Từ 1/5 sẽ vận hành thử hệ thống dữ liệu chung quốc gia về mộ liệt sĩ
Trong cuộc họp bàn về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ công tác tìm kiếm,ừsẽvậnhànhthửhệthốngdữliệuchungquốcgiavềmộliệtsĩbóng đá bundesliga quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin sáng nay (17/2), Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo đã giao cho Viện công nghệ phần mềm và nội dung số chủ trì phối hợp cùng các đơn vị của Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Quốc phòng xây dựng và đưa vào vận hành sớm hệ thống cơ sở dữ liệu.
Tại cuộc họp, đại diện của Cục Chính sách (Bộ Quốc phòng) và Cục Người có công (Bộ LĐTBXH) cho biết ứng dụng CNTT trong công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ theo đề án 1237 giữ vai trò vô cùng quan trọng trong thời điểm hiện tại. CNTT giúp cho việc cập nhật, tiếp nhận và phân tích xử lý thông tin về liệt sỹ, mộ liệt sỹ một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay là mỗi cơ quan lại vận hành hệ thống phần mềm riêng để quản lý hệ thống dữ liệu này. Cụ thể, Bộ Quốc phòng đang có 5 phần mềm riêng gồm: Cơ sở dữ liệu giải mã; Phần mềm cơ sở dữ liệu quân nhân hi sinh, mất tích; Phần mềm tích hợp danh sách liệt sĩ, dữ liệu mộ liệt sĩ trong các nghĩa trang liệt sĩ (của Bộ LĐTBXH); Phần mềm xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin và Cổng thông tin điện tử ngành chính sách quân đội (trong đó cập nhật gần 300.000 thông tin liệt sĩ và hơn 36.000 thông tin liệt sĩ, mộ liệt sĩ do Cựu chiến binh cung cấp). Cùng với đó, Bộ LĐ-TB-XH cũng sử dụng các phần mềm và cơ sở dữ liệu riêng của mình.
Vấn đề được đại diện 2 Bộ này nêu ra là mặc dù phần mềm từ hai Bộ đã có một phần thống nhất, thế nhưng các phần mềm được xây dựng từ lâu và là từng phần mềm riêng rẽ, gây khó khăn không nhỏ trong việc lưu trữ, quản lý, tra cứu và cung cấp thông tin. Thêm đó, hệ thống phần mềm được Bộ LĐ-TB-XH chủ trì xây dựng từ cuối năm 2015 (có sự tư vấn của Cục Tin học hóa Bộ TT&TT) nhưng đến thời điểm hiện tại lại chưa cập nhật xong dữ liệu dù cuộc điều tra thông tin trên toàn quốc đã kết thúc năm 2015.