您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Nhận định, soi kèo Gimcheon Sangmu vs Daejeon, 14h30 ngày 19/4: Kỳ phùng địch thủ
Kinh doanh5人已围观
简介 Hồng Quân - 19/04/2025 05:45 Hàn Quốc ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo MU vs Wolves, 20h00 ngày 20/4: Tiếp đà hưng phấn
Kinh doanhHoàng Ngọc - 20/04/2025 08:29 Ngoại Hạng Anh ...
阅读更多Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Đông và châu Á
Kinh doanhNgoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AP Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ sẽ đến thăm thủ đô Amman của Jordan, tại đây ông dự định thảo luận về “các cơ chế khẩn cấp nhằm chấm dứt bạo lực” ở Gaza và các biện pháp nhằm giảm căng thẳng trong khu vực.
Tại Tokyo, Seoul và New Delhi, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Mỹ dự kiến sẽ nêu vấn đề nỗ lực chung nhằm duy trì sự cởi mở và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Ông cũng dự định tham gia cuộc họp thứ hai của ngoại trưởng các nước G7, dựa trên kết quả của hội nghị thượng đỉnh được tổ chức trước đó ở Hiroshima, Nhật Bản.
Trong khi đó, tại New Delhi, Ngoại trưởng Mỹ sẽ tham dự cuộc gặp giữa người đứng đầu Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Ấn Độ theo hình thức “2+2”, với sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.
Các bên dự kiến sẽ thảo luận các vấn đề trong cả chương trình nghị sự song phương và một loạt các vấn đề rộng hơn ảnh hưởng đến sự phát triển ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Mỹ so sánh cuộc tấn công của Hamas với vụ khủng bố 11/9
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng sự tàn phá và mức độ thương vong từ cuộc tấn công của Hamas với người dân Israel đã vượt xa vụ khủng bố ngày 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ.">...
阅读更多Bản làng phục vụ cappuccino và espresso, du lịch đổi thay cả vùng quê ma tuý
Kinh doanhMột khu du lịch nằm trọn trong hẻm núi ở Hang Kia - Pà Cò đang được xây dựng. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Đưa dịch vụ 5 sao vào những ngôi nhà 0 sao
Theo ông Bình, từ năm 2013, khi ông và các cộng sự bắt tay vào làm du lịch homestay, không ai tại Việt Nam biết khái niệm này là như thế nào. Do đó, doanh nghiệp phải thực hiện mọi thứ từ đầu.
Khi hợp tác với cư dân bản địa mở homestay, bước đầu, công ty không bao giờ kêu gọi người dân bảo tồn văn hoá. Đơn giản nhất, phải làm cho người dân tăng thu nhập đầu tiên.
Khi người dân có thu nhập tăng từ du lịch, ông Bình mới nói với họ rằng, du khách tới đây để trải nghiệm thiên nhiên, tìm hiểu văn hoá. Nếu những thứ đó mất đi, họ sẽ không còn khách. Do đó, bà con phải tự giác biết cách bảo tồn truyền thống, còn không sẽ mất tiền từ du lịch.
Và đây là cách mà ông Bình, người được mệnh danh là “phù thuỷ homestay Việt Nam” thực hiện cùng chủ nhà, để hút du khách.
Thứ nhất, khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu địa phương để làm du lịch. Các vật dụng trong nhà nên có tính đặc thù.
Đơn cử, máng ăn bằng tre cho gà cũng được CBT cải tiến thành đồ đựng nĩa, dao. Du khách phương Tây thích thú và còn mua vật dụng đó khi họ quay về nước.
Về nội thất, tất cả các đèn trang trí được làm bằng ống tre. Nhà vệ sinh không sử dụng vật liệu inox đắt tiền mà sử dụng vật liệu địa phương. Khu vệ sinh chỉ xây gạch phía dưới nền, toàn bộ khung trên làm bằng tre. Bởi, không bao giờ du khách tới các bản làng lại thích nhìn vật liệu bê tông, vốn quá quen thuộc.
Thứ hai, việc cải tạo nhà làm homestay cần thực hiện khéo léo. Đơn cử, từ một hồ cá, công ty ông Bình phát hiện hồ này có nguồn nước từ trên thượng nguồn chảy về, nên ông cải tạo thành hồ bơi. Giờ đây, hồ bơi bé tại homestay này được du khách cả thể giới biết tới.
Hay, thay vì để khoảng trống phía dưới làm chỗ buộc trâu, ông cải tạo thành các quầy bar cho du khách. Chủ homestay dọn dẹp sạch sẽ không gian, không để mùi hôi thối, côn trùng trong quá trình khách lưu trú.
Ông Dương Minh Bình nói về câu chuyện du lịch cộng đồng thay đổi bản làng ma tuý. (Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam) Thứ ba, đưa dịch vụ 5 sao vào những ngôi nhà 0 sao. Ở đây, công ty đưa những dịch vụ dễ đào tạo, không tốn tiền vào các homestay du lịch cộng đồng và bắt buộc người dân phải làm cho bằng được.
Dẫn chứng, trước đây, đi từ Tây Bắc sang Đông Bắc, du khách chỉ thấy có thịt lợn luộc hay gà luộc. Giờ đây, các món ăn đã được chế biến với phong vị đa dạng hơn để phù hợp với cả du khách nước ngoài, hay khách du lịch 3 miền Bắc-Trung-Nam.
Doanh nghiệp này đưa đầu bếp khách sạn 5 sao tới, để hướng dẫn cho chủ homestay cách sử dụng nguyên liệu địa phương, chế biến món ăn để ai cũng có thể ăn được.
Giờ đây, trong nhiều bản làng vùng núi, chủ homestay đã biết làm sốt mayonnaise, làm mắm môm. Họ còn có máy pha cà phê, sẵn sàng phục vụ cappuccino hay espresso cho du khách.
Một ví dụ khác về dịch vụ 5 sao, dù chi phí ở homestay chỉ là 80.000 đồng/đêm nhưng CBT yêu cầu chủ các homestay liên kết, phải cung cấp đủ 3 dịch vụ đi kèm khi khách tới. Gồm: ly nước chè chào mừng; khăn lạnh; khách được mặc đồ dân tộc. Đây là điều bắt buộc phải có. Nếu không được hưởng 1 trong 3 dịch vụ trên thì du khách có quyền trừ đi 10.000 đồng trong tour.
Ngoài ra, ăn sáng cũng không chỉ có mỳ tôm mà phải đa dạng hơn món ăn cho thực khách.
Thứ tư, thiết kế hoạt động cộng đồng để du khách không nhàm chán.
Như, homestay để du khách đi xây lò cho người dân sử dụng. Ở đây, khách du lịch phải trả tiền cho người dân, thì mới được trải nghiệm xây bếp.
Homestay và du lịch cộng đồng đã tạo kinh tế ổn định cho người dân. (Ảnh: Đoàn Bổng) Đổi thay không ngờ tại những bản làng thuốc phiện
Theo vị giám đốc, qua 10 năm cải tạo, kết hợp làm du lịch cộng đồng với các homestay trên cả nước, chưa có gia đình nào bỏ cuộc giữa chừng. Trái lại, nhiều chủ hộ còn đầu tư, mở rộng thêm. Có nhà sẵn sàng đầu tư cả hồ bơi 500 triệu để tăng thêm tiện ích cho du khách.
10 năm trước, hỏi về bản Hua Tạt (huyện Vân Hồ, Sơn La); Pù Luông (huyện Bá Thước, Thanh Hoá) hay Hang Kia - Pà Cò, Mai Hịch (huyện Mai Châu, Hoà Bình) ở đâu thì không ai biết. Nếu có, người ta chỉ nhớ tới đó là những làng quê nghèo, gắn liền với cây thuốc phiện và tệ nạn ma tuý.
Thì giờ đây, nhiều bản làng đã "lột xác", chủ homestay là người dân tộc có thu nhập cao. Nhiều người quá bận vì hàng ngày dẫn khách du lịch đi trải nghiệm du lịch cộng đồng bản địa.
Dẫn chứng, một homestay tại Mai Hịch đi vào hoạt động từ năm 2013. Tới năm 2018, homestay này nâng cấp hồ cá thành hồ bơi sinh thái. Hiện, doanh thu đạt hơn 2,5 tỷ đồng, trong khi chi phí đầu tư chưa tới 1 tỷ.
Hay một homestay khác ở Sa Đéc (Đồng Tháp) hoạt động từ năm 2017 với số tiền đầu tư gần 1 tỷ. Ngay trong năm 2018, homestay đã đón gần 2.000 lượt khách lưu trú, hơn 5.000 khách vãng lai ăn uống. Tới nay, homestay có doanh thu gần 2 tỷ đồng, nộp ngân sách gấp 40 lần so với việc trồng hoa và nuôi ếch trước đây.
“Nếu làm du lịch cộng đồng đúng cách, người dân sẽ được tiếp cận với những tiện nghi mà chính ông bà họ không thể nào nghĩ tới. Không những vậy, vùng đất nơi họ sinh sống được gia tăng giá trị, thu hút các nhà đầu tư. Làng quê thay đổi rõ ràng nhờ du lịch”, ông Bình chia sẻ tại sự kiện.
Chủ homestay ở núi Cấm kêu cứu vì bị dừng hoạt động, lãnh đạo An Giang lên tiếngPhó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước đã có văn bản đề nghị các sở ngành liên quan làm rõ các phản ánh loạt homestay trên núi Cấm bị yêu cầu buộc tạm dừng hoạt động.">
...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Chiangrai United, 18h00 ngày 19/4: Tiếp đà chiến thắng
- Trường học ở TP.HCM phải kết thúc kiểm tra học kỳ II trước ngày 9/5
- Bé trai chờ ghép tủy được bạn đọc hỗ trợ hơn 20 triệu đồng
- Hà Tĩnh cho 6.000 học sinh nghỉ học từ 6/5 liên quan 2 ca tái nhiễm Covid
- Nhận định, soi kèo Al Khor vs Al Duhail, 22h30 ngày 18/4: Khó thắng cách biệt
- Luật bầu cử Đại biểu quốc hội 2015 và những điểm mới
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Espanyol vs Getafe, 2h00 ngày 19/4: Không chênh lệch nhau
-
Trưa nay (22/4), Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân vừa ký quyết định về việc chuyển giao nguyên trạng 5 trường CĐ, trung cấp nghề trên địa bàn thành Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam, đổi tên thành Trường CĐ Quảng Nam. Cụ thể, các trường CĐ Công nghệ Quảng Nam, trung cấp nghề Nam Quảng Nam, trung cấp nghề Bắc Quảng Nam, trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc - Miền núi Quảng Nam, Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Quảng Nam vào trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam.
Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam sẽ được đổi tên thành trường CĐ Quảng Nam Từ 1/6, trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam sẽ được đổi tên thành trường CĐ Quảng Nam trên cơ sở hợp nhất 6 trường trên.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu, hiệu trưởng các trường sáp nhập chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan, tham mưu UBND tỉnh điều chuyển, bàn giao biên chế, nhân sự, tài sản, tài chính, cơ sở vật chất, đất đai... về trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam (trường CĐ Quảng Nam) đảm bảo chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật.
Thời gian bàn giao hoàn thành chậm nhất đến hết ngày 31/5/2021.
Trước đó, ngày 13/3/2014, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức đợt thi tuyển chức danh Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.
Ông Lương Văn Vui, nguyên Phó GĐ Trung tâm đào tạo phát triển nguồn chất lượng cao tỉnh Quảng Nam, trúng tuyển chức danh Hiệu trưởng trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Quảng Nam.
Tuy nhiên, cuối tháng 8/2019, ông Vui có đơn xin nghỉ việc.
Ông Vui cho biết, lý do xin nghỉ việc là chuyện cá nhân. Ông xin nghỉ vì lớn tuổi và vấn đề sức khỏe cũng không tốt.
Lê Bằng
Một trường Cao đẳng Sư phạm bị 'xóa sổ'
Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận sẽ sáp nhập vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM.
" alt="Sáp nhập 6 trường CĐ, trung cấp nghề thành CĐ Quảng Nam">Sáp nhập 6 trường CĐ, trung cấp nghề thành CĐ Quảng Nam
-
Cụ thể, toàn trường ĐH Bách khoa Hà Nộichuyển dạy và học lý thuyết, bài tập sang hình thức trực tuyến trên Microsoft Teams từ ngày 4-9/5. Học phần thí nghiệm, thực hành sẽ tạm dừng và được Phòng Đào tạo bố trí lịch học bù sau. Trường này cũng yêu cầu Học viên cao học, nghiên cứu sinh tiếp tục lịch bảo vệ luận văn, luận án trong điều kiện đảm bảo nguyên tắc “5K” của Bộ Y tế.
Cán bộ viên chức và người học khi quay lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4 và 1/5 phải khai báo y tế trên website https://tokhaiyte.vn/ hoặc trên ứng dụng Bluezone.
Tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh, nhà trường sẽ tiếp tục cập nhật thông tin và phương thức dạy, học cho phù hợp với thực tế vào ngày 7/5.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội yêu cầu toàn trường thực hiện nghiêm khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế: triệt để đeo khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay, giữ khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế.
Ngày 2/5, lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thươngcũng tổ chức họp và quyết định cho sinh viên, học viên các loại hình/bậc đào tạo tại trụ sở chính Hà Nội và cơ sở Quảng Ninh học trực tuyến từ ngày 4/5 đến hết ngày 16/5, sử dụng hệ thống LMS hoặc hệ thống MS TEAMS theo hướng dẫn của Trung tâm Công nghệ thông tin.
Các lớp học phần tín chỉ được bố trí thi tập trung trong thời gian học trực tuyến sẽ tạm thời hoãn tổ chức cho đến khi có thông báo mới.
Về kế hoạch học Giáo dục quốc phòng an ninh dành cho sinh viên Khóa 58, 59, trường sẽ hoãn việc tổ chức đợt 4 từ ngày 5/5 đến ngày 29/5 cho đến khi có thông báo mới.
Các sinh viên thuộc nhóm học đợt 4 sẽ tiếp tục học các học phần tín chỉ theo thời khóa biểu, bắt đầu từ ngày 10/5. Sinh viên theo học đợt 3 tiếp tục hoàn thành chương trình học và sẽ thực hiện học trực tuyến theo thời khóa biểu đã thông báo.
Sinh viên tại cơ sở TP.HCM sẽ thực hiện theo thông báo cụ thể của cơ sở, dựa trên diễn biến dịch bệnh tại địa phương.
Học viện Báo chí và Tuyên truyềncũng cho sinh viên chuyển sang học trực tuyến bắt đầu từ ngày 4/5 cho đến khi có thông báo mới.
Còn tại Trường ĐH Giao thông Vận tải, các lớp học phần lý thuyết, thảo luận, đồ án tốt nghiệp sẽ chuyển sang hình thức trực tuyến từ ngày 3/5 cho đến khi có thông báo mới.
Các hoạt động thi kết thúc học phần, thực hành, thí nghiệm, giáo dục thể chất, quốc phòng - an ninh vẫn triển khai theo hình thức trực tiếp. Nhà trường yêu cầu việc thực hiện phải đảm bảo an toàn, phù hợp với điều kiện phòng, chống dịch Covid-19
Trường ĐH Mở Hà Nộicũng cho biết đã kích hoạt hệ sinh thái công nghệ để chuyển toàn bộ hoạt động dạy - học và sự kiện đông người tham gia sang hình thức trực tuyến.
Các đơn vị trực thuộc cũng được yêu cầu chủ động tổ chức thi hết học phần bằng trực tuyến. Đối với các học phần phải thi tập trung, cán bộ, giảng viên, sinh viên phải đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.
Trước đó, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nộiyêu cầu sinh viên không đến trường, chuyển sang học trực tuyến từ ngày 4/5 cho đến khi có thông báo mới.
Trường ĐH Tài chính - Ngân hàng Hà Nộiquyết định hoãn tập trung sinh viên khóa 7, 8, 9 sau đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sinh viên giảng viên sẽ chuyển sang dạy học trực tuyến từ ngày 4/5 đến hết ngày 8/5 theo thời khóa biểu hiện tại.
Các trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội là Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn học trực tuyến kể từ ngày 4/5 cho đến khi có thông báo tiếp theo. Đối với các học phần theo tiến trình 10 tuần và 7 tuần đầu đã được công bố, nhà trường sẽ thông báo sau.
Trường ĐH Kinh tếchuyển tất cả các lớp sang học online trên phần mềm Microsoft Teams kể từ ngày 4/5 cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Trường ĐH Công nghệsẽ triển khai giảng dạy, học tập trực tuyến từ ngày 4/5 đến ngày 8/5. Học kỳ II năm 2020 – 2021 được kéo dài đến hết ngày 27/5. Việc điều chỉnh này khiến lịch thi cuối học kỳ sẽ bắt đầu từ ngày 28/5. Sinh viên sẽ nhận được thông báo chi tiết về lịch thi trước ngày 8/5.
Ở phía Nam, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCMyêu cầu sau nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sinh viên các lớp lý thuyết chuyển sang học online từ 4/5 - 9/5. Những lớp thực hành và sinh viên làm đề tài tốt nghiệp vẫn đến trường nhưng phải đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách và “5K” của Bộ Y tế. Hiện trường này có 1 sinh viên trong trường thuộc diện F1, nhiều sinh viên đang thuộc diện F2.
Thúy Nga
Bộ GD-ĐT cho phép dạy học trực tuyến thay thế học trực tiếp
Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
" alt="ĐH Bách khoa, Ngoại thương và nhiều ĐH chuyển sang dạy online">ĐH Bách khoa, Ngoại thương và nhiều ĐH chuyển sang dạy online
-
Chị Vương Thị Anh (32 tuổi, trú xóm 3, thôn Liên Ấp, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có hoàn cảnh hết sức éo le. Cha đẻ của chị bị tâm thần do di chứng của chiến tranh. Vì hoàn cảnh gia đình, chị không có điều kiện ăn học như bạn bè cùng trang lứa. Chị Anh bị ung thư, một mình nuôi con và chăm cha già bị tâm thần Nghỉ học giữa chừng, chị Anh xin vào làm công nhân tại một nhà máy trên địa bàn huyện. Năm 2017, chị quen và yêu một người đàn ông. Nhưng khi chị mang bầu, người đàn ông đó lại bỏ rơi chị.
"Ngày con cất tiếng khóc chào đời, tôi tủi thân vô cùng khi những người phụ nữ xung quanh đều có chồng, có người thân chăm sóc, còn tôi chỉ một mình lủi thủi", chị kể. Sinh con xong, sức khoẻ của chị yếu dần, trên cổ xuất hiện một khối bướu.
Ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán đây là một khối u lành tính. Tuy nhiên, khoảng tháng 9/2021, chị cảm thấy nặng cổ, đau ở sau gáy, đầu thỉnh thoảng choáng váng. Đi khám tại Bệnh viện huyện Tiên Du rồi Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân căn bệnh.
Tới khi vào Bệnh viện Nội tiết Trung ương, qua các xét nghiệm sinh thiết, bác sĩ phát hiện chị Anh đã mắc ung thư tuyến giáp, chỉ định phẫu thuật gấp. Tin dữ đó như sét đánh ngang tai với người phụ nữ bất hạnh, nghèo khổ.
Nghĩ hoàn cảnh nhà mình còn khó khăn, con quá nhỏ, cha bị phình động mạch vành tim vừa đặt ống Stein hết hơn 300 triệu đồng, chị đã khóc rất nhiều. Toàn bộ số tiền lo cho cha, chị phải vất vả ngược xuôi mới lo được. Giờ căn bệnh hiểm nghèo ập xuống, chị chẳng còn thiết sống nữa.
Tương lai mịt mù
Trước khi bị bệnh, chị Anh gần như là trụ cột chính trong nhà. Mẹ đẻ chị ngoài 60 tuổi bị u khớp gối chưa có tiền đi chữa. Cha mắc bệnh tâm thần, thêm một loạt bệnh tuổi già như tiểu đường, cao huyết áp, suy thận. Vậy nên chị Anh không dám đến bệnh viện làm phẫu thuật theo lịch hẹn của bác sĩ.
Đầu tháng 11/2021, sau khi vay mượn được chút tiền, chị mới dám tiếp tục điều trị. Ca mổ kéo dài nhiều giờ đồng hồ và cũng chỉ có một mình chị Anh ở bệnh viện tự xoay sở, lo liệu cho bản thân.
Hoàn cảnh gia đình chị Vương Thị Anh lúc này đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ Sau khi mổ, chị cần tiến hành xạ trị, điều trị bằng i ốt nhằm tránh sự phát triển của khối u. Tổng số tiền thuốc cùng các khoản viện phí khác hết hơn 27 triệu đồng dù cho bảo hiểm đã chi trả một phần.
"Mẹ tôi phải đi vay nhiều nơi mới được chút tiền, giờ nhà chúng tôi không còn ai làm ra kinh tế, thật sự hết cách rồi", chị thở dài. Niềm an ủi duy nhất của người phụ nữ đó là đứa con hiếu thảo. Thấy mẹ ốm liên miên, cậu bé ngày nào cũng gọi điện, gọi điện bày tỏ nhớ mong đến bật khóc.
Bệnh tình tiến triển nặng, chị buộc phải nghỉ làm một thời gian dài. Giờ đây, nhà không còn tiền, cũng chẳng thể vay mượn thêm ai được nữa, chị Anh có khả năng không thể điều trị dứt điểm căn bệnh ung thư tuyến giáp.
“Lắm lúc nghĩ mà buồn, tuyệt vọng vô cùng. Giờ hết tiền, mặc dù các bác sĩ nói căn bệnh ung thư tuyến giáp của tôi có hy vọng cao nhưng lấy đâu ra tiền đi viện đây. Nếu không chữa rồi chẳng may có mệnh hệ gì, con tôi biết phải làm thế nào?”, chị Anh rưng rưng.
Lãnh đạo xã Việt Đoàn xác nhận, gia đình chị Vương Thị Anh thuộc diện hộ nghèo. Chị vừa phát hiện mắc căn bệnh ung thư và đang nuôi con nhỏ nên cuộc sống càng thêm chật vật. Rất mong hoàn cảnh của chị Anh nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp:Chị Vương Thị Anh, xóm 3, thôn Liên Ấp, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Số điện thoại:0359965427.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.023(chị Vương Thị Anh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. " alt="Mắc bệnh ung thư, mẹ đơn thân xót lòng nghĩ tương lai con nhỏ">Mắc bệnh ung thư, mẹ đơn thân xót lòng nghĩ tương lai con nhỏ
-
Nhận định, soi kèo Bangkok United vs BG Pathum United, 19h00 ngày 19/4: Hy vọng mong manh
-
Thời gian gần đây, giá đất tại Kon Tum đặc biệt là khu vực Măng Đen (huyện Kon Plông) lên cơn sốt, giá tăng đột biến, cao gấp chục lần so với 4-5 năm trước. Dọc đường vào Măng Đen dễ dàng gặp các tờ rơi rao bán biệt thự, villa nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Kon Tum, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện hành vi gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để lợi dụng trục lợi.
UBND tỉnh Kon Tum chỉ ra rằng, thời gian qua, xuất hiện một số nhà đầu tư, người môi giới bất động sản lợi dụng các thông tin về quy hoạch, việc ban hành bảng giá đất mới, kế hoạch nâng cấp đơn vị hành chính, đầu tư hệ thống hạ tầng và triển khai các dự án lớn tại địa phương để tung tin đồn thổi, mua đi bán lại bất động sản, lôi kéo người dân tham gia theo tâm lý đám đông vào các giao dịch bất động sản.
Kon Tum xuất hiện tình trạng môi giới tung tin đồn, đẩy giá đất lên cao để trục lợi (Ảnh: kontum.gov) Trước thực tế trên, mới đây UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản gửi các sở, ngành, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Kon Tum và UBND các huyện, TP về tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản.
Theo đó, giao cho Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối có trách nhiệm theo dõi, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai, thực hiện các biện pháp cần thiết để ổn định thị trường bất động sản, thực hiện các biện pháp để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn.
Sở Xây dựng phải rà soát, quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất là bất động sản hình thành trong tương lai, đảm bảo việc đưa bất động sản vào kinh doanh, chuyển nhượng dự án bất động sản phải đủ điều kiện, kiểm tra dự án bất động sản có biểu hiện phân lô bán nền khi chưa đủ điều kiện, việc huy động vốn, góp vốn, đặt cọc, kinh doanh hạ tầng, hoạt động kinh doanh bất động sản, việc đăng tin, quảng cáo, rao bán…
Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng tài sản dự án, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật; công khai thông tin các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị được chấp thuận chủ trương đầu tư trên các cổng, trang thông tin điện tử.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là khi xây dựng các phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng để thu hồi đất.
“Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm soát và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về biến động giá đất trên địa bàn. Có kế hoạch chủ động điều tiết quỹ đất ra thị trường thông qua việc tạo quỹ đất sạch để đấu giá sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất”, văn bản nêu.
Cục Thuế tỉnh được giao tập trung chỉ đạo rà soát việc đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện thu nghĩa vụ thuế theo đúng quy định, tránh thất thoát, thất thu thuế.
UBND các huyện, thành phố phải tổ chức công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ, lộ trình triển khai các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án lớn; việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính (nếu có) và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… tại địa phương theo quy định.
Qua đó thông tin đến người dân, khuyến cáo không chạy theo cơn “sốt đất”, đầu tư “lướt sóng” kiếm lời, khi có nhu cầu mua bán đất cần hết sức thận trọng, khi mua bán, tiếp nhận cần xử lý kịp thời các thông tin liên quan đến tình trạng cò mồi, đầu cơ, thao túng thị trường…
UBND tỉnh nhấn mạnh phải thực hiện quản lý, kiểm soát việc tăng giá đất nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn cương quyết xử lý tin đồn thất thiệt, nhất là tin tức tạo dựng làm sốt đất…gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Với khí hậu mát mẻ với rừng thông bạt ngàn, từng được ví là Đà Lạt thứ hai không phải đến bây giờ Măng Đen mới được giới đầu tư bất động sản đổ về. Trước đó, đất Măng Đen cũng từng được giới đầu tư săn đón. Trong hai năm 2006-2007, hơn 200 nền đất biệt thự của huyện Kon Plông được những người ở TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Gia Lai, Quảng Ngãi... mua xây biệt thự để đón đầu dòng khách du lịch.
Thế nhưng đến năm 2008, 2009, khi những căn biệt thự sắp hoàn chỉnh thì “nhiệt độ” xây dựng ở Măng Đen hạ xuống nhanh chóng. Nhiều căn biệt thự dừng xây dựng giữa chừng. Các chủ đầu tư bỏ dở gần trăm biệt thự xây dựng ở khu du lịch sinh thái Măng Đen suốt cả thập kỷ.
Hoài Nam
Kiểm tra 6 tỉnh về nhà ở, kinh doanh bất động sản sau cơn sốt đất
Bộ Xây dựng quyết định kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà ở, kinh doanh bất động sản (BĐS) tại 6 địa phương: Bắc Giang, Thanh Hóa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Long An và Thừa Thiên Huế.
" alt="Kon Tum vào cuộc ngăn sốt đất ảo, xử nghiêm đầu cơ tung tin thổi giá">Kon Tum vào cuộc ngăn sốt đất ảo, xử nghiêm đầu cơ tung tin thổi giá