Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Najaf, 21h00 ngày 15/1: Tin vào cửa dưới

Thế giới 2025-01-19 19:26:27 1
ậnđịnhsoikèoAlKarmavsAlNajafhngàyTinvàocửadướtin mới nhất   Hư Vân - 15/01/2025 04:35  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://account.tour-time.com/html/15a693202.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Adalah vs Al Arabi, 21h50 ngày 16/1: Niềm tin cửa trên

Đầu tiên, các khoản phí cố định cho chiếc xe bao gồm: phí bảo hiểm bắt buộc (437 nghìn đồng/năm), phí bảo trì đường bộ (1,56 triệu đồng/năm), bảo hiểm thân vỏ (khoảng 10 triệu đồng/năm), tổng cộng tốn gần 12 triệu đồng/năm, tức 1 triệu đồng/tháng.

Kế đến là các khoản chi lưu động, trong đó, tiền xăng là khoản chi khá lớn. Vì tính chất công việc, tôi di chuyển thường xuyên bằng ô tô, kéo theo, tiền xăng mỗi tháng bằng tiền trả lãi ngân hàng. Trung bình, chiếc KIA Seltos của tôi phải đổ xăng khoảng 4 lần, mỗi lần mất khoảng 1,1 triệu đồng đầy bình, nghĩa là một tháng mất 4,4 triệu tiền xăng.

Khoản thứ hai là chi phí cầu đường, ước chừng trên dưới 500 nghìn đồng/tháng. May mắn là, nhờ thuê được căn hộ dịch vụ trong nội khu, tôi không phải tốn phí gửi xe hàng tháng.

Như vậy, tôi phải bỏ ra khoảng 10,3 triệu đồng để “nuôi” xe mỗi tháng. Với thu nhập khá, tôi ăn tiêu khá rủng rỉnh với gần 30 triệu đồng còn lại và còn tích lũy được một chút để tiết kiệm.

432750697 1451802225732360 5084989865331317724 n.jpeg
Nhờ vay ít, anh Đạt không bị áp lực nhiều về chi phí “nuôi” xe (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, năm 2023, thị trường bất động sản đóng băng, giờ tôi chỉ còn kiếm được khoảng 25 triệu mỗi tháng, giảm tới gần 40% thu nhập. Trừ tiền nhà 8 triệu đồng và lãi vay ngân hàng dù giảm chút ít theo thị trường, vẫn phải trả khoảng 4 triệu đồng/tháng, tôi chỉ còn 13 triệu đồng cho sinh hoạt, đi lại, xe cộ, công việc...

Lúc này, tôi buộc phải thay đổi thói quen sử dụng ô tô. Tôi không thể thoải mái lúc nào cũng sử dụng xe hơi như trước. Chỉ khi đưa khách đi xem nhà, dự án ở xa, tôi mới lái ô tô đi cho tiện lợi. Bỏ thói quen đi ô tô hàng ngày, mỗi tháng tôi chỉ còn tốn khoảng 2,5 triệu tiền xăng và 300 nghìn chi phí cầu đường.

Nhờ đó, tổng mức chi phí mà tôi phải “nuôi” ô tô hiện tại còn khoảng 8,3 triệu đồng, bao gồm cả tiền vay ngân hàng. Tôi vẫn còn 8,7 triệu đồng cho sinh hoạt... Thực sự, đây là khoản tiền "eo hẹp" đối với một người làm nghề kinh doanh bất động sản khi công việc đòi hỏi ngoại giao, tiếp khách nhiều. 

Có thể nhiều người nghĩ, tại sao tôi không mua nhà trước rồi hãy mua xe? Xe là tiêu sản, đã lăn bánh là giảm giá trị. Còn nhà là năm này qua năm khác, giá trị thường chỉ tăng lên.

Tuy nhiên, tôi vẫn thoải mái, vui vẻ với "gánh nặng nuôi xe" của mình. Từ khi có chiếc xe, tôi tự tin hơn hẳn và có động lực để chăm chỉ và sáng tạo hơn trong công việc. Chiếc xe đối với tôi là phương tiện đi lại cần thiết trong hành trình khởi nghiệp của mình. Nó cũng là thành quả đầu tiên để tôi tự hào khoe với bố mẹ, họ hàng kể từ khi ra trường. Tất nhiên, tôi còn là thanh niên độc thân, chưa vướng bận gia đình nên chuyện "nuôi xe" khi túi tiền bị "teo tóp" đi không thành vấn đề lớn.

Tôi thấy nhiều người phản đối quan điểm "thu nhập dưới 30 triệu thì đừng nên mua xe", nhưng tôi nghĩ khác, việc mua xe ô tô là cần theo nhu cầu và năng lực tài chính. 

Dù công việc khó khăn hơn, tôi vẫn quản lý được rủi ro tài chính của mình để không bị "mắc lầy" bởi chiếc xe. Khi thu nhập đỉnh cao, làm bất động còn sướng, tôi cũng không dám mua chiếc ô tô quá 700 triệu đồng. Nếu trước đây, tôi mua chiếc xe hơn 1 tỷ, vay từ 500-600 triệu đồng thì hiện tại chắc phải bán xe. Chỉ nên mua những chiếc xe và vay ngân hàng với khoản tiền thực sự nằm trong khả năng của mình. Tôi nghĩ điều đó sẽ giúp chúng ta đỡ “ngợp” hơn khi kinh tế biến động.

Độc giả Nguyễn Văn Đạt (TP.HCM)

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên?  Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Thu nhập 35 triệu đồng mà vẫn không 'nuôi' được ô tô thì nên tự trách mình

Thu nhập 35 triệu đồng mà vẫn không 'nuôi' được ô tô thì nên tự trách mình

Với tổng thu nhập 35 triệu đồng, tôi tin rằng mua xe và nuôi xe là hoàn toàn khả thi. Vấn đề chỉ là nằm ở nhu cầu thế nào và việc mua ô tô sẽ chiếm bao nhiêu trong tổng thu nhập.">

Thời làm bất động sản còn 'sướng', tôi cũng không dám mua ô tô quá 700 triệu

Từ năm 2019 đến nay, tôi gần như “ở ẩn”. Mỗi giai đoạn cuộc đời sẽ có sự ưu tiên khác nhau. Khi sắp xếp mọi thứ ổn thỏa, tôi thoải mái trở lại. 

Nhận lời mời, tôi không bận tâm vai lớn hay vai nhỏ, chỉ quan trọng những đóng góp của mình cho dự án. Dù vai nhỏ, vai phụ nhưng đạo diễn, nhà sản xuất, khán giả đón nhận là tôi vui. May mắn các phim tôi tham gia được mọi người yêu thích nên càng có động lực hơn.

- 5 năm rời showbiz, chị sống thế nào?

Tôi sắp xếp lại vai trò người phụ nữ của mình trong gia đình, đặc biệt là chăm sóc con cái. Ngần ấy thời gian chưa bao giờ tôi thấy phải đánh đổi hay mất mát gì cả. Trái lại, tôi hạnh phúc vì không phải ai cũng có cơ hội được lựa chọn như mình.

Tôi cảm ơn ông Trời vì vài năm qua mọi thứ ổn. Dù không quá giàu, gia đình tôi sống thoải mái mỗi ngày, không cần đau đáu chuyện cơm áo gạo tiền. Lúc rảnh, tôi trau dồi thêm kiến thức về xã hội, hôn nhân, bên cạnh duy trì đam mê học hỏi nghệ thuật và kinh doanh. 

- Vợ chồng chị dư dả kinh tế nên dù không làm nghề 5 năm vẫn thoải mái chuyện tiền bạc?

Ngoài làm phim, gia đình tôi mấy năm qua đầu tư kinh doanh bất động sản. Chúng tôi có thêm nguồn thu nhập từ việc cho thuê nhà cửa, mua bán nhà đất. Tôi nghĩ đây là may mắn của hai vợ chồng, bởi đâu phải ai cũng có “vía” làm tốt và kiếm lãi từ lĩnh vực này. Tôi chẳng giàu có hơn ai, song ít ra có nhà có xe, một số tiền để duy trì công ty và phòng thân... như vậy là đủ. 

batch_6103e4aebdcd07935edc.jpg
Diễn viên thay đổi tích cực sau 5 năm rời showbiz, dành sự quan tâm cho gia đình. 

- Sự thay đổi của chị trong 5 năm qua là gì?

Chắc chắn phiên bản của tôi bây giờ tốt hơn nhiều so với trước đây. Ngày trước, tôi như nhiều người phụ nữ khác, chỉ quan tâm chuyện tiền nong, sinh hoạt gia đình, nuôi dạy con cái học hành… Bây giờ, tôi đang giữ tâm thế cho đi, thay vì chỉ mong cầu nhận lại. Khi suy nghĩ xấu nhen nhóm, tôi ý thức kiểm soát nó. 

Khoảng lặng khiến tôi quý trọng giây phút đời thường, cuộc sống vì thế chất lượng hơn. Hiện tôi thấy hài lòng mọi thứ, từ chuyện con cái, bạn đời đến mối quan hệ xung quanh. 

Tôi còn dành trọn tinh thần chăm sóc bé Tết - con trai thứ hai. Con tôi mắc chứng tăng động giảm chú ý, chậm nói nên cần sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ.

- Chị chăm sóc, đồng hành chữa bệnh cùng con thế nào trong những năm qua?

Là cha mẹ, ai cũng mong con lớn khôn, lanh lợi. Tuy nhiên, mỗi nhà mỗi cảnh, tôi không còn lựa chọn khác. 

5 năm qua, tôi giảm thiểu 80% khối lượng công việc để bên con. Tôi dạy bé từng chút một, từ chuyện vệ sinh, ăn uống đến ngủ nghỉ… để bé hình thành thói quen phản xạ tốt trong sinh hoạt. Vợ chồng tôi đưa con đến trường dành cho các bé đặc biệt, thuê thêm giáo viên kèm tại nhà 1-2 tiếng mỗi ngày. 

Tôi học hỏi, nghiên cứu các tài liệu để chính mình cũng có thể dạy con. Tôi và anh Thịnh hỏi thăm nhiều nơi, tìm hiểu phác đồ điều trị phù hợp nhất cho con. Niềm vui của vợ chồng tôi đơn giản là thấy bé tốt hơn từng ngày.

May mắn bé Tết lúc này quấn quýt mẹ, bày tỏ tình cảm. Thấy con vui khỏe, tiến bộ hơn, tôi cảm giác mọi sự cố gắng trong 4-5 năm nay hoàn toàn xứng đáng. 

Bạc nhược, khủng hoảng tinh thần vì bệnh của con trai

batch_221c03b25ad1e08fb9c0.jpg
Thanh Thúy dành trọn thời gian cho con trai thứ hai - bé Tết - mắc chứng chậm nói.

- Áp lực chăm con bệnh, lại phải lo toan chuyện nhà cửa, công việc có lúc nào khiến chị bất lực, khủng hoảng?

Giai đoạn đầu rất khó khăn, áp lực với cả gia đình. Chúng tôi từ bất ngờ rồi dần học cách chấp nhận, thích nghi. Ban ngày, con chỉ ngồi chơi một mình, không tương tác cùng ai. Đến tối, bé không ngủ, quấy khóc, la hét khiến cả nhà thức trắng. Giai đoạn ấy, tôi mỗi ngày phải ra ngoài đi làm nên mọi thứ càng căng thẳng. Trong thời gian dài, tôi bạc nhược, khủng hoảng từ tinh thần tới thể xác. 

Một năm sau, tình hình của bé Tết cải thiện, tôi mới trút bỏ được gánh nặng. Để có được kết quả khả quan là sự nỗ lực của tất cả thành viên. Chúng tôi chơi, học, ngủ cùng con mỗi ngày. Gia đình tập thói quen cầu nguyện, đọc Kinh thánh, tìm điểm tựa tinh thần. Nhờ thế, chúng tôi thấy thanh thản, suy nghĩ tích cực thay vì vùi vào nỗi buồn. 

- Anh Đức Thịnh chia sẻ, đồng hành chị thế nào trong giai đoạn ấy?

Ông xã động viên, hỗ trợ, làm điểm tựa tinh thần cho tôi. Cả hai xác định đặt gia đình, con cái là ưu tiên hàng đầu. Chẳng hạn, khi tôi ở nhà chăm con, quán xuyến nhà cửa anh Thịnh ra ngoài làm việc lo công ty. 

Anh Thịnh có vài tật xấu chưa hoàn thiện như tôi mong muốn. Thời gian qua, tôi thấy anh thay đổi tích cực, ý thức rõ về hạnh phúc gia đình. 

Gần đây tôi và con trai lớn - Cà Phê có xảy ra chút mâu thuẫn nên 2 mẹ con giận nhau. Tôi nói anh Thịnh nên quan tâm con lớn, vì tôi đang phải tập trung lo bé nhỏ. 

Anh Thịnh nói rằng: “Giai đoạn này anh thương con không bằng thương em bởi vì em là người đồng hành với anh lâu dài nhất”. 

Tôi vui, cảm động khi nghe câu nói ấy từ anh. Tôi tin anh thấu hiểu và cảm nhận điều vất vả vợ trải qua để gia đình được như hôm nay. Ngược lại, khó khăn anh Thịnh gặp trong mọi giai đoạn tôi đều đồng hành bên chồng. 

- 16 năm gắn bó, hôn nhân với chị giờ đây có ý nghĩa thế nào?

Chúng tôi đi đến giai đoạn này ngoài tình yêu, còn là nghĩa vợ chồng, trách nhiệm. Tôi và anh Thịnh cố gắng làm tròn bổn phận với nhau, biết vì nhau để duy trì tổ ấm.

Đời sống bôn ba lắm lúc bào mòn, làm cạn kiệt mọi thứ, kể cả tình yêu. Sự lãng mạn trong hôn nhân vì thế vơi dần theo năm tháng. Tôi nghĩ đó là điều hiển nhiên, không thể tránh khỏi trong quan hệ vợ chồng. Giống như một món đồ mới mua về chúng ta rất quý, xài lâu dần thấy bình thường thôi. 

Quan trọng chúng tôi ý thức trong cuộc sống này điều gì là quan trọng. Khi giận hờn, mâu thuẫn, tôi nhắc anh Thịnh và ngược lại. Hai vợ chồng mong sẽ yêu thương nhau trọn vẹn dù có trải qua bất cứ điều gì.

batch_461894585_1090497652444272_8706198893601324028_n.jpg

- Thanh Thúy - Đức Thịnh từng là cặp đôi hot trong giới điện ảnh Việt, anh chị có kế hoạch gì sắp tới?

Thời gian qua chúng tôi học hỏi, quan sát thị trường. Nhiều gương mặt nổi tiếng, thành công và tạo dấu ấn riêng. Nhưng vợ chồng tôi tin tưởng vào kinh nghiệm, vị trí bản thân, càng chưa bao giờ tự tạo áp lực so sánh với người khác. 

Lúc này, tôi muốn làm phim không chỉ mang tới sự giải trí thông thường, mà còn có chiều sâu. Phải làm sao để khán giả xem phim về, họ thổn thức, trăn trở vì nó. Đó là thách thức lớn khiến chúng tôi nỗ lực suốt 3 năm qua. Dự án mới của vợ chồng tôi sẽ trình làng trong năm tới, hy vọng được đón nhận. 

Clip diễn viên Thanh Thúy chia sẻ

Ảnh, clip:NVCC

Diễn viên Thanh Thúy: ‘Tiểu tam luôn có lý do cho sự sai lầm của mình’Diễn viên Thanh Thúy nói người thứ ba xen vào phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác là sai dù bất kể lý do gì.">

Diễn viên Thanh Thúy: ‘Ở ẩn’ chăm con bị bệnh, nhiều đêm khủng hoảng tinh thần

Trước bối cảnh ấy, báo chí đòi hỏi những con người mới - những nhà báo toàn cầu, với khả năng chuyển đổi cách thức và quy trình làm việc để đón đầu cũng như tận dụng làn sóng công nghệ mới.

david randall.png
Cố nhà báo David Randall (1951-2021) - cựu thư ký toà soạn của The Observer,
cây bút nổi tiếng của tờ The Independent on Sunday.

Được đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn hơn bốn thập kỷ viết báo, cuốn sách Nhà báo toàn cầura đời với mục đích trình bày những kỹ nghệ mới, khi kết hợp với yếu tố mang tính truyền thống của báo chí, sẽ giúp định sách hình nên một nhà báo thiện toàn.

Tác giả cuốn sách, nhà báo kỳ cựu người Anh David Randall nhấn mạnh, một nền báo chí chất lượng không chỉ hướng đến những mục đích chung, nó còn phải trao quyền cho các nhà báo thông qua việc giúp họ trang bị một loạt các kỹ năng để chủ động ứng biến trong giai đoạn mà các vấn đề chính trị- xã hội cũng như công nghệ-thông tin không ngừng thay đổi.

Cuốn sách chứa đựng tất cả những hướng dẫn chi tiết, xác đáng về “tính phổ quát” trong các thao tác thực hành nghề nghiệp và thái độ làm việc cần có của một nhà báo chuyên nghiệp, hay dù bạn chỉ là một thực tập sinh.

20231009 222823.jpg
Cuốn sách 'Nhà báo toàn cầu' chứa đựng những thực tiễn sinh động trong lịch sử báo chí,
nhằm minh họa cho các luận điểm liên quan.

Ngoài tập trung làm rõ một số kiến thức cơ bản về tin tức, phóng sự điều tra… tác giả còn dành nhiều trang viết hướng dẫn thực hành, xử lý tình huống phát sinh, vượt qua những khó khăn khi tác nghiệp trong thực tế và cách thể hiện để bài viết trở nên cuốn hút. Trọn vẹn hơn, không thể không nhắc đến những phẩm chất cần có của người làm báo, cũng như phương thức để trở thành một phóng viên xuất chúng trong kỷ nguyên số…

Vì vậy, Nhà báo toàn cầuđược biết đến như một cuốn sách giáo khoa hàng đầu thế giới trong lĩnh vực báo chí, được dịch sang hàng chục ngôn ngữ.

Với 391 trang, cuốn sách của Randall đưa ra nhiều bài học thực tiễn quý báu, từ đó gợi mở về xu hướng đổi mới, giúp những người làm báo nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp và luôn đứng vững trong mọi hoàn cảnh.

Sách hay hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Việt NamNhân Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 10/10, NXB Trẻ công bố logo chính thức của Tủ sách Chuyển đổi số và ra mắt các tựa sách mới.">

Cuốn sách hay dành riêng cho những nhà báo toàn cầu

Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Crvena Zvezda, 21h00 ngày 15/1: Tiếp đà chiến thắng

Năm ngoái, Hàn Quốc nhập khẩu kỷ lục 3.138 ô tô có giá hơn 300 triệu won (220.100 USD), góp phần tạo ra doanh số kỷ lục cho Bentley, Lamborghini, Rolls-Royce và Maybach. 

Theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà phân phối và nhập khẩu ô tô Hàn Quốc (Kaida), con số này tăng hơn 10 lần so với năm 2018, khi số xe nhập khẩu trên 300 triệu won hàng năm ở mức 307 chiếc.  

Nếu mở rộng phạm vi ra những chiếc ô tô giá hơn 100 triệu won (khoảng 73.100 USD), tổng cộng 78.208 chiếc xe nhập khẩu đã được bán tại Hàn Quốc vào năm 2023, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Rolls-Royce Spectre là một trong những chiếc xe hạng sang được người Hàn "săn lùng".

Rolls-Royce, Bentley bán chạy "như tôm tươi"

Rolls-Royce Motor Cars đã bán được mức cao nhất mọi thời đại là 276 chiếc tại Hàn Quốc vào năm ngoái, tăng 18% so với năm 2022. Hàn Quốc lần đầu tiên đánh bại Nhật Bản về doanh số bán hàng và trở thành thị trường số 1 khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho thương hiệu từ London. 

Đây là một sự thay đổi đáng kể về cục diện, vì doanh số bán hàng tại Hàn Quốc của thương hiệu này vào năm 2018 chưa bằng một nửa so với Nhật Bản, quốc gia có thị trường ô tô lớn hơn gần gấp 3 lần. 

“Sự tăng trưởng gia tăng của Rolls-Royce tại Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ kéo dài ít nhất một thập kỷ. Tiềm năng của thị trường Hàn Quốc là không giới hạn”, Irene Nikkein, Giám đốc Rolls-Royce khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nói với Korea JooAng Daily.

Bentley Motors cũng đã bán được 810 chiếc tại Hàn Quốc vào năm ngoái, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, đưa Hàn Quốc trở thành thị trường số 1 ở châu Á. 

Hãng xe Anh năm ngoái đã mở phòng trưng bày Bentley Cube tại Hàn Quốc, phòng trưng bày đầu tiên trên thế giới, nơi không chỉ trưng bày những chiếc xe Bentley mới nhất mà còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau dành riêng cho chủ sở hữu Bentley tại Hàn Quốc, chẳng hạn như phòng chờ mà họ có thể thuê để thư giãn, thưởng thức những bữa tiệc hoặc các chương trình tùy chỉnh cho chiếc xe của riêng họ.

Automobili Lamborghini đã bán được 431 xe tại Hàn Quốc vào năm ngoái, tăng 8% so với năm trước, thậm chí còn nhiều hơn cả ở quê nhà với 409 chiếc. Hàn Quốc hiện là thị trường lớn thứ 7 của Lamborghini, vượt qua Canada, Australia và Pháp. 

“Hàn Quốc là thị trường dẫn đầu xu hướng; giờ đây nó là 'cửa sổ châu Á',” Chủ tịch Lamborghini Stephan Winkelmann cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Korea JooAng Daily. 

Năm 2023, Mercedes-Maybach đã bán được 2.596 xe tại Hàn Quốc, mức cao kỷ lục và tăng 32% so với cùng kỳ năm 2022. Hàn Quốc là thị trường số 2 của Maybach sau Trung Quốc và được chọn là quốc gia đầu tiên trên thế giới có trung tâm thương hiệu hãng xe sang dự kiến ​​khai trương vào cuối năm nay. 

Hàn Quốc cũng là quốc gia có số lượng xe Mercedes E-Class được bán ra nhiều nhất trên toàn cầu.

Mẫu BMW Series 5 rất được người Hàn ưa chuộng.

"Cơn sốt" đến từ đâu?

Sự khan hiếm là chiến lược tiếp thị phổ biến nhất của các thương hiệu siêu xe - và nó có tác dụng hoàn hảo đối với tâm lý của người tiêu dùng giàu có ở Hàn Quốc. 

Sự phân cực của cải giờ đây được phản ánh trong bối cảnh ngành ô tô, với những người đam mê ô tô đổ xô vào mua những chiếc ô tô có giá rất đắt hoặc rẻ hẳn. 

Kim Yoon-koo, 31 tuổi, làm việc cho một công ty tư vấn ở Seoul, đồng thời sở hữu một chiếc Porsche 911 và một chiếc BMW M5, cho biết: “Tôi mua một chiếc Ferrari 612 vì nó khan hiếm nên nó có giá trị sở hữu. Những chiếc xe sang trọng chắc chắn mang lại cảm giác lái thú vị cũng như hiệu suất và công nghệ tốt hơn những chiếc xe rẻ tiền”. 

Dù các dòng xe sang đang bán chạy "như tôm tươi", các nhà sản xuất ô tô vẫn kiềm chế tăng sản lượng đột ngột, kiểm soát nguồn cung để duy trì sự khan hiếm và giá trị của sản phẩm. Vì vậy, người tiêu dùng phải chờ tới 3 năm mới nhận được hàng. 

Mặc dù phải đặt cọc không hoàn lại 10% giá xe nhưng các đơn đặt hàng vẫn tăng lên. Lamborghini đã giới thiệu Revuelto, mẫu xe điện plug-in hybrid đầu tiên của hãng tại Hàn Quốc vào tháng 6/2023 nhưng lượng đơn đặt hàng trước đã đầy cho đến năm 2025 vào ngày phát hành. 

Tương tự, Rolls-Royce đã ra mắt Spectre, chiếc xe điện thuần túy đầu tiên của hãng vào năm ngoái, nhưng các đơn đặt hàng đã xếp cho đến giữa năm 2025. 

Kim Pil-soo, giáo sư kỹ thuật ô tô tại Đại học Daelim, cho biết: “Những chiếc siêu xe có giá hàng triệu won thậm chí còn bán chạy hơn trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Người Hàn Quốc có xu hướng coi ô tô là biểu hiện của sự giàu có và địa vị xã hội của họ”.

Người dân Hàn Quốc tại triển lãm xe ô tô.

Nghèo vì ô tô

Thị trường ô tô cao cấp của Hàn Quốc chủ yếu được dẫn dắt bởi thế hệ trẻ, những người bị ảnh hưởng bởi văn hóa "phô trương", điều này cuối cùng biến một số người thành người "nghèo vì ô tô". 

Người "nghèo vì ô tô” là thuật ngữ mà người Hàn Quốc dùng để chỉ những người chi tiêu khá nhiều vào những chiếc ô tô cao cấp so với thu nhập của họ.

Mọi người coi việc sở hữu một chiếc xe hơi sang trọng là sự thể hiện giá trị của họ, dẫn đến việc nhấn mạnh vào tầm quan trọng của tình trạng kinh tế hữu hình. 

“Tôi thực sự nghĩ rằng bản thân tôi là người nghèo vì xe hơi”, Choi, 29 tuổi, người đã mua một chiếc Porsche Cayman Turbo S cũ theo phương thức trả góp 60 tháng, cho biết. 

“Tôi dùng 70% tiền lương hàng tháng của mình để chi phí bảo trì. Nhưng thành thật mà nói, tôi thích thú khi thấy mọi người thường phải kinh ngạc khi nghe thấy tiếng động cơ xe của tôi”, anh Choi nói thêm. 

Văn hóa này phổ biến đến nỗi còn được thể hiện bằng kim tự tháp dành cho ô tô, được lan truyền rộng rãi, gói gọn thứ bậc của các thương hiệu ô tô hạng sang mà mọi người có thể mua dựa trên mức lương của họ. 

Ví dụ, thấp nhất là những người sử dụng “Xe buýt”, “Tàu điện ngầm” và “Đi bộ”, nghĩa là họ không thể sở hữu một chiếc ô tô. Các thương hiệu như Kia, Renault và Chevrolet là ô tô dành cho “người bình thường”, trong khi Toyota và Ford là dành cho "tầng lớp trung lưu".

Genesis, Tesla và Volvo dành cho những người “muốn sang trọng”, trong khi BMW, Mercedes và Lexus ở mức “sang trọng”. Rolls-Royce, Bentley và Maybach là “Top 3 đẳng cấp” trong khi Bugatti và Pagani ở “một đẳng cấp khác”. 

Hong Eun-sil, giáo sư phúc lợi và môi trường gia đình tại Đại học Quốc gia Cheonnam, cho biết: “Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, người Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào việc tiêu dùng phô trương để thể hiện sự nâng cao địa vị xã hội của mình”. 

Bà Hong nói thêm: “Mong muốn hưởng thụ xa hoa xuất phát từ ý định của những người Hàn Quốc từ lâu vốn cảm thấy thua kém những người thuộc tầng lớp thượng lưu và bắt chước cách tiêu dùng của họ”.

Theo vietnamfinance

Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Tài xế 'méo mặt' vì bất cẩn lùi trúng siêu xe Aston Martin đắt tiềnAnh - Chiếc siêu xe Aston Martin trị giá 210.000 bảng (xấp xỉ 6,8 tỷ đồng) đang đậu trước cửa đại lý thì bị một chiếc Volkswagen Tiguan lùi trúng. Thậm chí chiếc SUV còn "trèo" lên cả đầu siêu xe và gây hư hại khá lớn.">

'Cơn sốt' siêu xe tại Hàn Quốc: Rolls

anh 1 ban ca phe.png
Vợ chồng anh Xuân, chị Yến là người câm điếc bẩm sinh, mưu sinh bằng việc bán cà phê ven đường (Ảnh: Nhật Anh)

"Chúng tôi quen nhau qua mạng, Yến quê ở Nghệ An, khi gặp nhau trực tiếp càng cảm mến hơn, thế là cưới. Vợ chồng có 2 đứa con, may mắn các cháu đều khỏe mạnh", anh Xuân chia sẻ qua cuốn sổ cầm tay.

Thời điểm mới đến với nhau, vợ chồng anh Xuân gặp khá nhiều vất vả khi không có việc làm ổn định, chồng phụ vợ may quần áo, thu nhập bấp bênh. Không đầu hàng trước số phận, anh Xuân và vợ đã bàn nhau, tìm tòi nghề phù hợp để mưu sinh.

anh 2 ban ca phe.png
Không thể nghe, nói, anh Xuân, chị Yến chia sẻ câu chuyện của mình qua cuốn sổ tay (Ảnh: Nhật Anh)

Và rồi họ tự tìm hiểu, học cách pha chế trên mạng xã hội, làm thử, khi được người thân, bạn bè nhận xét tốt, vợ chồng anh Xuân quyết định mở một điểm bán cà phê nhỏ ven đường. Quán cà phê của anh chị chủ yếu phục vụ khách mang đi hoặc giao đến tận nơi.

"Nói quán nhưng chỉ là xe đẩy phục vụ cà phê thôi, mỗi ngày bán được 80-100 ly, cũng đủ trang trải cuộc sống. Vợ chồng tôi mở gần 1 năm, khách ủng hộ, có được công việc như người bình thường, tự lao động nuôi sống bản thân nên rất vui, không tự ti, mặc cảm", chị Yến viết.

anh 3 ban ca phe.png
Menu đặc biệt tại tiệm cà phê Ký Hiệu (Ảnh: Nhật Anh)

Điểm bán cà phê Ký Hiệu, mỗi khi có khách đến, vợ chồng anh Xuân lại nở nụ cười chào đón rồi đưa menu có in sẵn ghi chú "Tôi là người điếc (không thể nghe và nói), vui lòng chỉ tay chọn cà phê".

Nhiều người vẫn gọi điểm bán cà phê của vợ chồng anh Xuân, chị Yến là "cà phê vô thanh", bởi đến đây không có một lời nói nào, khách chỉ tay chọn đồ uống, chủ gật đầu phục vụ.

Với nhiều vị khách của điểm bán cà phê Ký Hiệu, họ chọn mua ở đây một phần vì cà phê ngon, phần nữa là ấn tượng, cảm phục trước nghị lực, ý chí của đôi vợ chồng khiếm khuyết. Với sự nỗ lực của mình, anh Xuân, chị Yến đã vượt qua nghịch cảnh để có được hạnh phúc, công việc như bao người bình thường.

anh 5 ban ca phe.png
Đến điểm cà phê Ký Hiệu, khách chỉ tay chọn đồ uống, chủ gật đầu phục vụ (Ảnh: Nhật Anh)

"Mỗi ngày đi làm, tôi đều ghé điểm cà phê Ký Hiệu để mua cà phê mang đi, họ pha khá ngon, giá lại rẻ. Tôi cảm thông trước hoàn cảnh của cặp vợ chồng, vừa nể phục nghị lực của họ, phần nữa là ủng hộ để anh chị bớt khó khăn trong cuộc sống", anh Nguyễn Tuấn chia sẻ.

Để có thời gian chuyên tâm vào điểm bán cà phê, phục vụ khách hàng, anh Xuân và chị Yến nhờ mẹ là bà Nguyễn Thị Đào chăm sóc 2 cháu nhỏ. Bà Đào còn đảm nhiệm công việc nghe điện thoại đặt đơn của khách rồi báo cho các con làm, ship tận nơi.

anh 6 ban ca phe.png
Dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng chị Yến và chồng đang nỗ lực mỗi ngày, vượt qua nghịch cảnh để xây dựng cuộc sống tốt đẹp (Ảnh: Nhật Anh)

"Xe cà phê của chúng nó cách nhà 200m nên cũng thuận tiện, thỉnh thoảng tôi lại chạy ra hỗ trợ. Vợ chồng Xuân cùng cảnh ngộ, đến với nhau và xây dựng được hạnh phúc riêng, người làm mẹ như tôi cũng mừng lắm, giờ có thêm 2 đứa cháu kháu khỉnh, niềm vui càng nhân lên", bà Đào tươi cười nói.

Nhìn cách anh Xuân, chị Yến vừa bán cà phê, vừa tình tứ trao cho nhau những nụ cười rạng rỡ, nhiều người vừa mừng cũng vừa ghen tị. Họ tựa như hai mảnh ghép của số phận, vừa vặn nhất của cuộc đời nhau, bên nhau tạo nên một tình yêu giản dị, hạnh phúc.

Theo Dân Trí

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.">

Điểm bán cà phê đặc biệt ở Quảng Bình, khách và chủ đều... im lặng

友情链接