TP.HCM sẽ hạn chế cấp phép dự án nhà ở mới nếu không đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Trong chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030, TP.HCM chia làm 4 khu vực, đó là: Khu vực trung tâm hiện hữu (gồm Q.1 và Q.3); khu vực 11 quận nội thành hiện hữu (gồm Q.4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp và Bình Thạnh);
Khu vực 6 quận nội thành phát triển (gồm Q.2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân) và khu vực 5 huyện ngoại thành (gồm huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ).
Tại khu vực 6 quận nội thành hiện hữu, TP.HCM tập trung hoàn thiện các dự án dở dang; ưu tiên tăng chỉ tiêu quy hoạch như dân số, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng… cho các dự án cải tạo, xây dựng mới thay thế chung cư cũ, các dự án cải tạo, chỉnh trang nhà ở ven kênh rạch.
Hạn chế chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng tại Q.4, 5, 6, 11 và Phú Nhuận nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng và đảm bảo phù hợp.
Đối với Q.8, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú và Gò Vấp, chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để kêu gọi đầu tư dự án nhà ở tại những khu vực có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng.
Về nhu cầu nhà ở, TP.HCM dự báo giai đoạn 2021 – 2030 là 149,4 triệu mét vuông sàn. Trong đó, giai đoạn 2020 – 2025 khoảng 81,4 mét vuông sàn (cần nguồn vốn 419.900 tỷ đồng để phát triển); giai đoạn 2026 – 2030 nhu cầu nhà ở khoảng 64 triệu mét vuông sàn (cần 545.500 tỷ đồng để phát triển).
Dự báo nguồn cung nhà ở trên địa bàn Thành phố từ nay đến năm 2030 khoảng 329.471 căn nhà, đáp ứng nơi ở cho 1,08 triệu người.
TP.HCM 'siết’ cấp phép dự án có condotel, shophouse, biệt thự nghỉ dưỡng
Căn cứ vào tình hình thực tế, các địa phương cân nhắc cấp mới các thủ tục pháp lý cho phép đầu tư xây dựng cho các dự án có bố trí condotel, office-tel, shophouse, biệt thự nghỉ dưỡng.
" alt="TP.HCM hạn chế cấp phép dự án nhà ở mới tại khu vực nào?" width="90" height="59"/>
Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại lễ khai giảng khóa đào tạo.
Phát biểu tại lễ khai giảng, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đã một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố nhân lực, con người trong xây dựng Chính phủ điện tử hay ứng dụng CNTT, chuyển đổi số.
Theo ông Dũng, với đội ngũ nhân lực làm CNTT, trong bối cảnh công nghệ luôn thay đổi, việc có kiến thức bao nhiêu cũng là không đủ. Cũng chính vì thế, cần phải có cơ chế để thường xuyên chia sẻ, cập nhật kiến thức.
Với tinh thần đó, người đứng đầu Cục Tin học hóa cho rằng, chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử là một chương trình đã khởi đầu nhưng sẽ không có điểm kết thúc. Việc đào tạo, chia sẻ và cập nhật kiến thức sẽ được thực hiện thường xuyên, định kỳ hàng năm, hàng quý, hàng tháng. Đồng thời kết hợp các khóa đào tạo trực tiếp và trực tuyến, học elearning và tham quan, khảo sát thực tế.
“Các chuyên gia tham gia Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử cũng là những hạt nhân đầu tiên được gắn kết với nhau theo một cách mới, được tương tác, trao đổi cũng như được chia sẻ, cập nhật các kiến thức”, ông Dũng chia sẻ.
Học viên tham gia chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử là các Trưởng/ Phó phòng CNTT hoặc Giám đốc Trung tâm CNTT&TT của các đơn vị chuyên trách CNTT tại các bộ, ngành, địa phương.
Trong 2 ngày diễn ra khóa đào tạo trực tiếp, 100 học viên sẽ được nghe các chuyên đề về: Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng năm 2030; Giới thiệu Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 và Hướng dẫn các bước xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Cùng với đó, các học viên cũng được hướng dẫn: triển khai về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; triển khai quy định về lập đề cương dự toán chi tiết với hoạt động ứng dụng CNTT sử dụng kinh phí thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; triển khai về chi phí thuê dịch vụ; triển khai nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp bộ, tỉnh (LGSP); và đảm bảo an ninh an toàn hạ tầng nền tảng Chính phủ số ứng dụng điện toán đám mây.
Cũng trong khóa đào tạo này, các học viên sẽ được tham quan khảo sát thực tế tại Trung tâm dữ liệu điện toán đám mây của CMC Telecom.
Khóa đào tạo sẽ mang lại cho các thành viên tham gia Chương trình những kiến thức chuyên sâu và bài học kinh nghiệm để có phương án giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn triển khai Chính phủ điện tử ở bộ, ngành, địa phương mình.
Các học viên tham gia “Chương trình đào tạo 100 chuyên gia Chính phủ điện tử” sẽ nỗ lực góp phần hiện thực hóa mục tiêu Chính phủ đã đề ra là: “Phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới nền kinh tế số và xã hội số, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc đến năm 2025”.
Vân Anh
Bộ TT&TT lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển Chính phủ số đến năm 2025
Bộ TT&TT đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết Chính phủ về xây dựng, phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Đây sẽ là chiến lược phát triển Chính phủ số Việt Nam giai đoạn tới.
" alt="Đào tạo 100 hạt nhân triển khai Chính phủ điện tử tại bộ, ngành, địa phương" width="90" height="59"/>