Nhận định, soi kèo Juventus vs Inter Milan, 02h45 ngày 17/2: Bất phân thắng bại

Công nghệ 2025-02-20 16:07:57 347
ậnđịnhsoikèoJuventusvsInterMilanhngàyBấtphânthắngbạgiải bóng đá vô địch tây ban nha   Nguyễn Quang Hải - 16/02/2025 06:18  Ý
本文地址:http://account.tour-time.com/html/19e891149.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo góc Fiorentina vs Como, 18h30 ngày 16/2

Hinh 1.jpg
Đại diện Vinamilk trao tặng bảng tượng trưng hơn 1.258.000 sản phẩm (tương đương 6 tỷ đồng) cho đại diện Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Ảnh: Trung ương Đoàn

Tính đến ngày 30/9, chỉ trong hơn 2 tuần thực hiện, đã có hơn 7.100 đơn hàng được đặt thành công và trao tận tay người dân tại các địa phương. Số tiền tương đương là hơn 3,4 tỷ đồng, đã vượt qua mục tiêu ban đầu của Vinamilk đặt ra (3 tỷ đồng). Như vậy tổng giá trị sản phẩm hỗ trợ sẽ hơn 6 tỷ đồng sau khi được Vinamilk đối ứng thêm.

Chia sẻ về chương trình, ông Vũ Tuấn Khang, Giám đốc Kinh doanh Miền của Vinamilk cho biết: “Hoạt động này ban đầu xuất phát từ chính mong muốn của nhân viên Vinamilk là chia sẻ với người dân, trẻ em khi cơn bão Yagi ập đến. Chỉ trong 24 giờ từ khi có ý tưởng, các đội nhóm từ công nghệ, kinh doanh, logistic,… đã thần tốc thực hiện và ra mắt website để nhân viên có thể đóng góp. Nhờ đó, tất cả thông tin đơn hàng, đóng góp, nơi tiếp nhận… đều được thể hiện rõ, ai cũng có thể theo dõi, kiểm tra được. Cũng nhờ đó, chương trình tiếp tục lan tỏa và nhận được sự ủng hộ của cả khách hàng và cộng đồng”.

Hiện chương trình vẫn đang được thực hiện để tăng cường hỗ trợ thêm cho các em học sinh quay lại trường học giai đoạn sau bão lũ trong điều kiện còn nhiều thiếu thốn, khó khăn.

Hinh 2.JPG
Tính đến thời điểm này, Vinamilk đã chuyển được 3 đợt sản phẩm hỗ trợ cho các tỉnh miền Bắc từ chương trình và vẫn còn đang tiếp tục. Ảnh: Trung ương Đoàn

Chung tay chăm lo cho học sinh khó khăn

Cơn bão Yagi ập đến vào thời điểm các em học sinh bước vào năm học mới. Vì vậy, tại nhiều nơi, bây giờ các em mới được quay lại trường học. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, miền núi phía Bắc, đến trường đã là một sự nỗ lực lớn từ các em, thầy cô, phụ huynh… thì nay, khó khăn lại càng nhiều hơn vì các hậu quả của cơn bão.

Hinh 3.jpg
Thầy cô, học sinh Trường mầm non Quang Sơn (Thái Nguyên) quay lại trường sau khi bão qua. Ảnh: Tịnh Không

Ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, nhận định: “Không phải chỉ trong chương trình lần này, mà ngay sau bão Yagi, Vinamilk đã chủ động liên hệ với Trung ương Đoàn, cũng như các lực lượng tại chỗ ở những vùng bị ảnh hưởng để có nhiều hành động thiết thực, chuyển số lượng lớn sản phẩm đến hỗ trợ người dân vùng bão lũ”. 

Ông Triết đồng thời nhấn mạnh, trong giai đoạn này, sự hỗ trợ về các sản phẩm của Vinamilk phù hợp bổ sung dinh dưỡng cho những người dân bị ảnh hưởng trong thiên tai vừa qua, đặc biệt là với trẻ em.

Hinh 4.jpg
Sản phẩm hỗ trợ đã được trực tiếp trao tặng đến với các em học sinh ở nhiều địa phương như Bắc Giang, Lạng Sơn, Điện Biên, Hà Giang… Ảnh: Trung ương Đoàn

Ông Vũ Tấn Khang, đại diện Vinamilk chia sẻ thêm: “Trẻ em, thanh thiếu niên luôn được Vinamilk dành sự quan tâm đặc biệt. Hy vọng các hỗ trợ này sẽ giúp các em tăng cường về dinh dưỡng, sức khỏe và cũng là động viên về tinh thần khi các con quay lại trường học sau bão lũ”.

Trước đó, ngay từ sau khi cơn bão Yagi đi qua, những chuyến xe Vinamilk đã lập tức chuyển hơn 550.000 sản phẩm gồm sữa tươi, sữa đặc, nước uống (gần 3 tỷ đồng) đến 11 tỉnh, thành gồm Hà Nội, Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn La, Cao Bằng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Lào Cai.

Hinh 5.JPG
Ảnh: Tịnh Không

Bên cạnh đó, hơn 3.500 phần quà và nhiều hỗ trợ khác tương đương gần 500 triệu đồng cũng đã được nhân viên Vinamilk trực tiếp trao tặng người dân, trẻ em, người cao tuổi, bà con nông dân và lực lượng bộ đội, tình nguyện viên... trong gần 1 tháng qua. Doanh nghiệp cũng cùng các đơn vị phân phối triển khai chương trình bán hàng không lợi nhuận cho các tổ chức, đoàn từ thiện tặng vùng bị bão lũ. 

Kim Phương

">

Vinamilk hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên vùng bão lũ

- Trong khi nhiều ca sĩ khác đang mở rộng biên độ khán giả của mình thì Phạm Thu Hà vẫn chung thuỷ với dòng nhạc bán cổ điển, điều gì khiến chị kiên định tới vậy?

Trước đây, khi hợp tác với nhạc sĩ Võ Thiện Thanh, tôi nhớ mãi lời anh dặn: “Phạm Thu Hà không thể nào bước chân vào showbiz được. Em chỉ nên bước một chân mình vào thôi, để thấy được showbiz là như thế nào. Còn em vẫn nên bước ra một chân để giữ lại sự tĩnh tại, bình an vốn có của em”.  Và chính vì sự nhận biết thực tại một cách nhạy cảm và chính xác đó nên tôi có thể phân định rõ ràng giữa việc khi đang làm nghệ thuật hay khi đang ở bên ngoài với cuộc sống riêng của mình. Cả sự kiên định với dòng nhạc này phần nhiều là do tôi yêu âm nhạc cổ điển, còn một phần nữa đó là tôi mong con đường mình đi nhiều bình an.

- Ai đã phát hiện và hướng chị theo dòng nhạc này?

Người thầy ảnh hưởng trực tiếp đến tôi từ khi tôi mới học tạo nguồn tại trường Nhạc viện Hà Nội là cô Mỹ Bình. Cô cũng là người đầu tiên cho tôi biết thanh nhạc cổ điển. Cô không những dạy tôi về cách hát cổ điển, xử lý tác phẩm thanh nhạc mà còn dạy tôi cung cách sống của một người nghệ sĩ chân chính, một người phụ nữ khi quay về với gia đình. Cô giống như một người mẹ thứ 2 và ảnh hưởng rất nhiều đến tôi trong bước đi đầu tiên về âm nhạc.

Người thầy thứ hai mà tôi không thể không nhắc đến đó là GS-NSND Trung Kiên, người đã hướng dẫn tôi 8 năm từ trung cấp, đại học đến cao học. Thầy đã là người hướng dẫn và giúp tôi có được kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện hơn, tạo điều kiện cho tôi được sang Áo học cao học nâng cao về thanh nhạc biểu diễn. Kiến thức âm nhạc của tôi cũng rộng hơn từ kho tàng tài liệu xuất bản về thanh nhạc cổ điển của thầy. Không chỉ với riêng tôi mà các thế hệ sau này cũng được lĩnh hội những giá trị từ kho kiến thức thanh nhạc cổ điển ấy. Thầy chưa bao giờ thôi truyền tải tất cả những điều mình có, là kỹ thuật, kiến thức hay tinh thần đến tôi, cũng như bao thế hệ nghệ sĩ, giảng viên khác.

Người thứ ba tuy không giảng dạy trực tiếp cho tôi nhưng là người đã đặt cho tôi những viên gạch đầu tiên để xác định việc trở thành nghệ sĩ cổ điển giao thoa là nhạc sĩ Võ Thiện Thanh. Anh là một tấm gương rất lớn ảnh hưởng đến tôi về đạo đức nghề nghiệp, sự nghiêm cẩn và thổi vào trong tôi rất nhiều năng lượng tích cực cho cuộc sống và âm nhạc để tôi có nhiều cảm hứng trong dòng nhạc của mình.

- Chị có nghĩ rằng dòng nhạc mình đang theo đuổi khó nhất và nhiều thử thách nhất?

Ngay từ khi tôi lựa chọn con đường này, là một ca sĩ bán cổ điển – tôi đã xác định đây là một dòng nhạc rất kén người nghe, đòi hỏi nghệ sĩ theo đuổi phải rất kiên định. Tôi luôn có một điều hơi duy tâm, có lẽ Trời Phật và tổ nghề đã độ, ưu ái cho tôi rất nhiều để tôi được bơi trong sở trường của mình. Thử thách lớn nhất là sau mỗi giải thưởng, thành tựu mình đạt được, tôi lại càng phải cố gắng hơn nữa để đứng vững, sống với nghề và cống hiến cho khán giả của mình.

Chưa bao giờ tôi ngừng say mê với dòng nhạc mình đang theo đuổi. Ước mơ của tôi là muốn mang âm nhạc cổ điển gần hơn với công chúng yêu nhạc. Cái được là được khán giả ghi nhận sự đóng góp của tôi với dòng nhạc này. Tôi nhận được rất nhiều sự yêu mến, gặp được rất nhiều duyên lành trên con đường mà tôi đang đi. Sự “được” này làm cho tôi có nhiều hạnh phúc và nhiệt huyết với âm nhạc.

- Lần đầu tham gia Điều còn mãi do báo VietNamNet tổ chức vào ngày 2/9 tới, cảm xúc của chị như thế nào? 

Đây là lần đầu tiên tôi tham gia chương trình Điều còn mãicủa VietNamNet vào ngày 2/9 tới. Chương trình hòa nhạc quốc gia này đã trở thành chương trình thân quen của khán giả mỗi dịp Quốc khánh – ngày hội của dân tộc. Tôi rất vinh dự và tự hào khi được mời tham gia. 

- Kế hoạch âm nhạc sắp tới của chị là gì?

Tôi có nhiều ước mơ, có nhiều mong muốn để cống hiến cho con đường âm nhạc. Gần nhất là ra mắt sản phẩm Classic Meets Dance với nhạc sĩ Võ Thiện Thanh. Sau đó là đĩa than qua các bản phối của nhạc sĩ Trần Thanh Phương, nhạc sĩ Lưu Hà An, nhạc sĩ Huyền Trung cùng sản xuất cho tôi chủ đề nhạc tình ca cách mạng. Năm sau tôi sẽ làm một liveshow để đánh dấu 10 năm con đường âm nhạc của mình đầy đủ ý nghĩa để cống hiến cho khán giả một đêm nhạc classic cross-over (cổ điển giao thoa - PV) đúng nghĩa.

- Tôi đã thấy một Phạm Thu Hà chỉn chu trên sân khấu, hài hước trên trang cá nhân, còn ngoài đời thì sao?

(Cười) Mọi người hay nói Facebook là để sống ảo nhưng với tôi nó không hề ảo. Ở trên đó tôi cảm nhận được ai là người như thế nào, ra sao. Quay trở lại với con người tôi trên Facebook rất hài hước, hóm hỉnh, tinh nghịch, dung dị với tất cả mọi người. Con người tôi ngoài đời cũng vậy thôi, rất tự nhiên và luôn mong muốn mang tiếng cười đến mọi người, thích chăm lo cho gia đình, nấu nướng và chăm sóc cây cảnh.

- Sau tấm màn nhung, với vai trò là người mẹ, chị chấm mình mấy điểm?

Hà và con trai là hai người bạn rất thân. Con yêu mẹ lắm nhưng đấy là những lúc Hà làm hài lòng cậu ấy. Còn những lúc không hài lòng thì lại cấu véo mẹ. Tình bạn của chúng tôi khi dịu dàng lúc lại sóng gió và nếu để chấm điểm thì chắc là Hà phải hỏi lại cậu bé (cười).

- Chị có thể chia sẻ một chút về cuộc sống riêng tư, về tình yêu?

Hiện tại tôi đang rất hài lòng với cuộc sống của mình. Tôi có những người bạn đồng tu, cùng nhau làm những việc thiện nguyện, nâng đỡ và san sẻ nhau những lúc khó khăn, hạnh phúc. Đó là những thiện duyên mà tôi rất biết ơn khi có được và tôi cũng không có nhu cầu để mơ ước gì hơn thế. 

Phạm Thu Hà hát "Đôi bờ"

">

Phạm Thu Hà không thể nào bước chân vào showbiz được

Zhou dùng tên giả để hẹn hò với 3 người đàn ông vài tháng trước khi đề nghị cưới.

Để tránh đăng ký kết hôn chính thức, cô nói dối nhà bị phá bỏ và phải sống độc thân để nhận tiền bồi thường của chính phủ. Cô đề nghị tổ chức lễ cưới để nhận quà và tiền.

Tại 3 đám cưới giả, tất cả họ hàng và bạn bè bên nhà gái đều là diễn viên mà Zhou thuê. Cô tiếp tục thuê một số người trong số họ đến thăm nhà với tư cách khách mời trong những năm sau.

Khi sống cùng 1 trong 3 người chồng giả, Zhou nói với những người khác rằng cô phải đi đào tạo theo kế hoạch của công ty.

Người phụ nữ Trung Quốc giả cưới ba chồng để lừa hơn 2,2 tỷ đồng - 1

Ảnh minh họa: SCMP

Zhang Xueting, trợ lý công tố viên tại Viện kiểm sát nhân dân Lishui Nam Kinh, nói với Đài truyền hình Giang Tôrằng Zhou "xinh đẹp và giỏi giả vờ". Người phụ nữ đã lừa 3 người chồng giả tổng số tiền 660.000 nhân dân tệ (hơn 2,2 tỷ đồng).

Năm ngoái, Zhou đã cố gắng lừa thêm tiền từ Zhang, một trong những người "chồng" của cô, và nói với anh rằng cô sắp sinh cho anh cặp song sinh một trai, một gái.

Cô nói với Zhang sắp sinh con tại nhà bố mẹ đẻ ở một thành phố khác và gửi cho anh những bức ảnh kết quả khám thai hay ảnh trẻ sơ sinh mà cô tìm thấy trên mạng.

Khi Zhang yêu cầu được gặp những đứa trẻ sau khi chúng "được sinh ra", Zhou đã thuê một diễn viên đóng vai bác sĩ. Bác sĩ giả gặp Zhang và mẹ anh tại bệnh viện nhưng không trả lời được câu hỏi của họ, Zhang mới nhận ra có điều gì đó không ổn.

Sau khi kiểm tra lý lịch của Zhou, anh phát hiện cô đã kết hôn hợp pháp nên gọi báo cảnh sát. Cô đối mặt với mức án tối thiểu 10 năm tù về tội lừa đảo số tiền lớn.

Sau khi biết được những gì cô làm, người chồng hợp pháp của Zhou đã ly dị cô hồi tháng 4.

Câu chuyện được lan truyền trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. 

"Chồng cô ta điều hành công việc kinh doanh bên ngoài, cô ta thì điều hành công việc kinh doanh của mình ở nhà", một người bình luận.

"Ngay cả phim truyền hình cũng không có cốt truyện như thế này", một người viết trên Weibo.

Hồi tháng 8, cảnh sát đã điều tra một phụ nữ đến từ tỉnh Sơn Tây (miền bắc Trung Quốc) được cho là đã lừa 5 người đàn ông lấy số tiền 220.000 nhân dân tệ (khoảng 739 triệu đồng) thông qua các lễ đính hôn và đám cưới giả kể từ năm 2018.

Theo Dân trí

Giấu chuyện chồng qua đời, người vợ chiếm đoạt gần 1 tỷ tiền lương hưu

Giấu chuyện chồng qua đời, người vợ chiếm đoạt gần 1 tỷ tiền lương hưu

Bất chấp việc chồng đã qua đời từ 6 năm trước, một người phụ nữ Trung Quốc vẫn nhận hộ lương hưu hàng tháng và chiếm đoạt 27 vạn Nhân dân Tệ.

">

Người phụ nữ làm đám cưới giả với 3 chồng, lừa hơn 2,2 tỷ đồng

Soi kèo góc Liverpool vs Wolves, 21h00 ngày 16/2

Ít ngày trước đó, một học sinh trong lớp giáo viên này phụ trách lỡ tay rạch bút lên trán bạn. Phụ huynh của em này tìm đến trường gay gắt cho rằng, cô giáo trẻ không có tư cách làm giáo viên.

Cái chết của cô giáo Hàn Quốc gây chấn động. Nhiều vòng hoa chia buồn được gửi đến trường. Nhưng trong lúc đó, vẫn có những phụ huynh cho rằng, hành động gửi hoa làm ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý con em họ. Họ còn phản đối việc hàng loạt giáo viên thay avatar có dải ruy băng đen để tưởng niệm đồng nghiệp.

Tôi thử hỏi những người bạn cũng làm ngành giáo dục ở Hàn Quốc xem nguyên nhân vì đâu. Bạn cho rằng, xã hội dùng đồng tiền làm thước đo sự sang - giàu, nghèo - hèn, thắng - thua đã khiến con người cư xử lạnh lùng, ngay cả trong quan hệ thầy - trò.

Có thể cách suy nghĩ, quan niệm về đạo đức, trách nhiệm của một giáo viên ở mỗi quốc gia là khác nhau. Song tôi, cũng là giáo viên, chưa bao giờ thấy làm giáo viên lại khó như bây giờ. Đồng nghiệp tôi, dạy một trường đại học có tiếng ở Đồng bằng Sông Cửu Long từng bị chính sinh viên "bóc phốt" trên trang confession của thành phố.

Nhiều giảng viên chấp nhận thỏa hiệp với sinh viên nhằm yên tâm kiếm tiền, hoặc vì họ tặc lưỡi cho rằng học được hay không là chuyện của sinh viên. Càng dễ dãi, càng được sinh viên đánh giá, phản hồi tốt thông qua các khảo sát. Lợi cả đôi đường.

Nhiều giáo viên phải chịu đựng. Thậm chí, để trụ được với nghề, có những người phải đi điều trị tâm lý, bởi sự hỗn hào, bởi những chiếc camera có thể quay lén mọi cử chỉ, lời nói của thầy cô, sau đó, được tung lên cho phụ huynh và cả xã hội phán xét.

Lỗi có phải do trẻ con? Chúng tôi, thỉnh thoảng ngồi với nhau, vẫn chia sẻ câu chuyện, rằng ở thế hệ của mình, học sinh thỉnh thoảng bị thầy cô đánh mắng là chuyện bình thường. Nhưng bây giờ, chưa nói đến chuyện "động tay chân", vài câu phê bình đến tai phụ huynh cũng có thể "bé xé ra to", đẩy thành chuyện lớn. Tôi nghĩ không nên trách con trẻ, vấn đề nằm ở hành xử của người tiếp nhận thông tin. Trẻ con là tấm gương phản chiếu những người lớn gần gũi chúng. Chúng sẽ nhìn vào cách người lớn sống, cách người lớn ứng xử với nhau để học theo.

Vì nhiều nguyên nhân, chủ quan và khách quan, không ít thầy cô giáo thiếu kiềm chế bản thân, bạo lực với học trò. Nhưng tôi nghĩ vẫn chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh", không thể dùng để quy kết mọi hành vi uốn nắn học trò của các thầy cô đều xuất phát từ động cơ xấu.

Mỗi phụ huynh có hai đến ba đứa con, thỉnh thoảng vẫn có thể "nổi điên" với sự ngang bướng, khó bảo của trẻ. Mỗi giáo viên hàng chục học sinh, mỗi đứa một tính, một kiểu nghịch ngợm khác nhau. Không có kỷ luật và sự trừng phạt (trong khuôn khổ cho phép), làm sao dạy dỗ chúng nên người.

Sau cái chết của nữ giáo viên Tiểu học Seoi, sáng 21/7, phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Lee Joo Ho tuyên bố sẽ sửa đổi các quy định nhằm giảm bớt lấn át của quyền học sinh trước các giáo viên.

Nguyễn Nam Cường

">

Thầy cô sợ học trò

nhan-su-tre_Ground Picture

Nhân sự gen Z đôi lúc cảm thấy lạc lõng khi không thể "thảo mai" ở nơi công sở (Ảnh minh họa: Ground Picture).

E dè khoảng cách thế hệ

"Ngoài việc chào hỏi cơ bản khi đến và rời đi, tôi không có thói quen bắt chuyện hay "thảo mai" với đồng nghiệp. Bản thân tôi cảm thấy điều này không cần thiết và lãng phí thời gian. Bởi, tôi được công ty trả lương để làm việc, chứ không phải để làm vui lòng người khác", Xuân Mai thẳng thắn.

Bên cạnh đó, cô gái chia sẻ bản thân khá e dè về khoảng cách thế hệ. Việc bắt chuyện theo "phong cách" của gen Z như cô có thể sẽ không phù hợp với những đồng nghiệp lớn tuổi, dễ gây ra hiểm lầm và mất lòng nhau. Vì thế, Mai chấp nhận trở thành "nhân sự ít nói nhất" trong suốt nửa năm đi làm.

nhan-su-tre_Shuttestock

Nhiều nhân sự gen Z cho hay, việc "thảo mai" là không cần thiết (Ảnh minh họa: Shuttestock)

Lê Minh (21 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) cũng thuộc số ít gen Z ở công ty. Là một nhân viên thiết kế ấn phẩm truyền thông, Minh hằng ngày tiếp xúc với máy tính nhiều hơn nói chuyện với đồng nghiệp.

Từ đó, cô gái cũng thoải mái hơn khi không phải bắt chuyện với ai. Trong mọi cuộc trò chuyện, Minh luôn là người bị động. Khi có ai bắt chuyện thì Minh mới trả lời.

"Tôi hạn chế hết mức việc tham gia vào các cuộc trò chuyện "vô bổ". Nếu có điều gì tôi không thích hoặc ảnh hưởng đến chất lượng công việc, tôi không ngại lên tiếng góp ý dù đồng nghiệp có lớn tuổi hơn", Lê Minh bộc bạch.

Minh còn kể rằng, có lần cô đã dùng cả buổi chiều để chỉ ra lỗi của đồng nghiệp, khiến cho công việc bị trì trệ, mất thời gian. Nhờ tính cách thẳng thắn, đồng nghiệp đã vui vẻ lắng nghe, công việc sau đó cũng ổn thỏa hơn rất nhiều.

Trong khi đó, Y. V. (21 tuổi, ngụ TP Thủ Đức) cho rằng đôi lúc "thảo mai" cũng khá cần thiết khi đi làm. Việc "nịnh" sếp và đồng nghiệp sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn thiện cảm về bản thân, cũng như làm dịu đi sự căng thẳng trong công việc.

Tuy nhiên, V. có nguyên tắc là "thảo mai" sẽ có mức độ nhất định. Nhân sự gen Z này sẵn sàng "ngậm bồ hòn làm ngọt" 2 lần. Nếu đồng nghiệp tiếp tục phạm sai lầm, ảnh hưởng đến tiến độ làm việc, cô gái không ngần ngại lên tiếng tố cáo.

Không thích lên văn phòng, không ngại bỏ việc

Xuân Mai cho hay, công ty bắt buộc phải lên cơ quan mỗi ngày nhưng không quy định thời gian ở lại. Vì thế, Mai thường "gian lận" bằng cách xuất hiện nửa buổi rồi lẻn về khi sếp vắng mặt.

"Làm việc tại nhà khiến tôi không mất thời gian chuẩn bị để di chuyển đến chỗ làm. Thỉnh thoảng tôi ra quán cà phê cùng bạn bè, vừa trò chuyện với người cùng thế hệ, vừa làm việc khiến tôi thấy thoải mái hơn. Đôi lúc ý tưởng cũng xuất hiện trong các cuộc trò chuyện ấy", Xuân Mai nói.

Y.V. cũng cho rằng, làm việc tại nhà hoặc quán cà phê khiến năng suất công việc tốt hơn rõ rệt so với khi lên công ty.

nhan-su-tre_Greatplacetowork

Nhân sự gen Z cảm thấy thoải mái khi làm việc tại nhà, quán cà phê hơn là ở văn phòng công ty (Ảnh minh họa: Greatplacetowork).

"Vốn là người không thích sự ràng buộc, tôi luôn ứng tuyển vào những công ty cho phép làm việc tại nhà. Hầu như những gen Z mà tôi biết cũng có sở thích tương tự. Bằng chứng là trong giờ làm việc, các quán cà phê luôn đầy người ngồi với chiếc máy tính trên bàn", V. chia sẻ.

Với tính cách thích tự do, V. đã "nhảy việc" 3 lần trong năm nay. Trong đó, thời gian làm việc ngắn nhất là 1 tháng. Đối với V., châm ngôn sống chính là "làm việc khi vui và vui khi làm việc".

"Tôi sẵn sàng bỏ việc nếu những điều không hợp lý không được giải quyết triệt để, gây cho tôi nhiều phiền phức. Ai cũng xứng đáng có cuộc sống tốt hơn nên ngại gì phải ép bản thân làm những thứ mình chán ghét, tệ hại", V. nhấn mạnh.

Về khoản này, Xuân Mai cũng đồng tình. Bởi, cô từng vào làm việc tại công ty truyền thông khá nổi tiếng nhưng đã xin nghỉ sau 1 tuần thử việc. Nguyên nhân Mai nhận định do cách làm việc của công ty không phù hợp.

Tại Việt Nam, gen Z có khoảng 15-16 triệu người, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động. Số lượng nhân sự này dự kiến sẽ tăng lên 30% vào năm 2030.

Trong khảo sát của Glint, 69,5% gen Z thích làm việc theo hình thức hybrid (linh động làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa). Hiện nay có rất nhiều gen Z Việt Nam lựa chọn những công việc đem lại sự tự do.

Với khả năng làm việc độc lập tốt, tính chất công việc tự do, linh động sẽ giúp gen Z phát huy hết sở trường và tư duy sáng tạo của mình.

Ngoài ra, gen Z đã quen với phong cách làm việc có tính cạnh tranh và thích thử thách bản thân để đối đầu với người khác. Điều này có thể mang lại cảm giác tiêu cực cho những thế hệ khác khi làm việc cùng họ.

Theo báo cáo của Sapien Labs, có đến 77% nhân sự gen Z thích làm việc linh hoạt. Điều này khiến họ khó có cơ hội được đào tạo và phát triển tiềm năng nghề nghiệp do bỏ lỡ sự kết nối trực tiếp với đồng nghiệp, cấp trên.

Khảo sát của Anphabe cho thấy có 62% nhân sự trẻ chọn "nhảy việc" trong năm đầu tiên đi làm. Trong đó, không ít gen Z còn nhảy việc nhiều lần chỉ trong 1 năm.

Theo Dân Trí

Bạn gái muốn được chu cấp 5 triệu đồng/tháng, gen Z sẵn sàng chia tay

Bạn gái muốn được chu cấp 5 triệu đồng/tháng, gen Z sẵn sàng chia tay

Bạn gái muốn được chu cấp 5 triệu đồng/tháng, bằng 1/3 tháng lương. Chàng trai gen Z thẳng thắn nói: "Nếu như vậy, chia tay là điều dĩ nhiên vì cả hai đều không đáp ứng được cho nhau".">

Nhân sự gen Z ghét 'nịnh sếp', thích làm việc ở quán cà phê

友情链接