Nhận định, soi kèo Gangwon vs Gwangju, 12h00 ngày 13/4: Khách trọn niềm vui
本文地址:http://account.tour-time.com/html/122e198747.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Le Havre vs Rennes, 22h15 ngày 13/4: Phong độ đang lên
CR-V 2024 đánh dấu sự tham gia của Honda trong cuộc đua xe hybrid tại Việt Nam (Ảnh: Gia An).
Theo công bố của hãng, CR-V phiên bản hybrid có mức tiêu thụ là 3,4 lít cho 100km trong điều kiện đường đô thị. Con số này tăng lên 5,2 lít/100km đường hỗn hợp. Trong khi đó với động cơ thuần xăng, mức tiêu thụ đường đô thị là khoảng 9,5 lít cho 100km, đường hỗn hợp là khoảng 7,5 lít/100km.
Như vậy, phiên bản hybrid của CR-V 2024 "ăn xăng" ít hơn hẳn so với bản động cơ thông thường. Thậm chí con số 3,4 lít/100km của mẫu ô tô này chỉ ngang ngửa mức tiêu thụ của một chiếc xe máy 300cc như Honda SH 300i hay Piaggio GTS 300.
CR-V 2024 khác gì những xe hybrid khác?
Ô tô sử dụng động cơ xăng-điện kết hợp không phải sản phẩm quá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, CR-V 2024 là sản phẩm đầu tiên trang bị công nghệ này được Honda đưa về nước ta. Nó cũng có cấu tạo cũng như cách thức hoạt động khác với xe hybrid của Toyota hay Nissan.
Động cơ hybrid trên CR-V 2024 bao gồm 2 mô-tơ và cụm pin đặt ở cốp xe (Ảnh: Honda).
Cụ thể, động cơ hybrid trên CR-V 2024 gồm máy xăng 2.0 cho công suất 145 mã lực và 183Nm mô-men xoắn, kết hợp cùng 2 mô-tơ điện để cho ra tổng công suất 204 mã lực. Honda gọi đây là hệ thống hybrid hai mô-tơ, được hãng áp dụng từ năm 2014 và phiên bản mới nhất hiện nay là thế hệ thứ 4.
Các động cơ hybrid khác thường chỉ được trang bị 1 mô-tơ thì trên Honda CR-V 2024 có tới 2 mô-tơ và điều này cũng tạo ra khác biệt trong vận hành. Theo đó, tùy trường hợp mà xe sẽ hoạt động như một động cơ hybrid nối tiếp hoặc hybrid song song và cũng có lúc như một chiếc xe thuần điện.
Chế độ hiển thị Power flow sẽ cho biết xe đang dùng năng lượng từ đâu, động cơ xăng có đang hoạt động không (Ảnh: Gia An).
Cụ thể, khi xe dừng hoặc chạy ở tốc độ thấp, chỉ mô-tơ điện hoạt động, phương tiện lúc này êm ái như ô tô thuần điện. Trên CR-V 2024, Honda không cho phép lựa chọn chạy thuần điện như một số xe hybrid khác có chế độ EV Mode. Thay vào đó, việc này sẽ do xe tự quyết định dựa trên mức pin cũng như điều kiện vận hành.
Khi chạy ở tốc độ cao hơn, động cơ đốt trong không làm nhiệm vụ dẫn động mà sẽ chạy máy phát nhằm cung cấp điện qua pin và sau đó đến mô-tơ. Hệ thống điều khiển sẽ tính toán để tối ưu máy xăng cũng như mô-tơ điện để đảm bảo khả năng truyền động cũng như tiêu thụ nhiên liệu. Trạng thái vận hành này là kiểu hybrid nối tiếp, tương tự loại trên Nissan Kicks.
Khối động cơ trên CR-V 2024 bản hybrid (Ảnh: Gia An).
Di chuyển ở tốc độ trung bình và cao, sức mạnh của máy xăng sẽ được truyền trực tiếp tới bánh xe. Mô-tơ điện lúc này đóng vai trò bổ sung. Đây là nguyên lý của hybrid song song, vốn được Toyota trang bị cho một số dòng xe "xanh" của hãng tại Việt Nam. Như vậy, cỗ máy xăng-điện trên CR-V 2024 là kết hợp của cả hybrid nối tiếp và song song nhằm tối ưu trải nghiệm vận hành cũng như giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.
Cấu tạo hybrid phức tạp, vận hành CR-V có khó?
So với các xe hybrid khác, hoặc là song song hoặc là nối tiếp, thì động cơ hybrid của Honda CR-V mới phức tạp hơn. Tuy nhiên, người dùng vận hành giống hệt các xe động cơ đốt trong khác bởi việc sử dụng mô-tơ điện hay máy xăng như thế nào đều diễn ra tự động dựa trên tính toán của bộ xử lý.
Khi dừng xe, động cơ xăng sẽ ngắt hoàn toàn. Tuy nhiên nếu dừng trong một khoảng thời gian và có bật điều hòa cũng như hệ thống điện thì cứ sau một lúc động cơ xăng sẽ khởi động để sạc pin, sau đó lại tắt và lặp lại chu trình. Nhờ vậy mà khi dừng không tải thì hành khách trên xe vẫn có thể dùng điều hòa và các tính năng khác nhưng đỡ tốn xăng hơn.
Khi nhả chân ga hoặc phanh, năng lượng sẽ được thu hồi để sạc cho pin, qua đó giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn (Ảnh: Gia An).
Trải nghiệm thực tế cho thấy thao tác chân ga trên CR-V 2024 hybrid cũng tương tự như khi lái những mẫu xe xăng khác. Thậm chí nó cho phản hồi nhạy nhờ việc mô-tơ điện không có độ trễ, động cơ thuộc nhóm mạnh nhất phân khúc. Trong khi đó, khi nhả chân ga hay phanh thì năng lượng dư thừa sẽ được thu hồi để sạc cho pin, nhưng cũng không gây cảm giác xe bị hãm gắt lại.
CR-V 2024 phiên bản hybrid có lẫy gạt phía sau vô-lăng nhưng đây không phải lẫy chuyển số như những mẫu xe xăng thông thường. Trên sản phẩm của Honda, nó được dùng để chuyển đổi giữa 4 mức thu hồi năng lượng, tương tự tùy chọn cấp độ phanh tái tạo trên các mẫu ô tô thuần điện.
Thêm sôi động cho xe hybrid tại Việt Nam
CR-V 2024 là dòng xe hybrid đầu tiên của Honda tại nước ta. Thương hiệu Nhật Bản chọn cách đi thăm dò thị trường khi nhập khẩu sản phẩm này từ Thái Lan thay vì lắp ráp trong nước như các phiên bản máy xăng.
Phiên bản máy xăng của CR-V 2024 được lắp ráp trong nước, còn bản hybrid được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan (Ảnh: Gia An).
Trước Honda, khách hàng Việt đã có một số lựa chọn xe hybrid khác như Toyota với Corolla Cross, Camry, Corolla Altis, Innova Cross… Nissan tạo khác biệt khi đem về mẫu Kicks, là sản phẩm hiếm hoi tại nước ta được trang bị động cơ hybrid theo kiểu nối tiếp.
"Tân binh" Haval gia nhập thị trường nước ta với sản phẩm đầu tiên là mẫu H6 cũng chỉ có tùy chọn động cơ hybrid, không có bản máy xăng thuần.
Trong khi đó, các hãng xe Hàn Quốc ít mặn mà trong việc mang xe hybrid về Việt Nam. Cuối năm 2022, Kia Sorento được bổ sung phiên bản hybrid và hybrid cắm sạc. Giữa năm nay, Hyundai giới thiệu Santa Fe hybrid nhưng cũng không dành nhiều sự tập trung cho phiên bản này.
Sự xuất hiện của ngày càng nhiều xe hybrid mang đến cho khách Việt thêm lựa chọn khi mua xe "xanh". Tuy nhiên, giá bán của dòng sản phẩm này vẫn chênh lệch đáng kể so với bản thuần xăng/dầu nên chưa trở thành ưu tiên hàng đầu của khách hàng. Song xét trên khác biệt về trải nghiệm và bài toán sử dụng lâu dài thì xe hybrid đáng để cân nhắc.
">Động cơ hybrid trên Honda CR
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
MV 'Chỉ cần anh muốn':
Vũ Thảo My chia sẻ không theo đuổi những ca khúc hit đại trà mà muốn những sản phẩm mang dấu ấn riêng, phù hợp với triết lý nghệ thuật mà vẫn được đông đảo khán giả đón nhận. Cô ý thức việc dung hòa giữa bản sắc cá nhân và thị hiếu của công chúng là bài toán khó nhưng cũng là điều cần thiết để có sự nghiệp bền vững.
"Không ai dám chắc rằng âm nhạc của mình sẽ được 100% hay thậm chí 80% đại chúng đón nhận. Mọi thứ rất khó phân định. Điều quan trọng là tôi phải nỗ lực tạo ra những tác phẩm mang đậm dấu ấn và được khán giả đón nhận. Chỉ khi bài hát mang thương hiệu Vũ Thảo My, nó mới có 'hạn sử dụng' lâu dài", Thảo My chia sẻ.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Vũ Thảo My từng là một cô gái nhút nhát, rụt rè và hướng nội. Chứng rối loạn ngôn từ khiến nữ ca sĩ thường xuyên quên lời, sợ giao lưu với khán giả. "Năm 15, 16 tuổi, tôi không biết gì, cuộc sống chỉ xoay quanh việc học và âm nhạc. Sau khi trở thành Quán quân Giọng hát Việt 2013, tôi cảm nhận sự thay đổi rõ rệt và mọi thứ khắc nghiệt hơn mình nghĩ", Thảo My chia sẻ.
Tuy nhiên, con đường trưởng thành và trải nghiệm nhiều điều đã giúp Thảo My thay đổi theo hướng tích cực. "Khi lớn hơn, tôi nhận ra mình lúc 16 tuổi không có lỗi, chỉ cần thời gian để trải nghiệm và đúc kết chân lý cho bản thân. Nhờ vậy, tôi trở nên tự tin và cởi mở hơn", ca sĩ tâm sự.
Hiện tại, dù vẫn hướng nội nhưng Vũ Thảo My kiểm soát và thể hiện phù hợp ở từng hoàn cảnh. Cô hướng nội khi ở một mình, để suy ngẫm và làm nhạc và nhìn nhận mọi thứ thấu đáo hơn. Nhưng khi ra ngoài gặp gỡ khán giả, Thảo My lại hướng ngoại, tự tin thể hiện năng lượng của bản thân.
Sau khi đoạt Quán quân Giọng hát Việt 2013, Thảo My vẫn duy trì tình bạn thân thiết với Dương Hoàng Yến, Hoàng Tôn hay nhạc sĩ Phương Uyên - người cô coi như thành viên trong gia đình. "Khi đi thi Giọng hát Việt,tôi là em út nên được hầu hết các anh chị cưng chiều, quan tâm. Tôi luôn trân trọng mọi người tới bây giờ", Thảo My chia sẻ.
Vũ Thảo My chia sẻ trong đại dịch Covid-19, cô từng rất stress và hoảng loạn, thậm chí muốn bỏ nghề. Vì thế, với cô, khi thức dậy mỗi ngày thấy mình còn thở, được sống, làm nhạc và có những người yêu quý là hạnh phúc.
Bên cạnh sự nghiệp, tình yêu cũng là nguồn cảm hứng sáng tác quan trọng của Vũ Thảo My. Dù đã gặp nhiều thất bại, cô vẫn lạc quan tin vào tình yêu chân thành và sẵn sàng yêu cuồng nhiệt, hết mình như thể hiện qua MV Chỉ cần anh muốn.
Ảnh, video: NVCC
Phần lời ca khúc Call me được Vũ Thảo My, Mlee và một người bạn viết lại với nội dung về tình yêu của một cô gái dành cho chàng trai mới gặp.
">Vũ Thảo My: 'Tôi từng hoảng loạn muốn bỏ nghề, nghe lời mẹ lấy chồng, sinh con'
Theo Box Office Việt Nam, Kẻ trộm mặt trăng 4thu 46 tỷ đồng riêng trong 3 ngày cuối tuần qua với gần nửa triệu vé bán ra. Tính đến 9h sáng 8/7, phim đã đạt 48 tỷ đồng. Cửu long thành trại: Vây thànhcủa Cổ Thiên Lạc lên ngôi á quân ngoạn mục dù thực tế chỉ thu về 3,1 tỷ cuối tuần qua. Trong khi đó, bom tấn hoạt hình Những mảnh ghép cảm xúc 2bị đẩy xuống vị trí thứ 3 sau 3 tuần giữ ngôi quán quân. Cộng với 3 tỷ doanh thu của 3 ngày cuối tuần qua, Những mảnh ghép cảm xúc 2hiện đã vượt mốc 81 tỷ đồng tại Việt Nam.
Trong khi đó, Vùng đất câm lặng: Ngày mộtbị tụt xuống vị trí thứ 4 bảng xếp hạng cuối tuần qua với 2,8 tỷ đồng tiền bán vé. Trong khi đó, bộ phim kinh dị mới ra rạp Nhà chứa quỷ có doanh thu lẹt đẹt ngay tuần đầu công chiếu với 1,9 tỷ bởi chọn đối đầu với Kẻ trộm mặt trăng 4đang quá mạnh.
Ở tuần thứ 2 công chiếu, Mùa hè đẹp nhất -bộ phim Việt có sự góp mặt của NSND Việt Anh, Trần Nghĩa, Công Dương... không có cơ hội lật ngược tình thế trước cơn bão Kẻ trộm mặt trăng 4 quá mạnh. 3 ngày cuối tuần qua Mùa hè đẹp nhấtchỉ bán được 5.521 vé, thu về chưa đầy nửa tỷ đồng, theo số liệu của Box Office Việt Nam. Phim chỉ đứng thứ 7 ở phòng vé, đối diện với nguy cơ thua lỗ nặng khi 10 ngày ra rạp chỉ mang về chưa đầy 3,5 tỷ đồng.
'Kẻ trộm mặt trăng 4' thu 48 tỷ sau 3 ngày, đè bẹp phim của NSND Việt Anh
Nhận định, soi kèo Bình Dương vs SHB Đà Nẵng, 18h00 ngày 13/4: Tìm lại niềm vui
Chia sẻ với chương trình, hoạ sĩ Vũ Văn Tịch cho biết, so với các loại tranh khác, tranh sơn mài rất khó thực hiện, có nhiều công đoạn mài ủ và các yếu tố phụ thuộc bao gồm cả độ ẩm và thời tiết. Vật liệu được sử dụng trong sơn mài là các thành phần đến từ tự nhiên, đòi hỏi người vẽ phải nghiên cứu tìm hiểu chất liệu thật kĩ và làm chủ chất liệu. Cùng với đó, họa sĩ phải có tính kiên trì, biết phát triển những kỹ thuật cơ bản, ứng dụng lên tác phẩm của mình.
Theo anh Tịch, vẽ tranh sơn mài sẽ không thể vội giống như vẽ tranh sơn dầu hay vẽ lụa.
“Nếu vẽ tranh sơn dầu bạn chỉ cần đặt cảm xúc vào thì bức tranh hoàn thiện rất nhanh nhưng riêng với tranh sơn mài thì cần phải có quá trình, các bước kĩ thuật sơn mài riêng, tỉ mỉ và bắt buộc cảm xúc phải thật dài và sâu lắng. Sơn tay truyền thống mang tính huyền bí, huyền ảo trong các lớp nan. Một lớp sơn mài bao gồm cả màu bạc, nhưng khi mình chồng nhiều lớp, thì khi mình mài trên thì sót lại, còn dưới bắt đầu mới hiện dần ra. Khi vẽ nhiều lớp sẽ tạo ra những cái không gian và chiều sâu riêng trên từng centimet của bề mặt tranh”, anh Tịch nói.
Ngày xưa các cụ hay vẽ theo tông ấm, nên để vẽ được một bức tranh thiên về tông lạnh là rất khó và ít. Trong khi đó, tranh sơn mài lại thiên về tính âm, mọi thứ đều chìm lắng trong không gian nên cảm giác bị mờ mịt.
Lúc này, anh Tịch đã tự đặt ra một câu hỏi: “Tại sao mình không đảo ngược cái không gian ấy lại, mình đẩy những chiều sâu lên mang hơi thở, không khí, sức trẻ, để màu xanh ấy có sức sống, sức nặng vẫn giải quyết được vấn đề không gian và vẫn có những ý niệm riêng của bản thân? Mỗi bức tranh sẽ là một sự khám phá và đem lại nhiều cảm xúc cho chính tác giả”.
Điều này đã thôi thúc anh tạo nên những bức tranh đậm dấu ấn cá nhân.
Trong sự nghiệp của người họa sĩ trẻ, triển lãm cá nhân mang tên “Trong vườn” là cột mốc đánh dấu quá trình làm việc sau nhiều năm nghiên cứu, sáng tạo, anh tự tin viết nên những câu chuyện của bản thân.
Triển lãm giới thiệu khoảng không gian vừa bí ẩn, vừa nên thơ, chất chứa hoài niệm của người nghệ sĩ về những khu vườn thời thơ ấu. Qua các bức tranh, họa sĩ Vũ Văn Tịch thể hiện ước muốn các đô thị hiện đại sẽ có thêm nhiều không gian xanh để con người có thể sống hòa mình với thiên nhiên và có một nơi chốn tĩnh lặng, bình yên để tự do ôm ấp suy tưởng.
Với họa sĩ Vũ Văn Tịch, vẽ tranh sơn mài là một cách để “thiền”. Khi vẽ sơn mài cần nhiều công đoạn, khi nhập tâm, người họa sĩ cảm thấy tự do, tự tại, thể hiện được những điều chiêm nghiệm, những lời muốn bộc bạch ra tác phẩm.
Qua phóng sự ngắn này, ekip “Việt Nam đa sắc” đã mang đến cho khán giả những góc nhìn chân thật về sự kỳ công, con mắt nghệ thuật tinh tường của người họa sĩ để tạo ra một bức tranh sơn mài. Vẽ sơn mài chính là quá trình trải nghiệm giúp tâm người họa sĩ tĩnh lại.
Theo dõi chương trình “Việt Nam đa sắc”, khán giả có cơ hội khám phá thêm nhiều nét đẹp văn hóa Việt Nam ở các lĩnh vực khác nhau như: âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, du lịch, truyền hình, kiến trúc, hội hoạ, nhiếp ảnh, thời trang... Mỗi lĩnh vực đều có những sản phẩm văn đặc trưng, mang màu sắc riêng biệt, thể hiện được hồn cốt của mỗi vùng miền. Tất cả tạo nên một bức tranh Việt Nam đa sắc, muôn màu muôn vẻ, thu hút người dân trong và ngoài nước cùng nhau chiêm ngưỡng, khám phá.
Đón xem chương trình “Việt Nam đa sắc” được phát sóng vào 21h35 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên kênh VTV3. Mọi thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: YouTube: https://www.youtube.com/@TVAdTV |
Bích Đào
">Việt Nam đa sắc: Chiêm ngưỡng thế giới tranh sơn mài của họa sĩ Vũ Văn Tịch
- Ở tuổi U80, được trao giải “Thành tựu trọn đời” - Giải thưởng Đào Tấn, cảm xúc của bà thế nào?
Khi nhận giấy mời ra Hà Nội, tôi nghi ngờ không biết có phải thật. Tôi hỏi lại ban tổ chức, họ khẳng định tôi được trao Giải thưởng Đào Tấn. Đào Tấn là nhà thơ, nhà từ khúc (người sáng tác một loại hình thơ ca cổ - PV), nhà soạn tuồng xuất sắc của Bình Định, được sân khấu hát bội tôn vinh là Hậu Tổ, nên tôi rất vui khi nhận giải này.
Trước khi ra Hà Nội, nhiều suy nghĩ quẩn quanh trong đầu tôi. Thứ nhất, vì tôi lớn tuổi, lại được vinh danh ở Hà Nội nên không biết khán giả còn nhớ tới mình. Tôi sắp rời xa sân khấu, lại được giải cao quý Thành tựu trọn đời, nên cảm xúc lẫn lộn, tâm hồn cứ lâng lâng, không biết vui hay buồn.
- Hà Nội để lại cho bà những ấn tượng, kỷ niệm ra sao mỗi lần ra thăm?
Tôi ra Hà Nội lần đầu năm 1976. Chúng tôi là đoàn cải lương đầu tiên của TPHCM sau năm 1975 biểu diễn phục vụ Đại hội Đảng lần 4.
Tôi nhớ lần biểu diễn vở Cây sầu riêng trổ bông, khi hát câu "Khichưa xanh lá sầu riêng ta trồng/Bão tố phong ba đã chia ly tình yêu tuổi xuân/Trao nhau khúc hát thủy chung trong lòng/Hãy đợi anh về/Vững lòng em đợi chờ anh", cả khán phòng đồng loạt vỗ tay rần rần, khiến tôi bị khớp muốn quên lời. Câu hát đó như chạm tới trái tim của nhiều người, họ vừa vỗ tay vừa khóc. Những kỷ niệm đó tôi không bao giờ quên.
Không chỉ biểu diễn phục vụ đại hội, đoàn còn đi các tỉnh thành, chuyến đi kéo dài cả tháng, từ dịp Noel đến gần Tết mới trở về TPHCM.
Tôi còn có một kỷ niệm vui về ẩm thực. Ở TPHCM, ăn phở có rau, giá, nhưng ở Hà Nội "không có gì hết trơn". Tôi xuống bếp xin rau, mọi người nói chỉ có mùi. Tôi nhìn quanh thấy ngò, mà nói không có, kỳ vậy (cười). Hóa ra ngoài Bắc gọi ngò là rau mùi. Mỗi lần ra Hà Nội, thấy cọng ngò là tôi lại nói "mùi, mùi, mùi", như trẻ con học nói.
- Cuộc sống hiện tại của bà như thế nào?
Tôi sống an yên, vui vầy bên con cháu. Dù không đi hát thường xuyên, tôi vẫn thi thoảng nhận lời tham gia một số sự kiện thương mại.
Tôi luôn phân định rõ giữa con người sân khấu và vai trò phụ nữ trong gia đình. Rời ánh đèn, tôi lo cho gia đình chu toàn, gần gũi con cái. Cuộc sống gia đình cần phải vun vén và có trách nhiệm chăm sóc, giữ gìn để các thành viên gắn kết.
Dù được nhiều người biết đến, nhưng về nhà, trong giao tiếp với chồng, đối đãi với con cái, tôi cần bao dung và hạ cái tôi để mọi chuyện yên ấm.
Tôi may mắn vì có gia đình luôn bên cạnh an ủi, lo lắng. Đi diễn hay du lịch đều có con trai theo cùng chăm sóc.
Thời gian còn lại, tôi cùng mọi người đi thiện nguyện. Ở tuổi thất thập mà vẫn sống tốt nhờ cát-sê, đó là Tổ nghiệp đãi ngộ, nên tôi cần chia sẻ. Cuộc sống vô thường, giúp được ai nên giúp.
- Điều gì khiến bà dù ở tuổi U80 vẫn nhiều năng lượng, từ giọng hát đến vẻ ngoài? Bà có can thiệp thẩm mỹ không?
Tôi luôn giữ tinh thần lạc quan, đặc biệt rất thích hát, bởi nó khiến tôi vui. Có lẽ, ông Trời định sẵn tôi chỉ có thể là nghệ sĩ. Dù hơn 60 năm theo nghiệp cầm ca, nhiều lúc nhìn mọi người diễn, tôi thấy tiếc và "nổi lòng tham". Nhìn các bạn trẻ ca, tôi chỉ ước được hát vài bài như thế, ước mình trẻ lại. Nhưng nghĩ lại đã quá tuổi, tham hay tiếc đều không được, đành nghe lại các vở tuồng cũ cho vui.
Nghệ sĩ so với người thường đã khác, luôn trẻ trung vì thường xuyên son phấn, giữ hình ảnh đẹp với khán giả. Là người của công chúng nên sáng thức dậy, ra đường phải xinh đẹp.
Trước đây tôi từng sửa mũi, cắt mắt, điều đó bình thường vì là nghệ sĩ, nên chẳng cần giấu. Hiện tại, tôi vẫn dùng mỹ phẩm và dưỡng chất để chăm sóc da.
- Bà có truyền nghề cho nghệ sĩ nào?
Thứ nhất, tôi không có sức khỏe, rất muốn chia sẻ với đàn em những gì mình biết về nghề nhưng không thể ngồi lâu, nên tôi không nhận dạy ai.
Nhiều năm qua, các cuộc thi vọng cổ, chương trình truyền hình mời tôi làm giám khảo nhưng tôi đều từ chối. Ngồi một lúc lại uốn éo "như con sâu đo", bị máy quay chĩa vào rất kỳ. Hơn nữa, tôi hay nghĩ gì nói đấy, sợ không khéo sẽ động chạm, gây tranh cãi, tốn thời gian của mọi người.
Thứ hai, tôi vẫn biểu diễn trên sân khấu, cũng là nghệ sĩ như họ, sao dám chấm ai (cười).
- Hiện bà còn trăn trở, lo lắng điều gì cho bản thân và nghệ thuật cải lương?
Tôi lo lắng vì sức khỏe không tốt do bệnh gai cột sống.
Khi tôi đi miền Tây, thấy mọi người vẫn rất yêu thích cải lương, chỉ mong có nhiều sân khấu để các bạn trẻ bộc lộ tài năng. Nghệ thuật cần diễn liên tục và thay đổi dựa trên cảm xúc khán giả. Diễn càng nhiều càng hay. Khán giả thích một vở tuồng nghĩa là chúng tôi đã diễn ít nhất 30 suất để nhuần nhuyễn như vậy.
Tôi chỉ mong thế hệ kế cận cố gắng giữ sân khấu, để các nghệ sĩ đi trước thấy ấm lòng vì có người tiếp nối.
NSND Lệ Thuỷ thể hiện "Thương lắm Việt Nam":
Điều lo lắng và trăn trở của NSND Lệ Thuỷ ở tuổi U80
Phát biểu khai mạc triển lãm, bà Trần Thị Hương, Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết, tranh sơn mài Việt Nam là tiếng nói riêng, phản ánh tình cảm, đam mê và sự khéo léo, kiên trì của người họa sĩ. Việc sử dụng chất liệu sơn ta lâu đời kết hợp với nghệ thuật tạo hình hiện đại đã đem đến những giá trị đặc sắc cho tranh sơn mài Việt Nam. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hiện đang gìn giữ, tôn vinh, bảo quản hàng trăm tác phẩm sơn mài giá trị, minh chứng cho chặng đường phát triển gần trăm năm của hội họa sơn mài hiện đại, trong đó một số tác phẩm đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
![]() |
Triển lãm lần này, Ban tổ chức lựa chọn 50 tác phẩm, giới thiệu đến công chúng quốc tế ở hai nội dung chính: Đất nước và Con người Việt Nam. Đó là những khắc họa đẹp về thiên nhiên và phản ánh tính cách hiền hòa, yêu chuộng hòa bình, cần cù, chịu khó của người dân Việt Nam. Những tác phẩm này hàm chứa tinh thần dân tộc, là tâm tư, tình cảm của các thế hệ họa sĩ Việt Nam. Dưới lăng kính nghệ thuật, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hy vọng giúp công chúng có cái nhìn khái lược về lịch sử phát triển và nét độc đáo riêng có của hội họa sơn mài Việt Nam.
![]() |
Ông Trần Quốc Khánh, Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO cũng chia sẻ: "Lần đầu tổ chức một triển lãm hội họa trực tuyến trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19 là điều rất thách thức, song chúng tôi rất háo hức vì nó thể hiện tinh thần sáng tạo và chủ động thích ứng của Việt Nam. Chúng tôi hy vọng triển lãm này sẽ góp phần đưa sơn mài – một nghệ thuật rất độc đáo của Việt Nam - tới gần hơn với công chúng và bạn bè quốc tế, trong đó có cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài".
Triển lãm Tranh sơn mài Việt Nam được thiết kế theo định dạng 3D, với hai ngôn ngữ là Tiếng Anh và Tiếng Việt. Triển lãm giới thiệu 50 tác phẩm sơn mài tiêu biểu của các danh họa Việt Nam qua nhiều thời kỳ, trong đó có bức Bình phong của danh họa Nguyễn Gia Trí – một trong những tác phẩm xuất sắc được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Dịp này, Ban tổ chức còn giới thiệu lịch sử phát triển và các kỹ thuật chế tác tranh sơn mài qua phim tư liệu. Người xem tham quan triển lãm và xem phim tư liệu tại địa chỉ: http://trienlamtranhsonmai.trienlamao.net.
Tình Lê
Sau 14 ngày tổ chức, ngày 30/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tổ chức bế mạc trại sáng tác mỹ thuật đề tài Lực lượng vũ trang-Chiến tranh cách mạng năm 2021 tại Hà Nội.
">Trưng bày trực tuyến các tuyệt tác tranh sơn mài Việt Nam
友情链接