Nhận định, soi kèo Vélez Sársfield vs Banfield, 7h30 ngày 5/10
本文地址:http://account.tour-time.com/html/106e899640.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Club America vs Club Leon, 8h00 ngày 20/2: Quyết giữ ngôi đầu
Soi kèo phạt góc U23 Hàn Quốc vs U23 Uzbekistan, 19h00 ngày 4/10
Cụ thể, món su su luộc có mùi lạ, rất may sự việc được phát hiện kịp thời nên chưa có hậu quả đáng tiếc.
Theo ông Hoàng, cơ quan công an cũng đã tạm giữ hình sự đối với bà H.T.T - nhân viên bếp ăn của Trường THPT Chu Văn Thịnh, để điều tra về việc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác.
Được biết, bà H.T.T là vợ của nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn Thịnh (nay đã chuyển trường khác). “Bà T. là nhân viên bếp ăn của trường này từ lâu”, ông Hoàng nói.
Hiện, cơ quan công an đang trưng cầu giám định mẫu thức ăn nghi bị bỏ độc để tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
“Cơ quan chức năng đang trong quá trình điều tra và chưa có kết luận. Khi có kết luận chính thức, chúng tôi sẽ thông tin”, ông Hoàng nói.
Tạm giữ nhân viên nhà bếp nghi bỏ chất độc vào thức ăn của học sinh
Chia sẻ về quyết định này, anh cho biết: "Đây là chuyên ngành phù hợp với tôi. Nó cho phép tôi học thêm các kỹ năng thực tế thay vì chỉ chú trọng kiến thức lý thuyết. Tôi thích thực hành và thực hiện nhiều dự án trong phòng thí nghiệm. Bằng cách này tôi làm chủ được công nghệ điện tử".
Được sống với niềm đam mê, ở trường Tào Bác luôn bộc lộ tài năng. Không chỉ điểm số xuất sắc, anh còn tích cực tham gia các cuộc thi kỹ năng và nhiều hoạt động xã hội.
Kể về học trò, thầy Vương Tiêu Lâm - người trực tiếp hướng dẫn Tào Bác, cho biết: "Em ít nói, chuyên môn rất chắc chắn. Các bài tập khó tôi giao, em đều hoàn thành. Minh chứng điều tôi nói, 2 lần Tào Bác góp mặt vào đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới".
Tài năng vượt trội
Trước đó, năm 2020, đại diện Trung Quốc tham dự kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 46, Tào Bác xếp vị trí thứ 4. Tháng 9/2023, tại Kỳ thi tay nghề toàn quốc lần thứ 2được tổ chức ở Thiên Tân (Trung Quốc), anh đại diện cho tỉnh Hồ Bắc, tham gia phần thi Công nghệ điện tử.
Phần thi yêu cầu thí sinh thể hiện phương án thiết kế, kỹ năng vận hành và tư duy đổi mới trong 3 mô-đun: Thiết kế máy đo huyết áp, hệ thống nhà thông minh và bộ điều khiển. Không chỉ hoàn thành nội dung thi xuất sắc, Tào Bác giành chiến thắng cả 3 hạng mục trên.
Đồng thời, anh còn đạt huy chương Vàng môn Công nghệ điện tử. Kết thúc kỳ thi, Tào Bác được trao giải thưởng Nhà vô địch xuất sắc nhất các hạng mục. Với kết quả này, Tào Bác góp mặt lần 2 vào đội tuyển quốc gia đại diện cho Trung Quốc tham dự kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47được tổ chức tại Lyon, Pháp năm 2024.
Sở hữu loạt thành tích đáng nể, Tào Bác thu hút sự chú ý của cả nước. Ở tuổi 21, anh nhận được lời mời từ một trường đại học bổ nhiệm làm phó giáo sư chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử. Ngoài ra, có trường cho phép Tào Bác trở thành giảng viên hoặc nhà nghiên cứu.
Đối với các sinh viên giỏi tốt nghiệp đại học top đầu, đây là cơ hội hiếm có. Tuy nhiên, đứng trước nhiều sự lựa chọn Tào Bác quyết định từ chối mọi sự chiêu mộ.
"Tôi biết ơn sự công nhận và lời mời thiện chí của các trường cao đẳng và đại học, nhưng tôi chưa muốn rời xa quê hương và trường học của mình. Với tôi, Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Vũ Hán là ngôi trường tốt mang lại cho tôi những thành tựu to lớn", Tào Bác nói về lý do từ chối lời mời bổ nhiệm làm phó giáo sư.
Hoàn thành 2 năm học trung cấp và 3 năm học cao đẳng, hiện tại, Tào Bác là giảng viên ngành Công nghệ Điện-Điện tử của Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Vũ Hán.
Lời từ chối gây nhiều tranh cãi
Sự lựa chọn của Tào Bác gây bất ngờ và nhiều tranh cãi. Có người cho rằng, anh đang lãng phí cơ hội. Người khác lại nói, Tào Bác trốn tránh sự cạnh tranh và áp lực.
Trước những ý kiến trái chiều nghi ngờ về tài năng bản thân, Tào Bác cho biết không quan tâm đến bình luận tiêu cực. "Tôi biết nhiều người không hiểu sự lựa chọn của tôi. Nhưng mỗi người đều có lý tưởng và mục tiêu theo đuổi của riêng mình. Do đó, tôi cũng có những giá trị và quyết định riêng của bản thân.
Tôi chưa bao giờ hối hận về sự lựa chọn của mình. Điều này, giống với việc tôi chọn học trung cấp và cao đẳng. Với nhiều người, học nghề thấp kém hơn đại học, nhưng tôi vẫn tự hào với lựa chọn này. Tôi tự tin về chuyên ngành bản thân được học", Tào Bác bộc bạch.
Anh chia sẻ thêm, chọn cao đẳng không phải do không vượt qua kỳ thi đại học, mà vì coi trọng việc thực hành và kỹ năng. Trong khi đó, giáo dục đại học lại chú trọng vào lý thuyết và nghiên cứu khoa học.
"Giáo dục cao đẳng phù hợp với sở thích của tôi. Nó cho phép tôi nắm vững công nghệ nhanh hơn và áp dụng trực tiếp vào công việc, đời sống. Tôi không muốn dành nhiều thời gian cho việc học lý thuyết. Tôi muốn chứng minh năng lực bản thân bằng hành động thiết thực. Điều này, được phản ánh qua những thành tựu tôi đạt được", anh nói thêm.
Tào Bác nhấn mạnh, giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng không thua kém đại học. Tuy nhiên, mỗi hệ có những đường hướng phát triển riêng, trọng tâm và ưu điểm khác nhau.
Anh cho rằng, giáo dục cao đẳng chú trọng đến việc trau dồi khả năng thực tế, đổi mới và giải quyết thực tiễn của sinh viên. "Đây là những khả năng quan trọng đang bị thiếu hụt trong xã hội hiện đại. Hệ trung cấp nghề và cao đẳng có nền giáo dục linh hoạt, không khép kín và cứng nhắc", anh nói.
Sinh viên đại học có thể nâng cao trình độ và tiêu chuẩn học tập thông qua việc tham gia kỳ thi học thuật, nghiên cứu, tuyển sinh sau đại học và công chức… Trong khi đó, sinh viên cao đẳng cũng có thể chứng minh trình độ bằng cách tham gia các cuộc thi tay nghề thực hành, ứng dụng và một số hoạt động khác.
Câu chuyện của Tào Bác, giúp mọi người thấy được giá trị, ý nghĩa của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng. Đây là nền giáo dục thiết thực, hiệu quả, không thấp kém, lạc hậu. Giáo dục nghề nghiệp chú trọng đến việc trau dồi kỹ năng thực hành của sinh viên và nâng cao khả năng thích ứng tốt với nhu cầu của xã hội, thị trường lao động.
Theo Sohu
Chàng trai 21 tuổi tốt nghiệp cao đẳng từ chối lời mời làm phó giáo sư trường ĐH
Nhận định, soi kèo Nakhon Ratchasima vs Sukhothai, 19h00 ngày 21/2: Khách thất thế
Xem sinh viên Pháp, Hàn, Nhật (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) chia sẻ ấn tượng khi sống và học tập tại Việt Nam, trong đó có cả những bất ngờ những ngày đầu với việc người Việt đi xe máy nhanh, ngồi trà đá, trà chanh vỉa hè...:
Xem sinh viên Lào (Trường Hữu nghị 80 - Đội giành giải Nhất bảng A vòng Sơ khảo khu vực miền Bắc) đọc rap, hát Tiếng Việt:
Phát động từ tháng 8, Cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam” năm 2023 thu hút nhiều trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo tiếng Việt đang có lưu học sinh nước ngoài học tập. Đã có 65 cơ sở đào tạo trong cả nước, từ 29 tỉnh/thành phố đăng ký tham gia.
Với hình thức thi hùng biện, mỗi đội thi được lựa chọn 2-3 thí sinh hùng biện chính, thời gian trình bày tối đa cho mỗi phần thi là 7 phút. Các thí sinh trình bày phần thi hùng biện của mình bằng tiếng Việt với chủ đề tự chọn, đồng thời có thể sử dụng các hình thức minh họa kèm theo để tăng tính hấp dẫn, thuyết phục cho phần thi.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế; ngày càng nhiều người nước ngoài yêu thích và tìm hiểu, theo học. Tiếng Việt cũng đã trở thành một trong những môn ngoại ngữ được giảng dạy tại nhiều cơ sở giáo dục ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Do đó, theo Thứ trưởng Phúc, việc dạy và học tiếng Việt không chỉ là giảng dạy ngôn ngữ, trang bị công cụ tiếp thu kiến thức mà còn là việc quảng bá văn hóa, lan tỏa bản sắc dân tộc và nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa cho lưu học sinh đang học tại Việt Nam nói riêng, người nước ngoài và những người yêu thích ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam nói chung.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện nay, có khoảng 22.000 lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại Việt Nam. Trong 5 năm (2016-2022), Việt Nam có 155 cơ sở giáo dục tiếp nhận, đào tạo hơn 45.000 lưu học sinh nước ngoài đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trung bình, hàng năm có từ 4.000 đến trên 6.000 lưu học sinh được tiếp nhận vào các cơ sở giáo dục của Việt Nam, trong số đó phần lớn các lưu học sinh vào học tiếng Việt/Việt Nam học, các ngành đào tạo bằng tiếng Việt, do đó cần sử dụng tiếng Việt trong cuộc sống và học tập.
Vòng sơ khảo khu vực và Vòng chung kết toàn quốc của cuộc thi được tổ chức theo hình thức thi tập trung. Trong đó, Vòng sơ khảo tổ chức tại 3 cụm thi: Cụm 1 (khu vực miền Bắc), Cụm 2 (khu vực miền Trung), Cụm 3 (khu vực miền Nam).
Cuộc thi bắt đầu với các tiết mục tranh tài của 36 đội thi tại Vòng sơ khảo khu vực miền Bắc được tổ chức ngày 28/10 tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội; Vòng sơ khảo khu vực miền Trung gồm 16 đội thi được tổ chức vào ngày 3/11 tại Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng; Vòng sơ khảo khu vực miền Nam gồm 13 đội thi được tổ chức vào ngày 10/11 tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM.
Vòng chung kết toàn quốc sẽ diễn ra vào ngày 1/12 tại TP.HCM với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc được lựa chọn từ 3 cụm thi.
">Bất ngờ phần hùng biện Tiếng Việt lưu loát của sinh viên nước ngoài
Soi kèo phạt góc Rizespor vs Besiktas, 0h00 ngày 10/1
Dẫu vậy, khi bước chân vào trường, Long vẫn thấy ngợp vì xung quanh mình có quá nhiều bạn giỏi. “Các bạn hầu hết từng đoạt giải quốc gia, quốc tế hoặc học trường chuyên, lớp chọn. Em biết xuất phát điểm của mình không được như vậy nên chỉ có thể nỗ lực trong khả năng”.
Ý thức được điều đó, những ngày đầu ngồi trên giảng đường, Long luôn giữ cách học như thời phổ thông là chăm chú nghe giảng trên lớp và làm bài tập ngay sau khi kết thúc tiết học. Điều này khiến nam sinh nhận ra các môn học ở Bách khoa không khó như mình vẫn tưởng. Thậm chí, lắng nghe các thầy cô giảng say sưa càng khiến nam sinh có thêm cảm hứng học.
Học kỳ đầu tiên diễn ra suôn sẻ, Long đạt GPA 3.85, vượt lên trên những bạn từng có giải quốc gia, quốc tế. Điều đó khiến nam sinh dần cởi bỏ sự tự ti, lấy lại niềm tin và động lực rằng “trong cùng môi trường, mình cũng không hề thua kém các bạn”.
Như có thêm “doping”, Long giữ “phong độ” chú tâm vào việc học ngay từ những buổi đầu tiên, đồng thời tự hệ thống lại kiến thức sau một tuần thay vì dồn vào cuối kỳ. Việc tự tìm kiếm tài liệu và luyện đề cũng được nam sinh thực hiện xuyên suốt trong quá trình học để làm quen với các dạng bài.
Nhờ có phương pháp học và chiến lược ôn tập hiệu quả, suốt nhiều kỳ liên tiếp Long đều đạt điểm tổng kết tối đa 4.0/4.0.
Song song với việc học, ngay từ năm thứ 3, nam sinh Bách khoa cũng bắt đầu tìm kiếm cơ hội đi làm thực tế tại các doanh nghiệp để tích lũy chuyên môn. Giữa nhiều băn khoăn về hướng đi trong ngành Khoa học máy tính, Long quyết định theo đuổi lĩnh vực Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo vì nhận thấy đây là ngành mới nổi, có nhiều tiềm năng.
Long trở thành sinh viên hiếm hoi được lựa chọn tham gia chương trình Thực tập sinh tài năng của Viettel, sau đó lọt vào top 10 thực tập sinh xuất sắc nhất và được đề xuất ký hợp đồng toàn thời gian.
Trong thời gian này, Long cũng là đồng tác giả của một bài báo về Phát hiện phương tiện vi phạm giao thông thông minh sử dụng Deep Learningđược xuất bản tại một hội nghị khoa học.
Nhưng đến học kỳ II năm 4, Long quyết định thử sức cạnh tranh với những ứng viên có kinh nghiệm trong mảng Khoa học dữ liệu tại Ngân hàng Techcombank. Không ngờ, nam sinh lại trở thành trường hợp ngoại lệ được nhận vào làm việc chính thức và được ký nợ bằng trước 1 năm. Đây cũng là công việc Long theo đuổi cho đến hiện tại.
Chủ động lăn lộn tích lũy kinh nghiệm từ sớm, theo Long đã giúp em tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế, đồng thời có thêm nguồn thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt và tích góp mua được các trang thiết bị phục vụ cho học tập.
Thời gian rảnh, Long còn là thành viên tích cực của câu lạc bộ Sáng tạo Công nghệ ĐH Bách Khoa Hà Nội, tham gia hỗ trợ các em khóa dưới giải đáp các kiến thức thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin hoặc trong các hoạt động liên kết doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học tại các lab.
Dù bận rộn với nhiều vai trò, Long vẫn có 10/10 kỳ đạt loại xuất sắc trong học tập và rèn luyện, giành học bổng loại A trong suốt 5 năm cùng nhiều học bổng doanh nghiệp.
TS Bùi Quốc Trung, giảng viên bộ môn Khoa học Máy tính ấn tượng về Long, dù xuất thân từ vùng quê nghèo với điều kiện học tập khó khăn nhưng em luôn nỗ lực vươn lên trong học tập.
Với thầy Trung, Long có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nổi bật trong lĩnh vực Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu, Thị giác máy tính...
Em luôn cẩn trọng, quyết đoán, có phương pháp làm việc khoa học, luôn lập kế hoạch và lộ trình cụ thể cho mỗi công việc trước khi bắt đầu.
“Long không chỉ tìm kiếm giải pháp hiệu quả mà còn đảm bảo tính khả thi và ứng dụng trong thực tế. Đây là những phẩm chất quan trọng và tiềm năng cho một nghiên cứu sinh thành công trong tương lai", thầy Trung nói.
Hiện tại, Long vẫn làm chuyên viên Khoa học dữ liệu – công việc em gắn bó trong hơn 1 năm qua. Nam sinh kỳ vọng đây sẽ là môi trường tiềm năng giúp mình có thể học hỏi chuyên môn, đem lại những đóng góp quan trọng cho ngành và sớm thăng tiến trong công việc.
Nam sinh miền núi đạt 10/10 kỳ học bổng, thành thủ khoa đầu ra của Bách khoa
友情链接