当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Man City vs Club Brugge, 3h00 ngày 30/1: Không còn đường lùi 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo U21 Fleetwood Town vs U21 Charlton, 19h00 ngày 8/4: Tin vào cửa trên
Tài xế bị bắt và phải trình diện trước Ủy ban Tư pháp Vị thành niên Ấn Độ. Tuy nhiên, người này sau đó được tại ngoại, chỉ bị phạt lao động công ích 15 ngày và viết một bài luận về an toàn đường bộ, CNNngày 22/5 đưa tin.
Hội đồng xét chọn Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2020.
Dự họp hội đồng có các ủy viên hội đồng xét chọn giải thưởng thuộc các ban, đơn vị, T.Ư Đoàn, cơ quan báo chí truyền thông, các đơn vị thuộc các bộ, ban, ngành.
152 đề cử từ 44 đơn vị
Báo cáo Hội đồng về công tác chuẩn bị xét chọn Giải thưởng GMTVNTB 2020, nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong, Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, cho biết, năm 2020 nhận được 152 hồ sơ hợp lệ từ 44 đơn vị gửi về. Trong 152 có 110 nam, 42 nữ; dân tộc thiểu số: 13; Phật giáo: 4; Công giáo: 2; học hàm cao nhất: Giáo sư tập sự (1); Phó Giáo sư (2); học vị cao nhất: Tiến sĩ (18), Thạc sĩ (9); nhiều tuổi nhất: 35 tuổi (9 đề cử); nhỏ tuổi nhất: 12 tuổi (2 đề cử).
![]() |
Nhà báo Phùng Công Sưởng cho biết, Giải thưởng GMTVNTB 2020 có 152 đề cử thuộc 10 lĩnh vực: Học tập; nghiên cứu khoa học – sáng tạo; lao động sản xuất; kinh doanh – khởi nghiệp; quản lý hành chính nhà nước; quốc phòng; an ninh trật tự; thể dục thể thao; văn hóa nghệ thuật; hoạt động xã hội. |
Căn cứ hồ sơ và công tác thẩm định, phân tích, đánh giá, Thường trực Hội đồng Giải thưởng GMTVNTB năm 2020 đề xuất danh sách 25 đề cử tiêu biểu trên 9 lĩnh vực để Hội đồng xét chọn tại cuộc họp Hội đồng lần thứ nhất. Tiêu chí để chọn các đề cử: Hồ sơ hợp lệ; thành tích của các đề cử trong năm 2020; các phần thưởng và hình thức tôn vinh trong năm 2020 và những năm trước; mức độ tác động và truyền cảm hứng xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Sáng tạo, lan tỏa mạnh mẽ
Nhà báo Phùng Công Sưởng cho biết thêm, năm 2020, thế giới, trong đó có Việt Nam, chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, khiến hầu hết hoạt động, chương trình giao lưu, ngoại giao nhân dân, học tập, thi đấu thể thao, mang tầm quốc tế thường niên bị gián đoạn, khiến nhiều cá nhân, tổ chức bị hạn chế về cơ hội phát triển và toả sáng. Các đề cử Giải thưởng GMTVNTB năm 2020 cũng vì thế ít có sự lan toả hơn những năm trước; thành tích quốc tế cũng bị bó hẹp đáng kể.
“Tuy nhiên, trong số 152 đề cử GMTVNTB năm 2020 được các tỉnh, thành Đoàn, các cơ quan bộ, ban, ngành, các thường trực Giải thưởng của T.Ư Đoàn gửi về, vẫn có rất nhiều cá nhân tiêu biểu, sáng tạo vượt khó và có sức lan toả mạnh mẽ trong cộng đồng”, nhà báo Phùng Công Sưởng nhấn mạnh.
Tại buổi họp Hội đồng lần thứ nhất, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng, đề nghị các ủy viên hội đồng cùng phân tích, thảo luận, cho ý kiến và bỏ phiếu kiến chọn ra 20 đề cử tiêu biểu vào vòng bình chọn trực tuyến để lấy ý kiến rộng rãi trong đoàn viên, thanh niên, nhân dân cả nước.
![]() |
Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, Ủy viên thường trực Hội đồngGMTVNTB 2020 phát biểu ý kiến. |
![]() |
Các thành viên Hội đồng tập trung thảo luận đánh giá, so sánh thành tích của từng đề cử trong từng lĩnh vực để chọn ra gương mặt tiêu biểu nhất. |
![]() |
Tại buổi họp, ngoài đề cử của cơ quan thường trực Giải thưởng, các thành viên hội đồng đề cử thêm các ứng cử tiêu biểu, xuất sắc khác. |
Sau một buổi làm việc đầy trách nhiệm, khách quan, công tâm, Hội đồng xét chọn giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019 đã bỏ phiếu kín chọn ra 20 đề cử thuộc 9 lĩnh vực (lĩnh vực Quản lý hành chính nhà nước không có đề cử) vào vòng bình chọn trực tuyến.
Vòng bình chọn trực tuyến các đề cử GMTVNTB năm 2020 sẽ thực hiện trên một hệ thống bình chọn duy nhất, địa chỉ: www.tainangtrevietnam.vn.
Họp Hội đồng lần thứ hai Giải thưởng GMTVNTB năm 2020 dự kiến diễn ra vào tháng 3/2021.
Lễ Tuyên dương GMTVNTB năm 2020 và kỷ niệm 25 năm Giải thưởng GMTVNTB dự kiến diễn ra vào ngày 22/3/2021.
Danh sách 20 đề cử GMTVNTB năm 2020 vào vòng bình chọn trực tuyến:
STT | Họ và tên | Lĩnh vực |
1 | Ngô Quý Đăng | Học tập |
2 | Đoàn Lê Hoàng Tân | NCKH – Sáng tạo |
3 | Bùi Thanh Nghị | Lao động sản xuất |
4 | Trần Anh Tú | Lao động sản xuất |
5 | Phạm Ngọc Anh Tùng | Kinh doanh – Khởi nghiệp |
6 | Trần Việt Hải | Quốc Phòng |
7 | Lê Thừa Văn | Quốc Phòng |
8 | Nguyễn Trung Đức | An ninh trật tự |
9 | Tống Văn Đông | An ninh trật tự |
10 | Nguyễn Văn Quyết | Thể dục thể thao |
11 | Nguyễn Văn Đương | Thể dục thể thao |
12 | Hoàng Thị Yến | Văn hóa nghệ thuật |
13 | Hoàng Tuấn Anh | Hoạt động xã hội |
14 | Vũ Trọng Đại | NCKH – Sáng tạo |
15 | Nghiêm Tiến Viễn | Kinh doanh – Khởi nghiệp |
16 | Bùi Hồng Đức | Học tập |
17 | Hà Ánh Phượng | Hoạt động xã hội |
18 | Đặng Đức Huy | NCKH – Sáng tạo |
19 | Ninh Đức Hoàng Long | Văn hóa nghệ thuật |
20 | Võ Minh Quang | Văn hóa nghệ thuật |
Sau khi nhận một giải thưởng dành cho ‘start-up’ ở khu vực Đông Nam Á thì một nhà đầu tư đã nhắn tin cho Tiến qua Facebook.
" alt="Công bố 20 đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020"/>Công bố 20 đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020
Gia đình Sueiro mắc kẹt trên thuyền hơn 2 tháng vì dịch.
Hơn 2 tháng từ đó, gia đình Sueiro không được đi quá xa khỏi chiếc thuyền vì lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt. Họ đã ăn mừng năm mới trên thuyền và hy vọng sớm có thể nhổ neo băng qua Đại Tây Dương.
Insiderđã ghé thăm gia đình Sueiro trong tuần cuối cùng của năm 2020 để tìm hiểu về cuộc sống của họ.
Thứ hai: Món ăn truyền thống
Avalon và Largo bắt đầu ngày mới bằng một số việc vặt trong bếp. Mỗi tuần một lần, gia đình đều cọ rửa toàn bộ con thuyền sạch sẽ. Tuy nhiên, hai chị em được phân công rửa bát hàng ngày. Sau đó, Largo và Avalon đọc sách trên mũi thuyền.
Trong vài tuần phong tỏa, gia đình Sueiro phải ở nhà 24/7 vì thời tiết quá lạnh. Những ngày cuối năm 2020, thời tiết ấm áp hơn nên lũ trẻ có thể ra ngoài.
![]() ![]() |
Gia đình 4 người sinh hoạt trên chiếc thuyền buồm hơn 9m. |
Cuối ngày, 4 người ngồi ăn phô mai nướng (raclette) - món ăn truyền thống trong ngày lễ của gia đình.
“Trước dịch, chúng tôi thường ăn raclette với bạn bè vào dịp lễ. Cả nhà cố gắng giữ thói quen này dù chỉ có 4 người. Việc chuẩn bị cho bữa ăn khá khó khăn trong không gian quá chật hẹp”, Jessica Sueiro nói.
Thứ ba: Giặt giũ
Sáng nay, gia đình Sueiro quyết định giặt đồ. Thuyền buồm có máy giặt nhưng không có máy sấy. Điều đó có nghĩa họ phải chờ thời tiết thích hợp.
“Chúng tôi phải chọn thời gian phù hợp, đặc biệt là thời điểm này trong năm. Hầu như mỗi ngày, cả nhà đều nhìn nhau và hỏi ‘Hôm nay có nên giặt quần áo không?’”, Jessica kể.
Trong khi máy giặt hoạt động, họ phải rút phích cắm điện lò sưởi để tránh quá tải hệ thống. Cả nhà phải co ro trên giường cho ấm.
Khi quần áo được giặt xong, Avalon và Largo mang đồ ra ngoài phơi.
![]() |
Việc giặt quần áo trên thuyền không hề dễ dàng. |
Will Sueiro cũng bắt đầu thứ ba bằng việc chạy bộ 10 km quanh bến tàu. Khi lệnh phong tỏa mới bắt đầu, gia đình chỉ được phép di chuyển trong khoảng 1 km từ thuyền của họ. Quy định này hiện đã được nới lỏng đôi chút, nên cả nhà rất thích ra ngoài vận động.
“Chúng tôi đang làm việc, học tập và sống trong không gian nhỏ cùng nhau. Vì vậy, cả nhà cần phải giữ sự tỉnh táo. Chúng tôi ra ngoài, bổ sung vitamin D, tập thể dục và cũng dành thời gian cho bản thân. Covid-19 khiến chúng tôi có ý thức hơn về sức khỏe”, Jessica nói.
Sau khi tập thể dục, Will và Jessica đi bộ đến phòng tắm công cộng ở bến tàu.
Cặp vợ chồng cho biết họ không thích tắm trên thuyền vì quá chật hẹp và ướt át. Do bến tàu hầu như không có người, họ thường được sử dụng vòi hoa sen thoải mái với nước nóng đầy đủ. Điều này cũng rất quan trọng trong việc giãn cách xã hội.
![]() |
Will và Jessica đi bộ tới phòng tắm công cộng trên bến tàu. |
Thứ tư: Sửa thuyền
Buổi sáng, Will và con gái Avalon tắt đèn định vị bên ngoài con thuyền. Trước khi có thể rời bến tàu, gia đình Sueiro phải hoàn thành danh sách dài công việc sửa chữa phương tiện này.
“Thách thức lớn nhất của chúng tôi là làm việc full-time, nuôi dạy con cái, dành chút thời gian cho bản thân cũng như học cách lái và bảo trì con thuyền. Đôi khi chúng tôi cảm thấy hơi quá sức”, Jessica nói.
Chiều hôm đó, Largo chơi Lego một mình trong phòng riêng. Bình thường, lũ trẻ chơi bên ngoài buồng lái, ở bàn bếp hoặc trong phòng của nhau.
![]() ![]() |
Will và con gái Avalon giúp nhau sửa chữa thuyền (ảnh trái). Jessica tìm cách sắp xếp đồ ăn dự trữ trong bếp. |
Cuối ngày, Jessica và chồng, con phải tìm nơi chứa tất cả đồ tạp hóa trong căn bếp.
Khi muốn mua hàng, Will và Jessica đạp xe 20-30 phút vào thị trấn. Với đồ hộp và thực phẩm đóng gói đủ dự trữ cho cả tháng, cả nhà cùng nhau lấp đầy kho chứa bên dưới sàn nhà. Họ phải cất một chút gia vị ít dùng trong phòng của Avalon mới đủ không gian để đồ.
Thứ năm: Giao thừa
Buổi sáng, Jessica chuẩn bị đón năm mới bằng cách nhuộm lại tóc. Khi đang chải màu, cô lỡ tay làm đổ hộp thuốc nhuộm màu hồng khiến nó loang lổ ra sàn, thấm vào các khe nứt. Bà mẹ 2 con phải cố gắng chùi sạch.
Dù 4 thành viên nhà Sueiro đã chia sẻ không gian sống chật hẹp trong nhiều năm chu du khắp nơi, một số điều hiện tại vẫn cần sự nỗ lực.
“Việc nhuộm tóc trong thuyền rất phức tạp vì không gian chật hẹp và thiếu ánh sáng. Bồn rửa thực sự rất nhỏ nên cũng khó khi gội”, Jessica nói.
Nếu không có dịch, Jessica sẽ làm điều này trong phòng tắm công cộng ở bến tàu. Lo ngại cho sức khỏe, cô muốn ít xuất hiện ở đó càng tốt.
![]() ![]() |
Gia đình Sueiro cố gắng thích nghi với việc sinh hoạt trong không gian hạn hẹp. |
Trong ngày, Jessica và Will cũng hoàn thành một số công việc kinh doanh của họ, vốn bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch.
Cặp vợ chồng điều hành công ty World Towing - nơi hướng dẫn mọi người cách giảm quy mô và sống toàn thời gian. Họ cũng tổ chức các chuyến du lịch cho nhóm trên khắp thế giới. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi vào năm 2020 vì hoạt động du lịch phải ngừng lại vì dịch.
Hai vợ chồng vẫn cập nhật blog và kênh YouTube của mình thường xuyên. Lúc này, Will đang chỉnh sửa video, Jessica viết bưu thiếp cho khách hàng quen đã quyên góp tiền cho họ trong suốt cả năm.
Buổi tối, gia đình đón giao thừa ở buồng lái. Mọi năm, họ thường tổ chức buổi họp mặt bạn bè khá lớn vào đêm giao thừa. Giờ đây, chỉ 4 người quây quần đón năm mới giữa lệnh phong tỏa.
Họ quyết định ăn hàu và uống rượu champagne theo phong tục đón giao thừa ở Pháp. Cả nhà cũng suy ngẫm về những khoảnh khắc tích cực trong một năm đầy biến động và biết ơn vì tất cả vẫn khỏe mạnh trong suốt đại dịch.
Sau đó, họ quay vào khoang thuyền và làm bánh pizza cho đến nửa đêm.
![]() |
Gia đình 4 người đón năm mới đặc biệt trên thuyền. |
Thứ sáu: Đặt mục tiêu năm mới
Buổi sáng, gia đình Sueiro thực hiện truyền thống ăn bánh quy và đặt mục tiêu cho năm mới.
Vợ chồng Jessica yêu cầu 2 con viết ra 3 mục tiêu cho năm 2021 gồm cá nhân, sức khỏe và trường học. Sau đó, cả gia đình ngồi trên bàn và chia sẻ mục tiêu với nhau.
Jessica và Will đều cho biết mục tiêu năm 2021 là tìm hiểu thêm về con thuyền của họ và rời bến tàu để khám phá thế giới.
Sau khi chia sẻ mục tiêu cá nhân, họ dán chúng ở nơi dễ nhìn thấy để nhắc nhở mình mỗi ngày.
Jessica và Will sau đó tận hưởng phần còn lại của ngày đầu năm 2021 bằng cách chơi cờ.
![]() |
Cả gia đình chia sẻ với nhau về mục tiêu trong năm 2021. |
Cuối tuần: Học lái thuyền
Jessica quyết định kết thúc tuần bận rộn của mình bằng cách dành thời gian để bắt đầu mục tiêu năm 2021: học lái thuyền.
Trước đó, gia đình cô tham gia các khóa học trực tuyến và đọc sách để tìm hiểu về lối sống mới để chuẩn bị cho những cuộc phiêu lưu sắp tới.
“Tôi muốn có thể lái thuyền. Năm ngoái, chúng tôi chỉ ở yên trên đại dương. Chúng tôi phải nhốt mình bên trong quá lâu vì chẳng có nhiều việc khác để làm. Tuy nhiên, cả nhà cố gắng giữ tinh thần cao nhất có thể. Giờ đây, chúng tôi thực sự có thể thấy chút ánh sáng ở cuối đường hầm”, Jessica nói.
![]() |
Gia đình người Mỹ mong sớm được rời bến tàu để bắt đầu hành trình băng qua Đại Tây Dương. |
Mới đây, công trình này bị liệt trong danh sách "10 tòa nhà xấu nhất Trung Quốc" của năm 2020.
" alt="Gia đình mắc kẹt trên thuyền ở Pháp sau 7 năm chu du thế giới"/>Gia đình mắc kẹt trên thuyền ở Pháp sau 7 năm chu du thế giới
Nhận định, soi kèo Slavia Praha vs Sigma Olomouc, 23h00 ngày 8/4: Dễ dàng giành vé
Đêm kinh hoàng
Trời về chiều, chị Lê Thị Kim Ngân (34 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM) tất bật dọn dẹp cửa hàng vừa mới khai trương của mình để kịp giờ đi đón 2 cậu con trai tan trường. Chị nói, sau những mất mát không thể kể hết bằng lời, giờ đây, chị yêu cuộc sống và thực sự cảm thấy hạnh phúc.
Chị kể rằng, quãng đời chị vừa bỏ lại phía sau là những nốt lặng thật buồn. Thời con gái, chị yêu rồi kết hôn với một người đàn ông không yêu thương mình. Chung sống được ít năm, người ấy bỏ đi, mặc chị bơ vơ, trơ trọi một mình.
Vết thương lòng vừa kéo da non, chị gặp và trở thành vợ của người đàn ông mà sau này đẩy cuộc đời chị vào những bi kịch. “Trước đó, tôi từng có trong tay nhiều thứ. Từ một đứa trẻ ở đợ, tôi buôn thúng bán bưng rồi trở thành thợ may, bà chủ tiệm quần áo. Tôi có con, 2 tiệm internet, mua được đất cất được nhà”, chị kể.
![]() |
Chị Ngân trước khi xảy ra vụ việc đau lòng. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Thế nhưng, hạnh phúc ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Người đàn ông của chị mang bạo bệnh, chẳng thể phụ giúp gì cho vợ. Đã thế, anh còn cá độ bóng đá dẫn đến nợ nần chất chồng. Giữa lúc cùng quẫn, vào một đêm tháng 3 của 2 năm trước, anh tưới xăng, châm lửa thiêu căn nhà để cùng vợ con quyên sinh.
Tiếng bật lửa của chồng đánh thức chị trong đêm kinh hoàng ấy. Nhưng khi chị mở mắt, ngọn lửa đã bao trùm căn phòng. Cơ thể chị cũng trở thành ngọn đuốc sống. “Lúc đó, tôi chỉ nghĩ đến 2 con. Tôi cố tìm chìa chìa khóa, mở cửa, đưa 2 con ra ngoài rồi ngất lịm. Lúc tỉnh lại, tôi đã nằm trong bệnh viện, người quấn kín băng trừ đôi mắt. Tôi bị bỏng đến 92%”, chị Ngân kể.
Nhìn thấy Ngân lúc đó, nhiều người nghĩ chị sẽ sớm buông tay trước những cơn đau của cả thể xác lẫn tinh thần. Thế nhưng, tình yêu thương dành cho 2 đứa con đã giúp chị kiên cường hơn tất cả.
Chị tâm sự: “Những lúc thay băng hay phẫu thuật cấy ghép da… tôi đau đớn vô cùng. Nhìn thấy mình bị hủy hoại, tôi uất hận, nhiều lúc muốn từ bỏ cuộc đời này. Nhưng rồi tôi nghĩ đến con, chúng cần tôi bảo bọc, chăm sóc”.
![]() |
Ngọn lửa từ sự cùng quẫn của người chồng đã đẩy chị vào những bi kịch không thể kể hết bằng lời. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Thương con, chị cắn răng trước những cơn đau thể xác. Những đêm nằm trong bệnh viện, chị cũng một mình chống chọi với sự ám ảnh từ vụ việc. Mỗi đêm, chị luôn bị đánh thức rồi thảng thốt một mình bởi những hình ảnh của vụ cháy đêm nào.
“Hình ảnh đêm ấy ám ảnh tôi mãi. Xuất viện trở về nhà, cùng với những vết thương, hình ảnh ngọn lửa chiếm trọn căn nhà, cơ thể... khiến tôi mệt mỏi, đau đớn. Rất may, tôi còn 2 con. Hai đứa thực sự là chỗ dựa của tôi từ hôm tôi phải tập đi lại cho đến bây giờ”, chị nói thêm.
Về nhà, Ngân chưa thể tự đi lại, đến việc sinh hoạt cá nhân, chị cũng cần có sự phụ giúp của 2 con. Chị kể, lúc xảy ra vụ việc, con chị đứa lớn mới học lớp 4, đứa nhỏ học lớp 2. Thế mà, cả hai đã biết nấu những món ăn đơn giản, đi chợ giúp mẹ.
“Hai anh em nó cho tôi uống nước, đút cơm cho tôi ăn. Lúc đó, miệng tôi chưa phẫu thuật, các cơ bị co rút, không mở to được. Mỗi khi ăn, tôi không thể dùng muỗng, hai đứa phải dùng đũa gắp từng miếng cơm nhỏ, đút cho tôi. Thậm chí, đến cả lúc đi vệ sinh, chúng cũng cùng nhau dìu tôi đi…”, chị kể.
![]() |
Thế nhưng, vì thương con, chị đã cố gắng vượt qua tất cả, vươn lên, hồi sinh cuộc đời. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Hồi sinh cuộc đời
Hơn 4 tháng đầu sau khi xuất viện, Ngân sống trong đau khổ. Mọi sinh hoạt của chị đều phải lệ thuộc vào người thân. Sau những cơn đau từ các vết thương còn đang mưng mủ, chị lại vì dằn vặt bản thân, căm giận người đàn ông đã đẩy mình vào thảm kịch.
Thế nhưng, sau lần vào thăm chồng trong trại giam, chị bỗng nhận ra rằng, nếu cứ giữ mãi nỗi đau ấy trong lòng, chị và các con sẽ nặng nề, u uất mãi. Trở về nhà, chị giấu gia đình viết đơn xin giảm án cho chồng.
Chị nói: “Tôi muốn quên đi tất cả để nhẹ lòng bước đi trên một đoạn đường mới. Tôi cần phải sống tốt để chăm lo cho các con và tôi chọn cách tha thứ cho người ấy. Tha thứ để họ cảm thấy thanh thản hơn, tha thứ để mình tự cảm thấy nhẹ lòng hơn”.
“Sau khi gửi đơn và biết nhờ lá đơn ấy anh ta chỉ phải chịu hình phạt 16 năm tù, tôi cảm thấy lòng nhẹ nhõm, thảnh thơi. Tôi ngủ ngon và không bị những hình ảnh ghê rợn từ vụ cháy ám ảnh nữa”, chị nói thêm.
![]() |
Để hồi sinh cuộc đời, chị quay lại với nghề may, sửa chữa quần áo dù đôi tay bị ngọn lửa làm biến dạng, không còn nguyên vẹn, khéo léo. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Nhưng, việc làm ấy đi ngược lại mong muốn của người thân, gia đình chị. Họ không cho phép chị tha thứ cho người đã hủy hoại nhan sắc, cuộc đời chị. Trong lúc chị muốn buông bỏ, quên đi quá khứ để tìm lại bình yên, người thân lại “liên tục nhắc chuyện cũ”, dồn ép chị tìm về ký ức đau buồn.
Chị kể rằng, để tìm lại bình yên, chị đã năn nỉ thậm chí van xin người nhà hãy quên đi và đừng nhắc đến đêm kinh hoàng ấy. Thế nhưng, có lẽ vì quá xót xa cho chị, họ không chấp nhận thỉnh cầu này. Hơn thế, việc bị ngọn lửa hủy hoại toàn bộ nhan sắc, dáng hình khiến chị trở nên xa lạ trong mắt mọi người.
Những người xung quanh thường ném về phía chị ánh nhìn tò mò, hiếu kỳ, soi mói. Hai con của chị cũng ám ảnh vụ cháy và thường xuyên chịu cảnh bị mọi người “tra khảo” về nguyên nhân sự việc. Để bảo vệ con trước những tổn thương tâm hồn, đêm 27 Tết năm ngoái, chị dắt theo 2 con đón xe, bỏ quê vào TP.HCM.
Sau Tết, chị xin cho 2 con đi học rồi tìm cách hồi sinh cuộc đời. “Ban đầu, tôi xin vào làm trong một xưởng may gần nhà. Trước đây, tôi từng là thợ may nên việc này không khó. Nhưng ngọn lửa năm đó làm đôi tay tôi biến dạng, co quắp nên làm việc rất khó khăn, không năng suất. Tôi xin nhận hàng về nhà may”, chị kể.
Những ngày đầu, chị phải cố gắng điều khiển máy may bằng đôi tay không còn trọn vẹn, khéo léo. Chị luyện tập lại đôi bàn tay nhiều đến mức các ngón tay đau nhức, cứng đờ. Chị làm việc xuyên đêm và hầu như không nghỉ với hy vọng có thể kiếm ra tiền nuôi con.
Dẫu vậy, dù đã vắt kiệt sức lực, may đến đôi bàn tay tê buốt, chị vẫn không kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống. Để lo cho con, chị học cách bán vé máy bay, nhận các mặt hàng chất lượng tốt, uy tín về bán online.
![]() |
Dù còn rất khó khăn nhưng chị vẫn lo nghĩ cho những cảnh đời bất hạnh. Tại cửa hàng nhỏ bé của mình, dù chật chội, chị vẫn cố đặt một bình nước uống miễn phí cho người lao động nghèo mưu sinh dưới cái nắng như đổ lửa. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Cuối cùng, những nỗ lực không mệt mỏi cũng đem đến cho chị những thành quả nhất định. Công việc dần đi vào ổn định, chị quyết định mở cửa tiệm bày bán các sản phẩm dầu xoa bóp, tinh dầu…
Trong căn nhà nhỏ chật chội sát mặt đường quốc lộ, chị đặt đôi bộ bàn máy may, chiếc kệ trưng bày dầu xoa bóp cùng một thùng nước miễn phí dành cho người bán vé số, nhặt ve chai.
Chị nói, dù bây giờ số lượng khách hàng chưa nhiều, thu nhập chính vẫn từ việc sửa quần áo, bán vé máy bay… nhưng chị cảm thấy hài lòng, hạnh phúc với những gì đang có. Sau những biến cố tưởng chừng không thể vượt qua, bây giờ chị tự tin hồi sinh cuộc đời của mình và truyền cảm hứng cho những cảnh đời bất hạnh xung quanh.
Nguyễn Sơn
Cuộc đời yên ả của chị bỗng dưng gặp “sóng” lớn khi lần lượt phải đối mặt với 2 nỗi bất hạnh: 2 mẹ con dương tính với HIV và người chồng cờ bạc mang về món nợ 16 tỷ đồng.
" alt="Người vợ bị chồng thiêu sống hồi sinh cuộc đời nhờ thương con vô bờ bến"/>Người vợ bị chồng thiêu sống hồi sinh cuộc đời nhờ thương con vô bờ bến
Lớp có khoảng 70 sinh viên, mỗi kỳ chỉ vài người được trao học bổng. Không chỉ đua điểm số trên lớp, cả hai còn so kè trong các hoạt động ngoại khóa. Bất ngờ đến giải cầu lông của khoa ở cuối học kỳ I, họ được ghép thành cặp đại diện lớp đi thi.
Giang không biết chơi môn này, ngược lại Quân chơi rất giỏi. Trải qua quá trình luyện tập, họ học được cách phối hợp ăn ý, giành giải nhất. Kể từ đó, cả hai trở nên thân thiết, đồng hành trong học tập nghiên cứu.
Dù vậy, vào năm thứ ba đại học, trước sự phản đối của gia đình, Quân và Giang cắt đứt liên lạc.
Trong tiết Xuân, miền Trung như được điểm tô với sự xuất hiện của những đóa mai, cúc vàng trên khắp các con phố, nhắc nhở dòng người qua lại về cái Tết đang đến gần kề. Trong những bộn bề cuối năm, người dân vẫn không quên chậm lại, dừng chân để sắm sửa một chậu hoa Tết ưng ý, mang đến sắc màu tươi sáng cho căn nhà, cũng là gửi gắm niềm hi vọng và tin tưởng về một năm mới tốt đẹp hơn.
![]() |
Một phiên chợ trong ngày giáp Tết tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế). Nguồn ảnh: VOV |
Nếu như những con phố trên các tỉnh thành dọc dải đất miền Trung xinh đẹp được tô điểm nhờ sắc hoa thì những ngôi nhà nơi đây lại được chủ nhân “khoác” lên tấm áo mới nhiều màu sắc. Đó là gam đỏ của lá cờ Tổ quốc, gam xanh, vàng, tím của những khóm cây, chậu hoa, lồng đèn, góp phần thắp sáng không gian Tết của gia đình. Tạm gác lại những công việc còn dang dở, nhiều gia đình vẫn dành thời gian để trang hoàng lại nhà cửa, dọn dẹp cũng như chuẩn bị nhiều thức quà ngày Tết cho những phút giây sẻ chia, quây quần bên nhau trong dịp đầu năm mới.
![]() |
Những ngôi nhà cổ tại Hội An (tỉnh Quảng Nam) được trang hoàng với những chiếc đèn lồng mới. Nguồn ảnh: Vietnammoi |
Đối với mỗi người miền Trung, hương vị truyền thống trong mỗi bữa ăn ngày Tết là yếu tố không thể thiếu. Ngay từ ngày 23 tháng Chạp vào lễ cúng ông Công, ông Táo, một mâm cỗ Tết cổ truyền Trung Bộ đã được người dân sửa soạn, thành kính dâng lên tổ tiên. Bánh tét, chả cánh phụng, thịt luộc tôm chua, tré gia truyền… là những món ăn đậm vị miền Trung, cũng là kết tinh của ẩm thực ngày lễ tết với hài hoà sắc, hương, mĩ, vị.Thưởng thức những món ăn ấy trong mâm cơm đầu năm bao lâu nay đã trở thành khoảnh khắc xum vầy ý nghĩa với mỗi gia đình trên mảnh đất miền Trung.
![]() |
Mâm cỗ Tết truyền thống đủ đầy đậm vị miền Trung. Nguồn ảnh: Thanh Niên |
Trọn vị Tết với Festival - bia của lễ hội miền Trung
Là vị bia quen thuộc của những bữa tiệc ẩm thực miền Trung, bia Festival với hương vị đặc trưng sẽ góp phần lan tỏa không khí lễ hội tới từng gia đình trên mảnh đất “đậm tình” nhân dịp Tết Tân Sửu này. Nhấp từng ngụm bia đầu tiên, hương thơm từ mạch nha cùng vị thảo mộc từ hoa bia Saaz sẽ lan tỏa trong miệng, khéo léo quyện trong hương vị mâm cỗ Tết đậm đà, phong phú. Chất bia mịn tan được làm từ 100% lúa mạch càng lôi cuốn, tạo hậu vị sảng khoái. Phiên bản lon và chai cao cấp với biểu tượng Nghê vàng cùng dòng chữ đỏ tinh tế tô đậm thêm sắc tươi sáng cho ngày Tết cổ truyền miền Trung.
![]() |
Vị bia Festival đậm đà khơi dậy tinh thần lễ hội của miền Trung trong dịp năm mới 2021 |
Bên cạnh đó, chương trình "Tìm nghê vàng, rinh quà khủng" với phần quà đặc biệt là iPhone 12 cùng nhiều giải thưởng hấp dẫn khác của bia Festival hứa hẹn sẽ thắp lên niềm hứng khởi và lạc quan cho mỗi người dân nơi đây dịp Tết đến Xuân về.
Nâng ly bia Festival, người dân miền Trung cùng nhau trọn vẹn tận hưởng bầu không khí lễ hội dịp Tết Tân Sửu, đồng thời gửi gắm hi vọng về một năm mới lạc quanmay mắn cho 2021.
Bia Festival là sản phẩm thuộc Công ty bia Carlsberg Việt Nam, được sáng tạo riêng cho những dịp lễ hội của miền Trung. Festival có hương vị thảo mộc độc đáo và hương thơm tinh tế từ mạch nha, công thức 100% lúa mạch đem tới cảm giác mịn tan trong miệng. Sản phẩm được đóng trong bao bì chai và lon cao cấp với các đường nét thiết kế mang đậm tinh thần lễ hội. Trong các lễ hội, sự kiện lớn tại miền Trung, sự có mặt của bia Festival đóng góp rất lớn trong việc khơi gợi tinh thần lễ hội, giúp mọi người cùng tận hưởng không khí náo nhiệt cùng người thân và bạn bè. Tết 2021 này, bia Festival hứa hẹn sẽ mang trở về miền Trung niềm hứng khởi, cùng người dân đón mừng một năm mới với nhiều hy vọng. Để tìm hiểu thêm về thương hiệu bia Festival và Công ty bia Carlsberg Việt Nam, vui lòng truy cập website: https://carlsbergvietnam.vn/ |
Tố Uyên
" alt="Dịu dàng sắc Xuân miền Trung"/>