Soi kèo phạt góc Genoa vs Lazio, 23h00 ngày 21/4
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Rustaq vs Bahla, 22h05 ngày 22/4: Cơ hội bứt phá
Quang cảnh Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13. Ảnh: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Xây dựng Nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu được Đảng ta tiến hành xuyên suốt trong nhiều thập kỷ qua. Từ những thành quả như vậy mà trong gần 40 năm tiến hành mở cửa, đổi mới (1986), đất nước chúng ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày hôm nay. Đây cũng chính là sự khẳng định của người đứng đầu Đảng - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong nhiều lần phát biểu tại các diễn đàn, hội nghị.
Có thể khẳng định, năng lực cầm quyền của Đảng ngày càng được nâng lên một tầm cao mới, chắc chắn và sâu sắc, thông qua việc đề ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương đúng đắn, sáng suốt dẫn dắt dân tộc đến phồn vinh, hạnh phúc.
Đặc biệt, để hiện thực hóa tiến trình hoạch định ra đường lối chiến lược thì công tác cán bộ nói chung và công tác nhân sự nói riêng được Đảng rất coi trọng. Đảng khẳng định đó là công việc được quan tâm một cách trước hết, trên hết, do Đảng lãnh đạo, quản lý toàn diện.
Sự giám sát, kiểm tra nghiêm minh trong Đảng
Đảng nhiều lần nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng là then chốt, công tác cán bộ là then chốt của then chốt. Vì thế, việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc và bổ nhiệm cán bộ được Đảng tiến hành song song cùng quá trình hoạch định đường lối.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý tốt, có đức có tài sẽ giúp Đảng lãnh đạo thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội và ngược lại.
Phương thức cầm quyền của Đảng có thể hiểu là Đảng thông qua Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của mình. Muốn vậy, phải có cán bộ gương mẫu, tài năng, tiêu biểu cho cả đức và tài.
Thời gian vừa qua một số cán bộ lãnh đạo cấp cao đã xin từ chức vì nhận thấy những khuyết điểm của mình trong quá trình công tác. Đây chính là kết quả của sự giám sát, kiểm tra nghiêm minh trong Đảng đối với đội ngũ cán bộ. Đảng đã kịp thời đưa ra khỏi bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị những cá nhân không còn tương xứng với năng lực và phẩm chất, tài năng và đức độ không ngang tầm nhiệm vụ. Đây là công việc bình thường “có vào có ra, có lên có xuống”, phù hợp với những nguyên lý của khoa học chính trị, khoa học quyền lực.
Có thể thấy, công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng tiến hành ngày càng đạt được nhiều kết quả tích cực, đem lại nhiều chuyển biến to lớn trên tất cả các bình diện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Người dân đồng tình, đồng thuận và tin tưởng vào Đảng, Nhà nước trong việc ổn định, phục hồi, phát triển nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Đặc biệt, sai phạm trong các vụ án kinh tế trong đó có không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý trung ương và địa phương vướng vào vòng lao lý được công bố công khai trên các phương tiện thông tin truyền thông. Người dân càng tin tưởng rằng, cuộc đấu tranh với giặc nội xâm mà người đứng đầu Đảng phát động và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiến hành rất quyết liệt, kiên trì, thống nhất giữa ý chí và hành động, “nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
Việc một số nhà lãnh đạo cấp cao, chủ chốt của Đảng được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đồng ý cho thôi các chức vụ là minh chứng rõ nét cho kết quả của quá trình và những luận điểm đã nêu trên.
Những cán bộ này vi phạm về các điều đảng viên không được làm, tinh thần nêu gương và chịu trách nhiệm về vai trò là người đứng đầu đơn vị, tổ chức xảy ra các sai phạm, khuyết điểm. Sự việc đệ đơn từ chức của họ chính là sự tới hạn, tới ngưỡng của những vùng cấm mà xưa nay chúng ta vẫn hay đề cập trong phong trào đấu tranh phòng chống, tham nhũng tiêu cực.
Trước đây, người dân rất ít chứng kiến sự thay đổi nhân sự ở thượng tầng kiến trúc như vậy. Có những thời điểm, người ta vẫn nghi ngại, chưa thực sự tin tưởng vào công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng với những lời nghi vấn rằng chỉ “tắm từ vai tắm xuống” “có ngoại lệ, có vùng cấm”.
Nhiều vụ việc, các sai phạm của các cán bộ chỉ mới bị phanh phui và xử lý ở cấp dưới, ở địa phương, cơ sở. Tuy nhiên hiện nay, qua quá trình kiên trì, kiên quyết đấu tranh của Đảng, của Ban chỉ đạo và trực tiếp là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân dân cảm động, cảm phục trước những nỗ lực khổng lồ, to lớn về sự can đảm làm đến cùng, triệt để đấu tranh với giặc nội xâm, các nhóm lợi ích, các trợ lý “vay mượn” quyền lực từ các chính trị gia cấp cao nhưng cũng rất nhân văn trong các vấn đến liên quan đến cán bộ lãnh đạo chủ chốt.
Trên thực tế, để xảy ra những sai phạm, khuyết điểm mang tính chất hệ thống, kéo dài từ trung ương tới địa phương không thể không đề cập tới trách nhiệm của những người đứng đầu tổ chức, bộ máy có thời gian hoặc có thời kỳ đã lãnh đạo, quản lý những địa bàn và các dự án của các tập đoàn, công ty tư nhân.
Vì vậy, vấn đề sâu xa hơn trong việc xử lý không có vùng cấm và sự đồng ý của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị trong việc cho thôi chức các lãnh đạo cấp cao chính là gỡ các cài đặt của các tập đoàn, nhóm lợi ích đã và đang bám rất chặt vào bộ máy Nhà nước.
Và thành công của công tác này, chính là bản lĩnh, sự dũng cảm rất lớn.
Sự thay thế vị trí các lãnh đạo cấp cao như vừa diễn ra chính là việc đảm bảo tính tiên phong, độc lập trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của các cơ quan quyền lực Nhà nước. Đảm bảo sự trong sạch, bền vững và chắc chắn của Đảng cầm quyền.
Đây cũng là bài học cho những cán bộ cấp cao, lãnh đạo chủ chốt trong vấn đề đảm bảo sự trong sạch, trong sáng trong sự nghiệp chính trị của mình. Để làm sao khi được Đảng giới thiệu ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước, họ thực sự xứng đáng là tinh hoa, là “thể diện quốc gia” để “quan trên trông xuống, người ta trông vào” mà yên tâm giao phó cơ đồ, tiềm lực và uy tín quốc gia cho những cá nhân xuất sắc như vậy.
Bổ sung không ngừng những “phương pháp mềm”
Song song với việc hoàn thiện thể chế luật pháp, cơ chế và bịt các lỗ hổng trong việc ban hành luật, chính sách cũng như tăng lương cho đội ngũ cán bộ, công chức thì việc kiểm tra giám sát, đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực cần được bổ sung không ngừng bởi những “phương pháp mềm” như công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống và đẩy mạnh việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 144 về “chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay”. Đây chính là kim chỉ nam, hệ tiêu chuẩn đúng đắn, mẫu mực để cán bộ, đảng viên soi chiếu, làm theo.
Từ thực tế của công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực cũng như trước những biến đổi của thời cuộc, Đảng đã kịp thời ban hành quy định này.
Nếu như trước đây trong giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh cách mạng, giành độc lập cho dân tộc thì hình mẫu về người cộng sản được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra với các quy định về “Tư cách người cách mệnh” thì Quy định số 144 cũng mang vai trò, sứ mệnh định hình lại tư cách người cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Những quy định như Quy định số 144 thúc giục tính tự giác, tự soi, tự sửa, phấn đấu theo hệ quy chiếu của người cán bộ, đảng viên thời kỳ hiện nay. Vận dụng và hành động một cách đúng đắn, nghiêm túc và triệt để chính là bệ đỡ tinh thần chắc chắn giúp cán bộ, đang viên thực hành những bước tiến vững vàng trên sự nghiệp chính trị lâu dài của mình.
Thêm vào đó, những cán bộ chủ chốt mới được bầu nắm giữ các chức danh cấp cao trong bộ máy Nhà nước có nhiều kinh nghiệm tham gia chính trường, có giai đoạn trưởng thành chính từ quá trình tham gia vào công cuộc chống cái xấu, cái hư hỏng, chống giặc nội xâm. Họ là những con người giàu bản lĩnh, giữ vững lập trường, tiếp tục cùng với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị lãnh đạo đất nước đạt được nhiều thành tựu mới trong tương lai.
Từ sự bao quát trên bình diện tổng thể về Đảng Cộng sản Việt Nam như đã nêu trên, có thể khẳng định rằng, không có một vấn đề khó khăn, một thế lực thù địch nào có thể phá vỡ, tác động cũng như làm nao núng tinh thần, bản lĩnh của những người cộng sản…
Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mớiQuy định 144 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới đưa ra 5 điều đáng chú ý." alt="Lãnh đạo thôi chức và chuyện 'gỡ các cài đặt' của lợi ích nhóm" />Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Triều Tiên. Ảnh: VGP Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Triều Tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành đích thân xây dựng và dày công vun đắp, không ngừng được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước gìn giữ, kế thừa và phát huy.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị trong nhiệm kỳ của mình, Đại sứ Ri Sung Guk phối hợp với cơ quan hữu quan Việt Nam thúc đẩy tăng cường sự tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau thông qua việc trao đổi đoàn các cấp và các bộ, ban, ngành; phối hợp triển khai hoạt động có ý nghĩa dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 2025).
Hai nước cần thúc đẩy hợp tác kinh tế trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và phù hợp với lợi ích của hai nước; sớm nối lại cơ chế họp Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Triều Tiên về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật do Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế Đối ngoại Triều Tiên chủ trì.
Việt Nam và Triều Tiên cần tích cực mở rộng giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao và giao lưu nhân dân hai nước.
Đại sứ Ri Sung Guk cho biết ấn tượng sâu sắc trước những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực của Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt về phát triển kinh tế, xã hội và phục hồi đà tăng trưởng sau đại dịch Covid-19; cũng như việc mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đại sứ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam sẽ thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Ông cũng khẳng định việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa là lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước Triều Tiên. Trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, Đại sứ bày tỏ sẽ nỗ lực hết sức để góp phần thúc đẩy phát triển quan quan hệ hữu nghị truyền thống hai nước.
Củng cố quan hệ hữu nghị Việt Nam - Triều Tiên
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Phuông chúc mừng lãnh đạo và nhân dân Triều Tiên nhân dịp Ngày lễ Thái Dương; chúc Triều Tiên tiếp tục giành được nhiều thắng lợi mới trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
" alt="Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Triều Tiên" />Ngành chăn nuôi mỗi năm có khoảng 75 triệu tấn phụ phẩm - nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế tuần hoàn (Ảnh: TL) Theo ông Hinh, có 3 công nghệ chính đang triển khai trong các trang trại chăn nuôi quy mô lớn: xử lý chất thải rắn bằng máy tách phân; xử lý chất thải khí bằng máy phát điện khí sinh học; xử lý chất thải lỏng bằng hệ thống tưới (nước thải sau biogas thông qua hệ thống lọc).
Thời gian qua, Dự án Hỗ trợ nông nghiệp Carbon thấp (LCASP) đã triển khai xây dựng mô hình tại 10 tỉnh, với kết quả ban đầu khá khả quan. Dự án đã đầu tư máy tách phân tại các trang trại chăn nuôi quy mô trên 2.000 đầu lợn/bò cũng như hệ thống tưới bằng nước thải biogas. Các trang trại lớn đều đạt tỷ suất lợi nhuận trên 20%, thời gian hoàn vốn từ 5-6 năm.
Thí điểm triển khai tại một số trang trại lợn quy mô trên 5.000 con cho tỷ suất lợi nhuận lên đến 60% so với mô hình truyền thống, thời gian hoàn vốn từ 2-3 năm.
Bà Bùi Thị Hồng Hà, Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), chia sẻ về mô hình liên kết gà - rau tại Thái Bình. Phân gà được xử lý bằng công nghệ vi sinh ngay tại trại, ủ hoai và đưa ra dùng tại ruộng rau.
Cách làm này được áp dụng tại trại gà đẻ quy mô 18.000-50.000 con. Nhờ đó, HTX rau sạch Trung An đã tăng năng suất 40%. Một HTX rau sạch khác dùng phân gà rắc trên ruộng và tận dụng dùng tàn dư trên ruộng, không cần tới thuốc BVTV, giúp sản xuất rau với chi phí rẻ, tạo ra chất lượng cao phục vụ khách hàng, bà Hà cho hay.
Theo ước tính, chỉ riêng ngành chăn nuôi khối lượng phụ phẩm lên tới 75 triệu tấn mỗi năm. Đây là nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế tuần hoàn, song ở nước ta vẫn bỏ phí hoặc sử dụng chưa hiệu quả.
Phát triển kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi còn có nhiều điểm nghẽn trong chính sách (Ảnh: TL) Gỡ điểm nghẽn về pháp lý
Ông Nguyễn Anh Phong - Giám đốc Trung tâm Thông tin (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) - chỉ rõ, với phát triển và nhân rộng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, ở Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức như: nhận thức về kinh tế tuần hoàn tại quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX còn sơ khai; tâm lý ngại rủi ro, mức đầu tư cho các mô hình tái chế lớn; khung luật pháp chưa hoàn thiện.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, cho rằng, điểm nghẽn hiện nay đối với các đơn vị sản xuất nông nghiệp tuần hoàn (lấy phụ phẩm của ngành này để làm nguyên liệu cho ngành khác) nhưng vướng các quy định của Luật Môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường.
Như nuôi bò đang tăng trưởng cao, song chúng ta lại không có đồng cỏ. Muốn tận dụng phụ phẩm của nông nghiệp trồng trọt làm thức ăn cho bò, nhưng khi thu mua tại các nhà máy chế biến nông sản, mua bã, thân, cành cây,... thì khâu vận chuyển lại khó khăn, bởi nó được coi là chất thải theo Luật Môi trường, ông dẫn chứng.
Theo ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt, kinh tế tuần hoàn là nền tảng của phát triển bền vững, nền tảng của kinh tế xanh. Chính vì vậy, chúng ta không nên tách bạch nhiều quá, không nên trói buộc mà tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi tổ chức, nông hộ để phát triển mô hình.
Ông kiến nghị, cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu quy định hành lang pháp lý, khuôn khổ pháp lý cho đổi mới sáng tạo; có những chính sách phục vụ doanh nghiệp, nông hộ xử lý chất thải chăn nuôi để thí điểm, đánh giá, từ đó lan tỏa mô hình.
Mỗi năm có 160 triệu tấn, ‘mỏ vàng’ vẫn chưa khai thác của Việt NamChỉ 1 triệu tấn phụ phẩm của ngành thủy sản, nếu đưa hết vào chế biến ra các sản phẩm giá trị cao có thể thu thêm 4-5 tỷ USD. Nông nghiệp nước ta có 160 triệu tấn phụ phẩm/năm, nhưng "mỏ vàng" bị bỏ phí." alt="Ngành chăn nuôi tỷ USD loay hoay với 'kinh tế tuần hoàn'" />
- ·Nhận định, soi kèo PAS Lamia vs Volos, 22h00 ngày 23/4: Khó tin cửa dưới
- ·Chuyên gia hàng không quốc tế bàn chuyện giảm phát thải khí nhà kính
- ·Chủ tịch nước Lương Cường đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC
- ·Việt Nam trao đổi với các nước về việc đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng
- ·Nhận định, soi kèo Al Bataeh vs Al Wasl, 20h55 ngày 23/4: Đứt mạch bất bại
- ·Chàng kỹ sư công nghệ thông tin đổi đời khi làm nông nghiệp thuận tự nhiên
- ·Soi kèo Bồ Đào Nha vs Croatia, 01h45
- ·Lãnh đạo các nước chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường
- ·Siêu máy tính dự đoán Man City vs Aston Villa, 2h00 ngày 23/4
- ·Nhận định, soi kèo Besiktas vs Fenerbahce, 23h00 ngày 7/12: Thắng vì ngôi đầu
Biến lá vàng rụng đầy đường thành túi thời trang. Ảnh: ECP Giấy làm từ lá tốt hơn với môi trường?
Sử dụng kết hợp các quy trình hóa học và cơ học, Releaf sản xuất 1 tấn xenlulo từ 2,3 tấn lá chết, thông thường phải cần 17 cây công nghiệp. Theo đó, các thành phố châu Âu cung cấp lá cây rụng trên đường phố cho công ty này thay vì đốt như trước đó.
Frechka nói, họ chỉ sử dụng lá rụng gom được từ các thành phố mà không dùng lá vàng trong rừng bởi khó có thể thu gom được. Ngoài ra, trong rừng cũng có hệ sinh thái tuần hoàn, không cần phải xử lý lá.
Trong khi đó, lá rụng tại các thành phố cần được thu gom. Đây là giải pháp tốt giúp giữ được sự cân bằng, họ lấy sợi để làm giấy và trả lại lignin cho các thành phố để làm phân bón cho cây, mô hình hai bên đều có lợi.
Quy trình của Releaf bao gồm loại bỏ hợp chất rắn khỏi lá, sấy khô rồi biến chúng thành viên. Điều này cho phép trữ nguyên liệu thô quanh năm và đảm bảo chu kỳ sản xuất liên tục.
Các viên được chuyển đổi thành sợi đặc biệt tạo thành nền tảng của giấy. Bột giấy thu được ép và cuộn thành các tờ giấy.
Releaf Paper ước tính rằng, quy trình của họ thải ra ít hơn 78% CO2 so với sản xuất truyền thống và sử dụng ít nước hơn 15 lần. Giấy làm từ lá phân hủy trong đất trong vòng 30 ngày, trong khi thời gian phân hủy của giấy thông thường là 270 ngày trở lên.
Sản phẩm giấy sinh thái. Ảnh: SPNews Giấy làm từ lá có bền như giấy thông thường?
Giấy từ lá có định lượng từ 70-300 g/m2, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, từ giấy đóng gói (túi, phong bì thương mại điện tử,... ) đến bao bì các tông (hộp carton, hộp đựng trứng).
Công ty khởi nghiệp này sản xuất khoảng 3 triệu túi mua sắm mỗi tháng và khách hàng bao gồm L'Oréal, Samsung, LVMH, Logitech, Google và Schneider Electric.
Với công suất xử lý 5.000 tấn lá mỗi năm, cơ sở đầu tiên được Liên minh châu Âu tài trợ một phần, sẽ tiếp nhận rác thải xanh từ Paris.
Công ty sẽ mở nhà máy thương mại đầu tiên vào tháng 7 và hy vọng sẽ có thêm các nhà máy khác trên toàn thế giới.
Biến nghĩa trang thành trang trại điện mặt trời, cấp điện cho nghìn ngườiMột thị trấn của Pháp có ý tưởng biến nghĩa trang thành nơi có thể sản xuất năng lượng mặt trời, phục vụ cho đời sống cư dân." alt="Biến lá vàng rụng đầy đường phố thành túi giấy hàng hiệu" />Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Văn Rón báo cáo tại buổi làm việc. Ảnh: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 78 tổ chức đảng và 23 đảng viên. Qua đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 43 tổ chức đảng và 100 đảng viên; thi hành kỷ luật theo thẩm quyền 156 tổ chức đảng và 371 đảng viên; yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật 118 tổ chức đảng và 359 đảng viên.
Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, kiểm tra tài chính đảng đối với 82 tổ chức đảng; giám sát chuyên đề đối với 47 tổ chức đảng và 88 đảng viên; xem xét, giải quyết tố cáo theo quy trình đối với 9 đảng viên, 1 tổ chức đảng, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 29 đảng viên.
Đồng thời, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, thu nhập đối với 115 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Qua kiểm tra, giám sát, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 161 tổ chức đảng và 417 đảng viên bằng các hình thức.
Trong các nội dung Ủy ban Kiểm tra Trung ương tập trung kiểm tra có việc quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, vốn, tài sản nhà nước; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện các dự án/gói thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các doanh nghiệp thuộc “hệ sinh thái” AIC thực hiện; các vi phạm liên quan đến các Tập đoàn FLC, Vạn Thịnh Phát...
Tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm các vi phạm liên quan Phúc Sơn, Thuận An, AIC
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ghi nhận những kết quả tích cực Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ủy ban Kiểm tra các cấp, hoàn thành khối lượng công việc lớn, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả không ngừng được nâng lên.
Trong đó, đáng chú ý là tập trung nhiều nhiệm vụ khó, phức tạp. Những kết quả quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát đã có tác dụng rất lớn trong cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm, từ xa các vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên nhất là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thường trực Ban Bí thư đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương tập trung nghiên cứu, tổng kết thi hành Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng để phục vụ việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng.
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường. Ảnh: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ủy ban Kiểm tra các cấp cần chủ động thực hiện toàn diện, nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, tập trung kiểm tra những nơi có vấn đề phức tạp, điểm “nóng”, những địa bàn, lĩnh vực dễ nảy sinh vi phạm, những vấn đề nổi cộm, còn tồn đọng, gây bức xúc trong xã hội.
Đồng thời, tiếp tục tập trung kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vi phạm những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Thường trực Ban Bí thư cũng lưu ý, thực hiện nghiêm túc các Kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; trong đó, tập trung kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm trong các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Đặc biệt, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh đến việc xử lý dứt điểm các vụ việc liên quan đến vi phạm của Công ty AIC và hệ sinh thái AIC, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An và các vụ việc mới phát sinh.
Việc xử lý kỷ luật phải đảm bảo nghiêm minh, kịp thời, không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, song, trên tinh thần nhân văn, “trị bệnh cứu người”, mục đích là làm cho tổ chức đảng, đảng viên thấy được vi phạm, khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa, tiến bộ hơn, làm tốt hơn.
Cùng với đó là phát huy các nhân tố mới, tích cực, bảo vệ cái đúng, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Ngoài ra, Thường trực Ban Bí thư cũng yêu cầu tiếp tục thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp, trong đó có phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử.
Tăng cường sự chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với hoạt động Ủy ban Kiểm tra các cấp ủy trực thuộc Trung ương, nhất là trong xử lý các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp.
Cùng với việc thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra thực sự liêm khiết, công minh, chính trực, có bản lĩnh, dũng khí đấu tranh, gương mẫu, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết, tận tụy, trách nhiệm với công việc. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công kiểm tra, giám sát.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú. Ảnh: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú khẳng định sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hằng năm.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ phối hợp, tham mưu thực hiện tốt các nhiệm vụ phục vụ Đại hội 14, đặc biệt là công tác thẩm định nhân sự...
Ủy ban Kiểm tra Trung ương tập trung trọng tâm là kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nhất là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham nhũng, tiêu cực và những vụ việc bức xúc trong xã hội; những vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Lần đầu tiên kỷ luật 6 cán bộ diện cấp cao vi phạm trong kê khai tài sản
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; trong đó, lần đầu tiên 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập." alt="Kiểm tra việc kê khai tài sản 115 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý" />Làm sao tiêu được 400 tỷ đồng vốn bố trí cho năm 2025?
Thẩm tra nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban cơ bản nhất trí với dự kiến tổng mức đầu tư và các nguồn vốn để thực hiện chương trình.
Việc Chính phủ thống nhất đề xuất bố trí nguồn lực lớn để thực hiện chương trình đã cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: QH Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng tổng mức đầu tư của chương trình là rất lớn so với các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã thực hiện và khả năng giải ngân ở giai đoạn trước.
Vì vậy, cần nghiên cứu, đánh giá kỹ quy mô, cơ cấu, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện chương trình bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn lực quốc gia, sử dụng hiệu quả ngân sách và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định...
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị cân nhắc bố trí vốn của năm 2025. Theo ông, khi Quốc hội thông qua chương trình đã là tháng 11/2024, tháng 12/2024 bố trí vốn, khi xong thủ tục thì hết năm 2025.
“Làm sao tiêu được 400 tỷ đồng này (vốn bố trí cho năm 2025 - PV)? Tôi thấy không thể tiêu được đồng nào. Nếu bố trí được đã là rất khó khăn, thì làm sao tiêu được 400 tỷ này trong 2025, cả vốn Trung ương và vốn địa phương”, ông Nguyễn Khắc Định băn khoăn.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý việc trong năm 2025 là tập trung khung chính sách để chuẩn bị, việc đầu tư sẽ khó khả thi. Bởi vì thực tế khi lập khung chính sách như 3 chương trình mục tiêu quốc gia phải làm 2 năm mới xong.
“Tôi đồng ý bố trí vốn năm 2025, nhưng bố trí được không và có tiêu được không? Quy định phải khả thi chứ nói cho vui, nói cho hay thì dễ lắm”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Khắc Định, 5 năm tới phải là giai đoạn phát triển văn hóa. Trong đó, cần tập trung vào ngành “không cần dùng nhiều ngân sách” mà vẫn phát triển được. Kế đến là tập trung vào công nghiệp văn hóa để tăng nguồn thu, lấy văn hóa nuôi văn hóa.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: QH Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý nên giảm bớt vấn đề xây dựng, vì tiền bỏ ra xây dựng không biết bao nhiêu cho đủ.
“Xây xong không phát huy hiệu quả thì không nên xây. Bảo tồn, bảo tàng, di tích thì cần tôn tạo, nhưng tránh tình trạng xây thêm, xây hoành tráng rồi bỏ không”, ông Định lưu ý.
''Không tiền làm được mới là hay''
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho rằng, mức vốn như Chính phủ trình là rất lớn so với các chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, đây là chương trình có ý nghĩa, mục tiêu rất quan trọng, có tác động sâu rộng tới đất nước, con người Việt Nam nên rất cần thiết.
Qua theo dõi việc sử dụng ngân sách, đầu tư công trong lĩnh vực văn hóa, ông Lê Quang Mạnh nêu một số quan ngại. Cụ thể là khả năng giải ngân trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia trong thực tế trước đây là rất khó khăn.
Giai đoạn 2012 - 2015 chương trình mục tiêu là 7.968 tỷ đồng, thực tế chỉ thực hiện được 1.786 tỷ đồng; giai đoạn 2016 – 2020 dự kiến là 10.620 tỷ đồng, thực tế bố trí được 2.700 tỷ đồng.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, các chương trình hạ tầng lớn giải ngân tốt hơn, chi tiêu tiền có định mức, được giải ngân dễ. Với lĩnh vực có tính văn hóa, yêu cầu cao, đảm bảo chuẩn mực như văn hóa thì giải ngân chỉ vài chục tỷ, vài ba trăm tỷ là rất khó khăn, chuẩn bị rất nhiều thời gian.
“Đây là lý do chúng tôi quan ngại khi quy mô vốn lớn trong khi thực tiễn không giải ngân được, hoặc làm đồng loạt cũng rất quan ngại”, ông Mạnh nói.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng quy mô dự án lớn thế mà 1 năm chuẩn bị khung chính sách cho đầu tư là ngắn. “Chuẩn bị đầu tư tốt thì giải ngân mới hiệu quả, chưa kể đây là chương trình khó, đòi hỏi yếu tố đa chiều”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách lưu ý.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: QH Đồng tình với quan điểm cần tập trung vào ngành “không cần dùng nhiều ngân sách”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn chứng phố cổ Hội An đầu tư không nhiều tiền nhưng vẫn thu hút khách thập phương đến ăn uống du lịch, nghỉ ngơi.
“Hội An không cần bỏ tiền ngân sách nhưng vẫn làm được, thu hút đông khách, tạo thương hiệu trong và ngoài nước”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và cho rằng Việt Nam có nhiều nơi như phố cổ Hội An cần phải nghiên cứu để nhân rộng cách làm.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị chương trình cần chú ý đến văn hóa cơ sở. “Vừa qua, chủ trương xây dựng nhà văn hóa ở ấp, khu vực, các đồng chí xem lại có phát huy được không”, ông Trần Thanh Mẫn nói.
Theo Chủ tịch Quốc hội, văn hóa cơ sở là việc “không tiền mà có thể làm được”. Xây dựng văn hóa cơ sở làm sao để toàn thể người dân xây dựng được ý thức, con người Việt Nam thời kỳ mới.
Ông dẫn chứng mô hình ngày hội đại đoàn kết của MTTQ thời gian qua rất hay. Vì vậy, cần nghiên cứu thêm các mô hình “không tiền làm được mới là hay”, nhất là trong điều kiện đất nước còn khó khăn.
Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
Bộ Chính trị vừa kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33 của BCH TƯ Đảng khóa 11 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
" alt="Nghiên cứu mô hình 'không tiền mà làm được mới hay' trong phát triển văn hóa" />Học sinh và giáo viên tại Hà Nội Ảnh minh họa: Hoàng Hà. Tại dự thảo mới, các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo được quy định đầy đủ, theo hướng gia tăng các chính sách đãi ngộ.
Cụ thể, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập như sau: Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật; Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác; Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác.
Một trong những điểm mới quan trọng trong dự thảo Luật Nhà giáo là giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo.
Trong đó, Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng, nội dung thực hành sư phạm trong thi/xét tuyển nhà giáo; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao.
Các cơ quan quản lý giáo dục dục chủ trì (hoặc phân cấp cho cơ sở giáo dục) thực hiện tuyển dụng, điều động, bố trí, đánh giá, bổ nhiệm nhà giáo.
Dự thảo Luật quy định việc bổ nhiệm do cơ quan quản lý giáo dục chủ trì tham mưu hoặc quyết định hoặc công nhận theo thẩm quyền được giao.
Đề xuất cấm công khai thông tin sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức
Đó là đề xuất được Bộ GD-ĐT đưa ra trong dự thảo Luật Nhà giáo để lấy ý kiến dư luận xã hội." alt="Lý do đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Barcelona vs Mallorca, 2h30 ngày 23/4
- ·Thống kê XSMB 15/10/2022 chốt số đẹp cùng cao thủ
- ·Tự chủ theo kiểu tự lo, người bệnh, người học phải gánh cả lãi ngân hàng
- ·Thống kê XSMT 17/6/2023 dự đoán chốt cầu VIP chuẩn xác
- ·Nhận định, soi kèo Colo
- ·MU thua sốc Nottingham sau 30 năm, Ruben Amorim nhận lỗi
- ·Nhận định, soi kèo PSBS Biak Numfor vs Malut United, 15h30 ngày 2/12: Trả nợ ngọt ngào
- ·Soi kèo phạt góc Argentina vs Peru, 7h00 ngày 20/11
- ·Nhận định, soi kèo RB Bragantino vs Cruzeiro, 06h30 ngày 21/4: Ca khúc khải hoàn
- ·Đề nghị kỷ luật cựu Bí thư Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan