhật Thăng đã thi công, lắp đặt không đúng kế về PCCC; đưa nhà, công trình vào hoạt động khi chưa nghiệm thu PCCC.
" alt="Vietracimex dùng loạt lô đất ở khu đô thị hoang để hút nghìn tỷ trái phiếu"/>
Vietracimex dùng loạt lô đất ở khu đô thị hoang để hút nghìn tỷ trái phiếu
-

Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam, ông Ivo SiebberÔng Ivo Siebber, Đại sứ Thuỵ Sĩ cho biết nước bạn đã đóng góp kinh phí mua 3 triệu liều vắc xin cho cơ chế COVAX và hỗ trợ về kỹ thuật cho nhiều nước đang phát triển. Theo vị đại sứ, các công ty dược của Thuỵ Sĩ tại Việt Nam đều khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là hoạt động phòng chống dịch, bao gồm cả việc tiếp cận vắc xin Covid-19.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long mong muốn 2 công ty dược DKSH và Zuellig Pharma đẩy nhanh cung ứng vắc xin cho Việt Nam. Zuellig Pharma là đơn vị được Moderna ủy quyền đưa 5 triệu liều vắc xin về Việt Nam. TP. HCM đã trao đổi với Bộ Y tế sẽ mua cả 5 triệu liều này.
“Chúng tôi mong vắc xin của Moderna thông qua Zuellig Pharma sẽ sớm về tới TP.HCM, thành phố đông dân và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dịch bệnh nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Đại sứ Siebber nhấn mạnh, công ty Zullig Pharma và DKSH sẽ làm việc tiếp với Bộ Y tế để tìm cách đưa vắc xin Moderna về Việt Nam nhanh nhất.
Đại sứ Pháp Nicolas Warnery cho hay, hiện Sanofi và một số công ty dược khác của Pháp đang nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin Covid-19 giai đoạn 3.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long mong muốn Pháp hợp tác trao đổi, chuyển giao công nghệ để giúp Việt Nam trong phát triển, sản xuất vắc xin.
Đại sứ Nicolas Warnery khẳng định, các đề nghị của Việt Nam đang được phía Pháp nghiên cứu. Ông cũng đề xuất nhập khẩu vắc xin Johnson&Johnson và triển khai tiêm vắc xin này cho cộng đồng người Pháp tại Việt Nam, ưu tiên trước hết cho nhóm đối tượng trên 55 tuổi.
Nguyễn Liên

Đề nghị phê duyệt khẩn cấp vắc xin Pfizer phòng Covid-19
Đến nay, Việt Nam đã cấp phép khẩn cấp với 3 loại vắc xin phòng Covid-19 là AstraZeneca, Sputnik V và Sinopharm. Nếu được phê duyệt, Pfizer sẽ là vắc xin thứ 4 nằm trong danh sách này.
" alt="Nhiều nước hỗ trợ Việt Nam tiếp cận thêm nguồn vắc xin Covid"/>
Nhiều nước hỗ trợ Việt Nam tiếp cận thêm nguồn vắc xin Covid
-
Nhận định, soi kèo Nordsjaelland vs Copenhagen, 22h59 ngày 6/4: Xả stress
-
Ra đời tại London vào năm 1863, hệ thống tàu điện - metro đã phát triển và trở thành một phương tiện giao thông không thể thiếu trên thế giới. Qua gần 160 năm, trên tuyến hành trình đầu tiên kéo dài 6km từ Paddington đến Farringdon, hệ thống tàu điện đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.Theo nghiên cứu của Savills, sự xuất hiện của loại hình giao thông này đã tạo tiền đề cho sự phát triển của khu vực xung quanh, góp phần đưa các thành phố có tuyến metro trở thành các trung tâm kinh tế. Từ năm 1980, tại các nước như Anh, Phần Lan, Áo, Pháp… làn sóng tăng giá của các dự án gần tuyến metro đã thay đổi thị trường bất động sản.
 |
Tuyến Metro tại nhiều nước trên thế giới đóng vai trò quan trọng phát triển đô thị và tăng giá bất động sản |
Không nằm ngoài làn sóng này, năm 2010 Việt Nam đã quy hoạch và xây dựng tuyến metro tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM. Các tuyến metro tại Việt Nam được kỳ vọng mang lại ưu thế cạnh tranh, là mắt xích quan trọng kết nối với các khu đô thị, thu hút cộng đồng người nước ngoài, kích thích tiềm năng tăng giá trị cho các dự án bất động sản xung quanh.
Sau mở rộng địa giới hành chính năm 2008, dân số Hà Nội tăng hơn 7,6 triệu người và dự kiến lên đến 9 triệu người vào năm 2030, kéo theo 25.000-50.000 lượt hành khách/giờ có nhu cầu di chuyển chỉ trong nội đô. Do đó, các tuyến metro tại Hà Nội được kỳ vọng là giải pháp quan trọng đáp ứng nhu cầu của cộng đồng.
TP. Hà Nội đã quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị với 9 tuyến, tổng chiều dài 410,8km. Trong đó, ngoài tuyến Cát Linh - Hà Đông, tuyến metro số 3 Nhổn - Ga Hà Nội được xem là biểu tượng của giao thông thành phố có chiều dài 12,5 km, đi qua các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, dự kiến sẽ đưa khai thác toàn tuyến vào năm 2023.
 |
Các dự án kề bên tuyến Metro sở hữu tiềm năng tăng giá |
Tọa lạc trên tuyến đường huyết mạch Xuân Thủy (Cầu Giấy), sở hữu vị trí đắc địa giữa trung tâm kinh tế năng động Cầu Giấy với hơn 27.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng gần 6000 người nước ngoài cư trú, Mipec Rubik360 được giới đầu tư đánh giá có tiềm năng tăng giá cao.
Dự án liền kề hai điểm dừng của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, giúp cư dân hưởng lợi trực tiếp từ loại hình giao thông này. Theo các nhà đầu tư, tuyến Metro với ưu thế về không gian di chuyển riêng biệt, không bị ảnh hưởng bởi phương tiện giao thông khác và lưu lượng vận chuyển lớn sẽ giải quyết bài toán tắc đường. Với riêng cư dân tại dự án, mỗi sáng thức dậy không còn nỗi lo tắc đường, trễ giờ đi làm, tăng thời gian rảnh rỗi mỗi ngày.
 |
Mipec Rubik360 sở hữu lợi thế “vàng” kề bên tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội |
Đánh giá xu hướng thị trường và dự án, bà Nguyễn Mai Khanh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP tập đoàn VHS nhận định “Trong bối cảnh quỹ đất trung tâm ngày càng hạn hẹp, các dự án có vị trí trung tâm như Mipec Rubik360 sẽ là hàng hiếm trên thị trường. Hơn nữa, tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội khi đi vào hoạt động trong 2 năm tới sẽ thúc đẩy tăng giá bất động sản tại khu vực này dao động ở mức 15-20%”.
Trong thời gian này, chỉ từ 260 triệu ban đầu, khách hàng đã có cơ hội sở hữu căn hộ tại trung tâm Cầu Giấy và được hỗ trợ vay vốn lên tới 70% GTCH và hưởng lãi suất 0% cho tối đa 65% giá trị hợp đồng, miễn 2 năm phí quản lý.
Mipec Rubik360 - "Đẳng cấp sống lập phương" Địa chỉ: 122-124 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 1800 6350 Website: www.mipecrubik360.com.vn |
Ngọc Minh
" alt="Mipec Rubik360 hưởng lợi từ tuyến metro Nhổn"/>
Mipec Rubik360 hưởng lợi từ tuyến metro Nhổn
-
Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng, Thanh tra Bộ Xây dựng về việc cung cấp thông tin, tài liệu.Nêu tại văn bản này, Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu cho biết, đơn vị đang điều tra, xác minh một số vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra tại Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) trong việc đầu tư dự án Khu dịch vụ tổng hợp 122 Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem tại lô 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy (phường Mễ Trì, quận Nam Từ liêm, Hà Nội).
 |
Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem được khởi công từ năm 2011, dự kiến hoàn thành năm 2014 được xây dựng trên diện tích 8.476m2 và có tổng vốn đầu tư lên đến hơn 2.000 tỷ đồng, nay chỉ là cảnh hoang tàn, toà tháp nằm “trơ xương” cạnh đường vành đai 3. |
Để phục vụ công tác điều tra, xác minh, Cục Cục Cảnh sát điều tra về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp có ý kiến chỉ đạo Thanh tra Bộ Xây dựng và các đơn vị trực thuộc cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu gồm: Các văn bản, chủ trương, chỉ đạo của Bộ Xây dựng và tình trạng hiện nay của 2 dự án trên.
Cùng với đó là các tài liệu về kết quả thanh tra, việc xử lý kết quả sau thanh tra (trong đó có vai trò cá nhân có liên quan) của Thanh tra Bộ Xây dựng đối với 2 dự án.
Đây cũng là dự án được nhắc đến tại báo cáo Kiểm toán Nhà nước (KTNN) gửi Quốc hội mới đây dựa trên báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2018 của Tổng công ty.
 |
Vicem đề nghị thay đổi từ “tiếp tục xây dựng Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem” thành “chuyển nhượng toàn bộ dự án”, đã được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương nhưng Tổng công ty chưa hoàn thành thủ tục, nội dung điều chỉnh Phương án trình phê duyệt. |
KTNN chỉ ra rằng đề xuất thay đổi phương án sắp xếp, xử lý nhà đất đã được Bộ Xây dựng phê duyệt đối với 3 lô đất, song chưa hoàn thành thủ tục hoặc/và chưa được phê duyệt lại.
Trong đó đối với lô đất 8.476 m2 tại 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy (phường Mễ Trì, quận Nam Từ liêm, Hà Nội), Tổng công ty đề nghị thay đổi từ “tiếp tục xây dựng Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem” thành “chuyển nhượng toàn bộ dự án”, đã được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương nhưng Tổng công ty chưa hoàn thành thủ tục, nội dung điều chỉnh Phương án trình phê duyệt.
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, hiện tòa tháp đã hoàn thiện phần thô, công trường không có bất kỳ hoạt động xây dựng nào, cỏ hoang mọc ở nhiều nơi, hàng rào bao quanh đã xuống cấp, cổng luôn trong tình trạng đóng kín.
Còn lô đất 52.083 m2 tại ngõ 122 Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thay đổi từ “Xây dựng Dự án Khu tổng hợp 122 Vĩnh Tuy” thành “tiếp tục quản lý, sử dụng như hiện trạng, sau khi cổ phần hoá sẽ báo cáo việc sử dụng đất theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, tái cấu trúc Vicem theo quy hoạch của TP Hà Nội”, được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương song Bộ Tài chính chưa có ý kiến.
Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân
Năm 2019, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2018 của 235 doanh nghiệp thuộc 36 tập đoàn, tổng công ty và công ty.
Kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, KTNN đã chỉ ra nhiều sai phạm tại Vicem.
 |
Lô đất 52.083 m2 tại ngõ 122 Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thay đổi từ “Xây dựng Dự án Khu tổng hợp 122 Vĩnh Tuy” thành “tiếp tục quản lý, sử dụng như hiện trạng, sau khi cổ phần hoá sẽ báo cáo việc sử dụng đất theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, tái cấu trúc Vicem theo quy hoạch của TP Hà Nội”, được Bộ Xây dựng đồng ý về chủ trương song Bộ Tài chính chưa có ý kiến. |
Theo KTNN, tại Công ty mẹ - Vicem loại tài sản không cần dùng khỏi giá trị doanh nghiệp và đề nghị điều chuyển, bàn giao không đúng quy định.
KTNN cũng chỉ ra rằng, nhiều công ty con của tập đoàn, tổng công ty sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ lớn, mất vốn chủ sở hữu, phải giải thể; một số khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn…
Tại kiến nghị của KTNN về xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến các sai phạm được phát hiện từ kết quả kiểm toán năm 2019, KTNN đề nghị Vicem kiểm điểm trách nhiệm người đại diện phần vốn Công ty xi măng Hà Tiên 1 trong việc quyết định đầu tư nhưng không thực hiện báo cáo Tổng công ty Xi măng Việt Nam; Tổng Giám đốc Công ty xi măng Hà Tiên 1 (giai đoạn liên quan) trong việc ký hợp đồng góp vốn vào Công ty Nguyễn Quang, chuyển quyền thuê đất của nhà nước không qua đấu giá.
Bộ phận tham mưu đề xuất lựa chọn SAIGONAP không đủ năng lực dẫn đến xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty Nguyễn Quang chưa tính đến giá trị lợi thế quyền thuê đất; Tổng Giám đốc Công ty xi măng Hà Tiên 1 (thời kỳ có liên quan) trong việc đề xuất HĐQT phê duyệt giá khởi điểm chưa theo nguyên tắc giá thị trường (chỉ sử dụng duy nhất kết quả định giá của 1 đơn vị làm giá khởi điểm.
Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm HĐQT, Ban Tổng Giám đốc Công ty xi măng Hà Tiên 1, VT Hà Tiên (thời kỳ có liên quan) trong việc góp vốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không đúng ngành nghề kinh doanh chính của đơn vị và Đề án tái cơ cấu Vicem giai đoạn 2016-2020, không phù hợp với quy định…
Bình Minh

Kiểm toán Nhà nước đề nghị kiểm điểm nhiều cá nhân, tập thể tại Vicem
- Báo cáo Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội đã chỉ ra nhiều sai phạm tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), đề nghị Vicem kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân.
" alt="Công an điều tra việc đầu tư tháp nghìn tỷ nằm trơ xương của Vicem"/>
Công an điều tra việc đầu tư tháp nghìn tỷ nằm trơ xương của Vicem
-
Đây cũng là lý do phân khu The Manhattan (Vinhomes Grand Park) sở hữu đại công viên 36ha cùng mô hình đô thị thấp tầng đang hút mạnh các nhà đầu tư.“Hy sinh đất vàng” cho mảng xanh
Xu hướng mua nhà, biệt thự gắn liền với mảng xanh, cảnh quan đã trở nên phổ biến, trở thành tiêu chí để tăng giá cho BĐS. Theo một chuyên gia BĐS tại TP.HCM, hiện cứ 10 người tìm mua nhà phố, biệt thự thì 8 người ưu tiên hàng đầu phải có công viên, hồ nước xung quanh với ý nghĩa về mặt phong thuỷ và là nhân tố tác động lớn đến chất lượng sống. Chính vì vậy, BĐS gắn với mảng xanh được đánh giá sẽ luôn tăng giá theo thời gian.
Tuy nhiên, tốc độ đô thị hoá cùng sự gia tăng nhanh về dân số đã gây sức ép lên nhu cầu nhà ở, càng khiến mảng xanh điều hoà giữa các khu đô thị, dân cư ngày càng hiếm hoi. Tại TP.HCM, ngoài các công viên có quy mô hiện hữu, vài năm trở lại đây không phát triển mảng xanh đáng kể nào.
 |
Vinhomes - chủ đầu tư hiếm hoi dành diện tích “khủng” cho mảng xanh, đặc biệt tại dự án Vinhomes Grand Park |
Cơn khát mảng xanh của cư dân những thành phố lớn đã tạo ra một cuộc đua của số ít các chủ đầu tư có tâm, có tầm, “dám” hy sinh đất vàng để kiến tạo mảng xanh tầm cỡ cho cư dân và góp phần điều hoà sinh thái cả một khu vực. Vinhomes Grand Park của chủ đầu tư Vinhomes là một ví dụ. Với mảng xanh “khủng” 36ha bên trong đại đô thị, nơi đây đem tới những giá trị vô giá cho cư dân và cả thành phố.
Xuống tiền vì có đại công viên 36ha
Cuối tháng 5/2020, phân khu The Manhattan thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park (Q.9, TP.HCM) đã ra mắt thị trường. Tiểu khu mở rộng The Manhattan Glory được chủ đầu tư công bố cuối tháng 6/2020 vừa qua cũng đang tạo cơn sốt trong giới đầu tư. Sức nóng, khả năng hấp thụ được các chuyên gia lý giải nhờ sở hữu nhiều lợi thế “vàng”.
Với diện tích 36ha, công viên Grand Park là công viên tầm cỡ bậc nhất Đông Nam Á hiện nay với 15 công viên chủ đề khác biệt: Vườn cây ánh sáng Việt Nam, công viên Olympic gym, khu chèo thuyền kayak… . Thậm chí, đại công viên này có diện tích gần bằng công viên trung tâm (41ha) của đại đô thị Songdo, Hàn Quốc - nơi được ví như thành phố của tương lai, điểm đến và biểu tượng mới của Hàn Quốc.
 |
The Manhattan tạo ra 3 kịch bản sinh lời cho dòng tiền của nhà đầu tư |
Tập trung vào hai dòng sản phẩm chính là boutique villa và shophouse, The Manhattan Glory đảm bảo khả năng sinh lời cho nhà đầu tư. Với đặc thù có thể kết hợp để ở kiêm mặt tiền kinh doanh và cho thuê, các mô hình này đem tới 3 “kịch bản” để phát huy hết công năng hiện đại của ngôi nhà. Người mua có thể dùng một phần diện tích tầng cao để hưởng thụ cuộc sống trọn vẹn, mặt tiền đầu tư vào kinh doanh hoặc cho thuê bởi lưu lượng khách đổ về khu vực này sẽ rất đông và sầm uất vì có công viên rộng lớn độc đáo lại tập trung nhiều cửa hiệu, nhà hàng, các thương hiệu mua sắm cao cấp.
Ngoài ra, việc mở rộng thêm tiểu khu The Manhattan Glory đem tới dòng sản phẩm mới biệt thự độc bản ven sông dành cho giới thượng lưu.
 |
Biệt thự ven sông The Manhattan Glory mang phong cách Đông Dương đương đại tinh tế. |
Tiểu khu mở rộng The Manhattan Glory còn sở hữu nhiều đặc quyền đỉnh cao riêng biệt, gồm bến thuyền sang trọng với số lượng bến đỗ giới hạn và Đại lộ Ánh sáng gồm những biểu tượng nghệ thuật độc đáo cùng hệ thống tiểu cảnh tinh tế. Đặc biệt, bộ sưu tập 5 công viên nội khu chủ đề độc đáo đậm chất Mỹ góp phần nâng tầm phong cách sống cho chủ nhân.
Toạ lạc tại tam giác vàng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Xa lộ Hà Nội, Vành đai 3, đại dự án 271ha với hệ sinh thái tiện ích hoàn hảo sẽ trở thành tâm điểm dịch vụ, thương mại giải trí của thành phố. Đặc biệt, với lợi thế sở hữu điểm đến dã ngoại, giải trí khổng lồ - công viên Grand Park nơi đây sẽ thu hút toàn bộ cư dân thành phố và các khu vực lân cận tới thư giãn, trải nghiệm.
Minh Tuấn
" alt="Bất động sản hút khách nhờ ‘hy sinh đất vàng’ phát triển mảng xanh"/>
Bất động sản hút khách nhờ ‘hy sinh đất vàng’ phát triển mảng xanh