Giường là hành lang, mâm cơm nền nhà, xót ruột nghe cháu rên la
Nhiều bệnh nhân,ườnglàhànhlangmâmcơmnềnnhàxótruộtnghecháurêlịch ngày âm người nhà trải chiếu nằm kín hành lang bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) khi số ca mắc chân tay miệng tăng đột biến.
Những ngày gần đây, tại TP.HCM, số lượng bệnh nhi tay chân miệng được nhập viện tăng đột biến. Theo ghi nhận của PV VietNamNet, sáng ngày 3/9, nhiều người nhà, bệnh nhân phải trải chiếu nằm la liệt ngoài hành lang khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM). |
![]() |
Bà Trịnh Thị Quý (SN 1963, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) cho biết, thấy cháu sốt cao, nổi nhiều vết đỏ trên người nên bà cùng con gái đưa cháu đi khám. Mới đầu, bà không nghĩ cháu bị chân tay miệng. Khi đến khám, bà được các bác sĩ nói cần nhập viện ngay. Con gái phải đi làm nên một mình bà chăm cháu. Bà cháu chải chiếu, ngủ ngoài hành lang. Do nhập viện gấp, bà Quý không mang theo đồ đạc nên bà vẫn phải mặc quần áo từ hôm qua. |
![]() |
Chị Nguyễn Thị Ánh (SN 1985), hiện làm công việc bán vé số ở huyện Hóc Môn (TP.HCM), cho con nhập viện từ thứ 2 (ngày 1/10). Do bé khóc nhiều nên chị chỉ còn có cách cho con xem điện thoại thì con mới nín và chịu ngồi yên. |
Do số lượng bệnh nhân tăng đột biến nên nhiều bệnh nhi tay chân miệng phải nằm ngoài hành lang. Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cũng cho biết, phòng bệnh đông, khá bí bách nên họ trải chiếu ra ngoài hành làng nằm cho thoáng. |
Người nhà bệnh nhân lau nước ấm cho con để hạ sốt. |
Nhiều người tranh thủ bón cháo cho cháu bé lúc cháu không quấy khóc. |
Theo bà Trịnh Thị Quý, sáng nay có người mang bánh mì vào bán nên bà mua được 1 chiếc giá 5 nghìn. Nhưng từ sáng, cháu sốt cao nên bà chưa có thời gian ăn. Ngoài ra, những vật dụng cá nhân như bình nước, đồ đựng thức ăn, chậu rửa mặt bà đều để dưới đất vì không còn chỗ nào. |
Nhiều người nhà còn tận dụng khoảng trống trên cửa sổ để đồ dùng. |
Tranh thủ lúc con ngủ, chị N. uống nước do chồng mua cho. Theo chị N., anh và chị lên viện thay nhau chăm con, họ tranh thủ tắm rửa ở nhà vệ sinh bệnh viện. Đồ đạc, nước uống và cơm ăn được gia đình mua ở căng tin hoặc các quán ăn ở ngoài cổng bệnh viện. |
![]() |
Khi bệnh tình thuyên giảm, nhiều bệnh nhi ngồi dưới chiếu nghịch đồ chơi. |
Người nhà cho bệnh nhân cho cháu nằm ra chiếu rồi lau nước ấm cho cháu bé để giúp hạ sốt. Khi nhập viện, nhiều bệnh nhi trong tình trạng sốt cao, nổi nhiều vết ở tay chân. |
Hành lang được người nhần bệnh nhân tận dụng để phơi quần áo. |
![]() |
Nhiều gia đình còn mua những chiếc giường mini cho trẻ nằm. |
Người nhà thay nhau trông cháu để tranh thủ ăn cơm trưa. |
Anh Nguyễn Thiên Anh Hạ (SN 1991, quê Quảng Ngãi), đang làm công nhân tại khu công nghiệp thuộc huyện Bình Chánh (TP.HCM). Anh Hạ cho biết, ngày hôm qua, sau đi khám ở bệnh viện tư thì được biết con bị chân tay miệng nên gia đình lập tức đưa con nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Do hành lang tầng 1 chật kín người nên vợ chồng anh đưa cháu bé xuống hành lang tầng trệt của bệnh viện để nằm. |
![]() |
Các bác sĩ khuyến cáo các phụ huynh phải đặc biệt lưu ý căn bệnh chân tay miệng ở trẻ bởi đang trong mùa dịch. Đỉnh dịch có thể kéo dài tới tháng 11, tháng 12. Bộ y tế ghi nhận đến 1/10, cả nước đã có hơn 53.000 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và hiện đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam. |

Gặp chồng ở khách sạn, nữ giảng viên hành xử bất ngờ
Tôi đau khổ vì phát hiện bị chồng cắm sừng vào đúng ngày kỷ niệm ngày cưới. Đêm đó, anh ta rời sàn nhảy cùng cô gái ăn mặc sexy, đi thẳng đến khách sạn cách đó không xa.
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Juventus vs Inter Milan, 02h45 ngày 17/2
Dự án rộng hơn 29.500 m2 được UBND tỉnh Cà Mau khởi công sáng 19/11, tại xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi, cách TP Cà Mau khoảng 30 km, gồm hạng mục quảng trường, cụm tượng đài (ngang 16,45 m, cao 15,3 m), nhà truyền thống, bia liệt sĩ, quầy lưu niệm...
" alt="Cà Mau xây dựng di tích Đầm Dơi" />Những ngày này, nhìn đám cưới của bạn bè, người thân tôi lại chạnh lòng...
Tôi và bạn gái quen nhau hơn 1 năm nay. Bạn gái tôi là người không có bất cứ điểm gì để chê. Ai cũng khen cô ấy xinh xắn, có công việc ổn định, tư tưởng hiện đại.
Thời gian quen nhau, chúng tôi hòa hợp về nhiều mặt. Ở bên cô ấy, tôi thực sự rất hạnh phúc và bị cuốn hút bởi cá tính, sự thông minh của đối phương. Ngược lại, bạn gái cũng dành nhiều tình cảm cho tôi.
Chúng tôi cùng nhau đi du lịch, đi phượt và tham gia các chuyến thiện nguyện khiến tôi cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Nhưng rồi chuyện xảy ra đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều.
Tuần vừa rồi, người chị họ của tôi sinh con, tôi rủ cô ấy cùng đến thăm. Buổi thăm hỏi diễn ra bình thường, tuy nhiên lúc ra về người yêu tôi bỗng nói: “Em không hiểu tại sao chị ấy lại sinh thêm con?”.
Tôi ngạc nhiên thì người yêu tôi giải thích, chị ấy đã có một đứa con đầu hoàn toàn khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Bây giờ, kinh tế của gia đình chị ấy có vẻ khó khăn, chồng lại công tác xa. Đứa trẻ ra đời sẽ rất vất vả cho cả mẹ lẫn con.
Người yêu tôi còn bày tỏ quan điểm, không muốn có con sau khi kết hôn.
Cô ấy nói rằng, các cặp đôi kết hôn không nhất thiết phải có con để kết nối tình cảm. Nếu như một mối quan hệ cần đến đứa trẻ để níu giữ nhau thì đó là một cuộc hôn nhân thất bại.
Cô ấy cũng khẳng định, trước khi sinh con, phải chuẩn bị tâm lý thật kỹ càng. Khi thật sự yêu trẻ và đảm bảo cho đứa trẻ ra đời được hưởng những sự chăm sóc tốt nhất về tình cảm lẫn vật chất thì hãy sinh con. Còn không làm được những điều ấy, gia đình sẽ có lỗi với đứa trẻ.
“Em thấy nhiều cha mẹ quá ích kỷ. Họ sinh con chỉ thỏa mãn những mục đích của mình như có người nối dõi, có con cho đỡ buồn, có con để trông cậy lúc tuổi già… Đấy là họ suy nghĩ cho bản thân, không suy nghĩ cho đứa trẻ”, cô ấy nói thêm.
Người yêu tôi cho biết, cô ấy chưa chuẩn bị một cách đầy đủ để chào đón đứa trẻ. Cô ấy sẽ kết hôn và hưởng thụ cuộc sống một cách tối đa như đăng ký học thêm các môn thể thao, nghệ thuật… điều mà trước đây cô ấy chưa có thời gian để làm.
Sau đó, cô ấy đi du lịch, khám phá những miền đất mới cùng bạn đời. Cô ấy cũng làm việc thật chăm chỉ để tích lũy tài sản. Sau này về già, cô ấy sẽ tìm một trung tâm dưỡng lão phù hợp để sinh sống, không làm phiền đến ai.
Chúng tôi đã tranh cãi rất nhiều. Tôi đưa ra nhiều lý do như việc sinh con là trách nhiệm duy trì giống nòi, không có con, cuộc sống hôn nhân sẽ nhàm chán, cô đơn… Nhưng những lý lẽ của tôi không thể thuyết phục được cô bạn gái kiên định và cá tính.
Sau nhiều lần tranh luận thậm chí là to tiếng, người yêu tôi mới xuống nước: “Hiện tại, quan điểm của em vẫn là như vậy. Có thể trong tương lai, em sẽ suy nghĩ khác đi nhưng dù thế nào, em vẫn mong anh tôn trọng nguyện vọng của em. Nếu không tìm được tiếng nói chung, chúng ta khó có thể đi cùng nhau lâu dài”.
Tôi nghe điều đó mà chán nản. Tôi là con trai duy nhất trong gia đình có 3 chị em. Các chị tôi đều đã lập gia đình, sinh con nhưng tôi biết bố mẹ tôi vẫn rất mong ngóng có cháu nội.
Nay, bạn gái tôi không chịu sinh con, tôi ăn nói với ông bà như thế nào? Liệu chỉ 2 vợ chồng, cuộc sống hôn nhân của chúng tôi có thể suôn sẻ trong khi bản thân tôi thực sự rất yêu mến trẻ con.
Xin độc giả phân tích giúp tôi và cho tôi biết, tôi nên làm thế nào để mối quan hệ của chúng tôi trở lại tốt đẹp? Hiện chúng tôi vẫn còn chiến tranh lạnh với nhau.
Cảm ơn mọi người.
Lương 5 triệu đồng, tôi bị bạn gái từ chối hẹn hò
Trong buổi hẹn đầu tiên, sau khi nghe tôi chia sẻ về mức thu nhập, em đã thay đổi thái độ.
" alt="Đau đầu vì bạn gái tuyên bố không muốn sinh con" />Gia đình tôi có chuyến đi tự lái Bắc Nam để về quê ăn Tết năm rồi. Hai vợ chồng quyết định giữ tâm thế thoải mái, đi đến đâu hay đến đó, không đặt nặng phải đi được bao nhiêu cây số mỗi ngày. Hành trình lại diễn ra rất suôn sẻ.
Chiều đi, chúng tôi chọn cao tốc và quốc lộ, mất khoảng hai ngày. Chiều về, thoải mái hơn nên ghé những cung đường ven biển, ngắm cảnh và nghỉ ngơi nhiều hơn, tổng thời gian là ba ngày.
" alt="Vợ chồng tôi tự lái ôtô 'cỏ' về Bắc ăn Tết xuyên Việt" />Việc chuyển đổi được HĐND tỉnh Kiên Giang thông qua trong kỳ họp 28, ngày 14/11.
" alt="Chuyển 63 ha rừng đặc dụng ở Phú Quốc làm du lịch" />Mâm cơm có món luộc sẽ dễ "đưa cơm"
không mất nhiều thời gian chế biến nhưng lại được ưu tiên trong ngày hè là các món luộc. Ưu điểm của món này là tiết kiệm thời gian vào bếp mệt mỏi, nóng bức và không sử dụng dầu mỡ. Vì vậy các món luộc như thịt lợn luộc, tôm hấp, đậu phụ luộc… luôn xuất hiện trong mâm cơm các gia đình vào ngày nắng nóng.
- Các món rau
Rau xanh đã chiếm được cảm tình của người ăn vào những ngày hè nắng nóng đầu tiên là ở màu sắc. Một mâm cơm có nhiều màu xanh cũng khiến người ăn cảm thấy hứng thú. Các loại rau muống, rau bắp cải, rau lang… khi luộc lên bạn có thể sử dụng lá để làm món rau và nước để thành món canh. Thêm quả sấu dầm hay nửa quả chanh, bạn đã có bát canh chua mát lành làm dịu cái nóng hè.
- Các món canh
Canh được xem là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm người Việt vào ngày hè. Trời nắng nóng, nhiều người chia sẻ, họ không muốn ăn cơm chỉ muốn có bát canh để ăn cho mát. Món canh được ưa chuộng vào những ngày này có thể là canh chua, canh cua nấu rau đay, canh mướp, canh ngao, canh hến… Ăn kèm bát canh rau đay, nước rau muống luộc, bạn có thể làm thêm món cà pháo sẽ rất “đưa cơm”.
- Đổi món với bánh tráng cuốn thịt heo
Các món cuốn thường được lựa chọn vào mùa hè Ngày hè, cái nóng khiến khẩu vị mất ngon, sao bạn không đổi món với thực đơn là bánh tráng cuốn thịt heo? Đây được đánh giá là món dễ ăn nhất là trong ngày thời tiết khắc nghiệt.
Mọi nguyên liệu gồm rau củ ăn kèm, thịt ba chỉ heo, bánh tráng, nước tương và bạn chỉ tốn từ 20-30 phút cho khâu chuẩn bị. Ngoài ra, bạn cũng có thể chiêu đãi gia đình với các món như cơm cuộn, kimbap… không quá cầu kỳ và dễ ăn.
- Các món bún
Bún ngan, bún vịt, bún riêu, bún sườn nấu chua… là hàng loạt món bún có thể khiến bạn tìm thấy sự hấp dẫn trong việc ăn uống ngày nắng nóng.
Đi kèm các món bún, bạn nên chuẩn bị một đĩa rau sống đủ vị sẽ khiến món ăn càng trở nên hấp dẫn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể làm các món chè để tráng miệng như chè đậu đen, chè bưởi… hoặc thạch dừa rau câu, sữa chua dầm hoa quả và tăng các loại quả có tính mát như cam, táo, dâu tây... để giúp “hạ nhiệt” ngày hè.
3 món bún thanh mát, dễ ăn cho mùa nóng bức
Dưới đây là cách làm 3 món bún thanh mát, xua tan mọi nóng bức trong người. Bạn hãy tham khảo nhé.
" alt="Bí quyết chọn món cho cho bữa cơm thanh mát ngày hè" />Video: Con gái thứ ba của bà Chức thu âm bài viết về truyền thống văn hóa gia đình.
Năm 23 tuổi, bà Phạm Thị Chức (hiện 78 tuổi - Hoàn Kiếm, Hà Nội) về làm dâu gia đình ở khu phố cổ Hà Nội.
Bố mẹ chồng bà là cụ Nguyễn Như Mậu và Lương Thị Trình - cặp vợ chồng buôn lụa trên phố Hàng Ngang, từng tham gia nhiều chương trình ủng hộ Cách Mạng như: Tuần lễ vàng, mua vải may áo khoác mùa đông cho chiến sĩ, góp gạo làm từ thiện…
Cuộc sống làm dâu
Bà Chức kể, bố mẹ chồng bà buôn bán lụa. Những năm đầu thế kỷ 20, họ thường xuyên xuất khẩu hàng sang Lào, Campuchia, Ấn Độ. Gia cảnh thuộc hàng bề thế, có của ăn, của để.
Cửa hàng buôn lụa rộng hơn 200m2 của hai cụ nằm trên con phố giao thương sầm uất. Đây vừa là nơi ở của đại gia đình nhà cụ Mậu, vừa là nơi bán hàng.
Năm 1965, bà Chức về làm dâu, hai cụ không còn buôn lụa. Dẫu vậy, cuộc sống của họ vẫn khấm khá, có người giúp việc.
Bà Phạm Thị Chức. “Trước khi cưới, tôi cũng lo lắng, trăn trở nhiều, không biết sau này ăn ở ra sao? Mẹ chồng có tâm lý không? Gia đình cụ giàu có, nề nếp từ xưa liệu cụ có khó tính với con dâu không?”, bà Chức nhớ lại.
Vậy nhưng, mọi trăn trở đều tan biến khi cụ Trình đón con dâu bằng vòng tay ấm áp và tình cảm thuần hậu.
Gia đình chồng bà Chức không mang nặng tư tưởng phong kiến, cổ hủ. Bà Chức là phận dâu con nhưng không phải vào bếp nấu nướng. Mọi việc cụ Trình giao người giúp việc lo liệu. Mãi sau này, khi kinh tế sa sút, bà Chức mới phải làm việc nhà.
Ngày đầu tiên, cụ Trình gọi bà Chức đến, căn dặn nếp sống, tính cách của từng thành viên. Nhờ vậy, bà Chức không bị bỡ ngỡ, lại dễ hòa nhịp với cuộc sống mới.
“Mẹ chồng tôi tính tình ôn hòa, được lòng mọi người. Với con dâu, cụ chưa bao giờ to tiếng, quở trách chuyện gì. Tuy nhiên, cụ thường dạy tôi, nói chuyện với người lớn phải kính cẩn, lễ phép, với người dưới không được cao giọng”, bà Chức nói.
Mặc dù sống đơn giản nhưng mẹ chồng bà Chức rất coi trọng bữa ăn. Bữa cơm nấu vừa đủ và được bày biện đẹp mắt.
Cụ coi bữa ăn là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình. Đến bữa cơm, người lớn tuổi ngồi vào bàn, con cháu mới được ngồi.
“Mẹ chồng tôi kể, thời điểm khá giả nhất, cụ nuôi một đầu bếp riêng, có thể nấu được cả món Âu và Á, bữa cơm khá cầu kỳ nhưng khi khó khăn, cụ ăn món đơn giản cũng thấy ngon miệng. Cụ nói, đó là lối sống linh hoạt, thích nghi với mọi hoàn cảnh”, bà Chức chia sẻ.
Ngày bà Chức sinh con thứ 2, mẹ chồng quan tâm đến ăn uống, chăm sóc sau sinh. Cụ nhờ giúp việc nấu cho con dâu nhiều món ngon, bổ dưỡng.
“Cụ thương tôi sinh con không có chồng bên cạnh. Ông Tiến mới vào chiến trường, lúc ấy chẳng biết sống hay chết”, giọng bồi hồi, bà Chức kể tiếp.
Bà Chức chia sẻ thêm, mẹ chồng bà không chỉ quan tâm đến việc ăn uống, học hành của con cháu mà rất chú trọng đến đời sống tinh thần.
Ngày chồng bà Chức còn nhỏ, cụ cho học đàn violin. Vì cụ quan điểm, ngoài ăn mặc, mỗi người cần được bồi dưỡng về mặt tâm hồn, để hình thành nhân cách tốt.
Bốn thế hệ gìn giữ nếp nhà
Căn nhà cổ kính, mang đậm đặc trưng kiến trúc Hà Nội thời Pháp trên khu phố cổ từng là tiệm vải Phát Đạt một thời. Nay tiệm vải không còn nữa nhưng vẫn là mái ấm của các con cháu cụ Mậu và cụ Trình. Những năm cụ Trình còn khỏe mạnh, có 4 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà.
Vợ chồng ông Tiến, bà Chức trong căn nhà lưu dấu thời gian. Vợ chồng ông Tiến mang nếp sống của người Hà Nội xưa truyền lại cho con cháu. Thế hệ trước gìn giữ cho thế hệ sau, cứ thế mà tiếp nối.
Bốn người con của bà Chức đều trưởng thành, học được cách sống nhường nhịn. Vợ chồng bà quan niệm, cho con cái chữ chứ không cho tiền nên ngay từ nhỏ, các con của ông bà đều hăng say học tập.
Bà Chức cho biết thêm trong nhà mọi người không nói to tiếng, muốn ý kiến phải từ tốn thưa gửi…, các con, các cháu nhìn vào bố mẹ, ông bà mà học hỏi.
Người phụ nữ 78 tuổi thừa nhận, thời trẻ bà nóng tính, thẳng thắn. Tuy vậy, mẹ chồng nhắc nhở gì cũng "vâng, dạ", không tranh cãi. Nếu chưa hài lòng, bà lựa lúc mẹ chồng vui vẻ, mang chuyện đó ra phân tích cho cụ hiểu.
Hiện nay, ông Nguyễn Văn Tiến và bà Phạm Thị Chức ở cùng vợ chồng con trai út. Bà Chức cũng dùng tấm lòng của mình đối đãi với con dâu.
“Con dâu tôi làm bác sĩ, cháu là người hiểu chuyện, cũng trưởng thành qua nhiều năm công tác nên không có gì khiến tôi phật ý. Hai mẹ con có vấn đề gì, tôi hay nói thẳng, để giải tỏa khúc mắc.
Thời đại 4.0, mẹ chồng càng phải văn minh. Tôi có thú vui riêng, chơi Facebook, điện thoại, gặp bạn bè. Thời gian để vui vầy với con cháu, hưởng thụ cuộc sống, không nên săm soi, xét nét con làm gì”, bà Chức bộc bạch.
Giai nhân làng hoa và công tử phố cổ nên duyên từ tiếng vĩ cầm
Thuở ấy, tiếng đàn du dương, say đắm lòng người của chàng nhạc công khiến cô gái làng hoa Ngọc Hà cảm mến.
" alt="Cảnh làm dâu trong gia đình thương gia giàu nức tiếng Hà Nội một thời" />
- ·Nhận định, soi kèo Lens vs Strasbourg, 23h15 ngày 16/2: Khách không dễ chơi
- ·Ba cô gái ‘làm mưa làm gió’ trên mạng với các món ăn
- ·Bỏ tiền vào đâu năm 2024? Ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, vàng hay crypto?
- ·Mẹo nấu cơm dẻo thơm, chỉ cho nước thôi chưa đủ
- ·Nhận định, soi kèo Kapaz vs Samaxi, 19h00 ngày 17/2: Cửa dưới ‘tạch’
- ·Bạn muốn hẹn hò tập 623: Nữ giám đốc 23 tuổi chủ động cưa đổ chàng trai
- ·Pogba: 'Tôi như già đi 10 tuổi trong bảy tháng qua'
- ·Tâm sự ám ảnh của đàn ông mang tên 'tình cũ' của vợ
- ·Nhận định, soi kèo Bremen vs Hoffenheim, 21h30 ngày 16/2: Chủ nhà tụt dốc
- ·7 sai lầm khi dọn nhà có thể gây hại sức khỏe bạn không nên bỏ qua
"Trên môi trường Internet, chúng ta khó xác định chính xác người xem là ai. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, một phần không nhỏ người xem các video nhảm nhí là người trẻ, đặc biệt là trẻ em", ông Trần Minh Chiêu, Giám đốc sở TT&TT Bắc Giang nhận định. Sở TT&TT Bắc Giang cũng là nơi theo dõi và xử phạt YouTuber Nguyễn Văn Hưng hai lần trong một tháng vì các video không phù hợp thuần phong mỹ tục. Theo ông Chiêu, nếu để các video trên tồn tại, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của người trẻ.
Trong một video xin lỗi gửi đến người xem YouTube mới đây, Nguyễn Thành Nam - một YouTuber chuyên làm video nhảm nhí tại Việt Nam - cũng thừa nhận, "có rất nhiều trẻ em đang xem kênh của anh mà phụ huynh không kiểm soát được".
" alt="Video nhảm trên YouTube tồn tại nhờ trẻ em" />Càng gần tới kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, câu chuyện thưởng Tết lại được đem ra bàn tán sôi nổi. Nó gần như là mối quan tâm duy nhất của người lao động vào thời điểm này. Người ta làm cầm chừng, đi làm nhưng chỉ mong ngóng có thưởng hay không, thưởng bao nhiêu, nhiều hơn hay ít hơn năm trước? Thậm chí, nhiều người chán việc, áp ủ dự định nghỉ việc cũng cố làm vật vờ để lấy nốt tiền thưởng Tết cho đỡ phí.
Công ty tôi từ đầu tháng 1/2021 đã râm ran bàn tán chuyện thưởng Tết. Khỏi phải nói, ai cũng thấp thỏm xem năm nay thưởng thế nào? "Nghe đồn năm nay công ty mình không có tiền thưởng Tết đâu mà chuyển sang thưởng bằng hiện vật đấy" - tiết lộ của cô đồng nghiệp khiến cả phòng tôi hoang mang, nhốn nháo, xì xào lớn nhỏ. Có người nhanh chân chạy qua phòng khác nghe ngóng thêm tình hình.
Đây là chuyện thường tình bởi sau một năm làm việc vất vả, ai cũng mong có một khoản thưởng hậu hĩnh để sắm Tết, trả nợ, hay chí ít cũng để tự thưởng cho bản thân mình một thứ gì đó có ý nghĩa. Thế nhưng, năm nay mọi thứ rất khác bởi hai lý do:
Thứ nhất, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 suốt cả năm vừa rồi khiến việc kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng nặng nề. Chúng tôi đã phải chấp nhận bị cắt giảm nhiều khoản thưởng nhỏ trong năm, trải qua giai đoạn cắt giảm nhân sự, và giờ cũng phải chuẩn bị tâm lý cho nguy cơ bị cắt nốt thưởng Tết.
Thứ hai, một điểm mới trong năm nay là Điều 104 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) quy định về "thưởng" thay vì "tiền thưởng" như Bộ luật cũ. Theo đó, khái niệm thưởng cho người lao động cũng được mở rộng ra, có thể là tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Điều đó có nghĩa, dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu này, các nhà sử dụng lao động có quyền thưởng bằng hiện vật thay vì thưởng tiền cho người lao động. Mà đương nhiên, với nhân viên chúng tôi, chẳng ai muốn phải nhận hiện vật thay cho tiền.
Năm 2020 đã qua đi với vô vàn khó khăn cả về kinh tế lẫn đời sống xã hội, tôi rất chia sẻ với các doanh nghiệp và hiểu người lao động cũng cần san sẻ gánh nặng với các ông chủ để cùng vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, đối với người lao động, thưởng Tết không chỉ là giá trị vật chất mà trong đó còn chứa đựng những yếu tố tinh thần, là nguồn động lực để mỗi người phấn đấu hơn với mong muốn có được tiền thưởng nhiều hơn. Với nhiều người, nếu không có tiền thưởng thậm chí còn coi như không có Tết.
Tất nhiên, việc thưởng phải căn cứ vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp, không thể đòi hỏi và gây áp lực. Nhưng tôi mong, các ông chủ doanh nghiệp sẽ có cái nhìn nhân văn và thấu hiểu cho mong mỏi chính đáng của người lao động để có những quyết định hợp lý, hợp tình, giúp tất cả có thể đón một cái Tết ấm no, bình yên sau một năm quá nhiều biến động.
>> Công ty bạn thưởng Tết bằng tiền hay hiện vật? Chia sẻ bài viếttại đây.Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt="Thấp thỏm thưởng Tết bằng tiền hay hiện vật?" />
Hơn nữa, tôi là nàng dâu hiền thảo, được lòng cả hai bên nội ngọai nhà chồng. Tôi được bố mẹ thương yêu nên khi nhắc đến ly dị, bố mẹ chồng cũng gạt đi, khuyên nhủ tôi nghĩ lại. 3 năm nay, mẹ chồng tôi bị tai biến nên sức khỏe yếu, chủ yếu chỉ nằm một chỗ. Còn bố chồng tôi bị bệnh tuổi già, lúc nhớ lúc quên. Tôi vừa lo dạy học, đến trưa lại về chăm lo cơm nước cho bố mẹ để chồng yên tâm công tác.
Hôm đó là ngày nghỉ, chồng tôi hẹn về thăm nhà nhưng lại nói có việc bận. Nhớ thương chồng nên tôi bắt xe lên tận chỗ chồng tôi thuê trọ để thăm anh. Nào ngờ, vừa đến nơi, tôi sốc rụng rời khi bắt gặp chồng tôi đang đưa một phụ nữ và một đứa trẻ đang lên xe taxi. Tôi định làm ầm mọi chuyện thì chồng ngăn lại, anh nói thằng bé đang bị sốt. Anh cùng mẹ đứa bé đưa nó đi bệnh viện rồi sẽ về nói chuyện với tôi sau.
Không bao biện, không chối cãi, chồng tôi thừa nhận rằng người phụ nữ và đứa bé đó là vợ hờ, con rơi của anh. Lời chồng nói ra khiến tôi tột cùng đau khổ. Tôi khóc rất nhiều và quyết định sẽ ly dị, trả tự do cho anh và người phụ nữ ấy. Tuy nhiên, khi đọc được lá đơn ly dị, chồng tôi xé phăng đi và nằng nặc xin tôi nghĩ lại.
Anh nói với tôi rằng thực ra, anh chẳng thương yêu gì người phụ nữ kia. Nhưng vì muốn làm tròn bổn phận của người con, không muốn bố mẹ nghĩ ngợi, lo lắng chuyện người nối dõi nên anh đành "cố gắng".
Nghe anh nói vậy, tôi không tin, tôi cương quyết đòi ly hôn chồng bằng được. Anh xuống nước cầu xin tôi bỏ qua mọi chuyện, cứ làm vợ, làm dâu nhà anh như bây giờ.
Đợi khi nào mẹ chồng tôi khuất núi, lúc đó tôi muốn gì anh cũng đồng ý. Hơn nữa, giờ cô bồ của anh đang bận con mọn, cô ấy cũng không thể cùng lúc vừa chăm con, vừa chăm sóc bố mẹ của anh.
Anh nói: "Mẹ yếu lắm rồi. Mẹ chỉ coi em là con dâu thôi. Giờ em bỏ đi rồi. Ai sẽ lo cho mẹ? Còn bố nữa chứ. Các chị thì ở xa. Em không thương bố mẹ sao?"
Nghe anh nói đến từ "thương", tôi cười mà nước mắt lăn dài. Anh muốn tôi thương bố mẹ anh. Còn tôi, ai thương thân tôi đây?
'Nếu chồng cậu ngoại tình…'
Mỗi người trước khi có ý định bước chân ra khỏi mái ấm của mình hãy thử hỏi lòng: Nếu đổi lại là chồng/vợ mình ngoại tình, mình có thể tha thứ hay không?
" alt="Tâm sự người vợ có chồng ngoại tình, có con riêng nhưng không muốn ly dị" />Vario 150 2018 mang thiết kế thể thao hơn, với những thay đổi từ trước ra sau xe. Cụm đèn pha phong cách mới, khá giống với đèn của dòng xe Air Blade tại Việt Nam. Cụm đèn xi-nhan và đèn định vị tách rời với đèn pha thay vì tích hợp cùng như trước.
" alt="Honda ra mắt xe ga Vario 150 mới giá hơn 1.600 USD" />
- ·Nhận định, soi kèo Liverpool vs Wolves, 21h00 ngày 16/2: Củng cố ngôi đầu
- ·Gia đình tan nát vì bán đất chia thừa kế sớm cho con khởi nghiệp
- ·Kipchoge sẵn sàng chinh phục Berlin Marathon 2023
- ·5 món thịt nhồi chiên, nướng thơm lừng rất hợp ăn khi thời tiết mát mẻ
- ·Nhận định, soi kèo AC Milan vs Hellas Verona, 02h45 ngày 16/2: Khách không cửa bật
- ·Tác nhân đáng sợ khiến phụ nữ già hơn so với tuổi thật
- ·Bỏ giấy thông hành 'âm tính'
- ·Chữ 'hiếu' ngăn tôi đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão
- ·Nhận định, soi kèo Pachuca vs Pumas UNAM, 08h05 ngày 17/2: Ca khúc khải hoàn
- ·'Cha mẹ già vào viện dưỡng lão tốt hơn con cái kè kè chăm nom'