Kèo vàng bóng đá Bournemouth vs Man City, 22h30 ngày 30/3: Nối dài kỷ lục
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Latvia
Sự đối lập giữa cổ phiếu ITA và KBC của chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến
Mai Chi
(Dân trí) - Trong khi thị trường chung khởi sắc, KBC là một trong số ít mã tăng trần trên HoSE thì ITA vẫn bị bán tháo, giảm kịch sàn.
Cú bứt tốc trong chiều 24/9 đã giúp các chỉ số chính phần lớn đóng cửa tại mức giá cao nhất phiên. VN-Index tăng 8,51 điểm tương ứng 0,67% lên 1.276,99 điểm; VN30-Index tăng 9,75 điểm tương ứng 0,74%; HNX-Index tăng 0,94 điểm tương ứng 0,4% và UPCoM-Index tăng 0,17 điểm tương ứng 0,18%.
Thanh khoản thị trường cải thiện so với phiên trước. Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 816,42 triệu cổ phiếu tương ứng 17.881,49 tỷ đồng; trên HNX có 40,31 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 801,42 tỷ đồng và trên thị trường UPCoM là 28,06 triệu cổ phiếu tương ứng 411,61 tỷ đồng.
Đồ thị kỹ thuật VN-Index phiên 24/9 (Nguồn: Tradingview).
Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía các mã tăng giá. 256 mã tăng và 119 mã giảm trên HoSE; sàn HNX có 89 mã tăng, 56 mã giảm; UPCoM có 161 mã tăng, 101 mã giảm.
Chỉ 3 mã VN30 điều chỉnh nhẹ là PLX giảm 0,1%; BVH giảm 0,3% và VNM giảm 0,3%. Còn lại, rổ chỉ số này có đến 25 mã tăng, trong đó, nhóm ngân hàng tăng giá tốt và được khớp lệnh rất mạnh.
Cụ thể, SSB tăng 3,4%; STB tăng 3,4%; VIB tăng 3,2%; MBB tăng 1,8%; VPB tăng 1,1%; BID tăng 1,1%. Đáng chú ý, khớp lệnh tại VPB đạt 36,7 triệu đơn vị; STB khớp 24,8 triệu đơn vị; VIB khớp 19,1 triệu đơn vị; ACB khớp 12,8 triệu đơn vị. Các mã đầu ngành khác như GVR cũng tăng 1,7%; VHM tăng 1,4%; MWG tăng 1,2%.
Phiên này chứng kiến sự thăng hoa của nhóm cổ phiếu bất động sản. KBC và LDG tăng kịch trần. Trong đó, KBC tăng trần lên 28.200 đồng, khớp lệnh đạt xấp xỉ 12 triệu cổ phiếu, gấp 4 lần thanh khoản bình quân trong vòng một tháng qua.
Bên cạnh đó, SGR tăng 3,9%; SZC tăng 3,3%; LHG tăng 2,7%; D2D tăng 2,5%; VPH tăng 2%. Một loạt mã khác đạt mức tăng trên 1% như HDG, DXG, KDH, PDR, VHM, VPI.
Trái ngược với không khí chung, cổ phiếu ITA của Tân Tạo vẫn bị bán tháo rất mạnh. Mã này giảm sàn về mức 2.400 đồng, khớp lệnh đạt 2,8 triệu đơn vị và còn dư bán giá sàn 3,6 triệu đơn vị. Một số mã khác cũng chịu áp lực điều chỉnh là PTL giảm 1,7%; NVT giảm 1,4%; SZL giảm 1,2% nhưng thanh khoản tại các mã này rất thấp.
Phiên này chứng kiến diễn biến hoàn toàn đối lập của 2 mã cổ phiếu bất động sản KBC và ITA. Trong khi cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị thì ITA là mã cổ phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, do bà Đặng Thị Hoàng Yến (chị gái ông Tâm) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. ITA bị HoSE đình chỉ giao dịch kể từ ngày 26/9.
Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính diễn biến tương đối gay cấn. FIT tăng 4%. CTS, VDS, AGR, FTS đóng cửa tăng hơn 1% nhưng trước đó đều giảm giá. APG và DSE có thời điểm giảm sàn nhưng đóng cửa đã thu hẹp thiệt hại, lần lượt mất 1,2% và 1,6%.
" alt="Sự đối lập giữa cổ phiếu ITA và KBC của chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến" />Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Bỏ room tín dụng tiềm ẩn rủi ro
Ninh An
(Dân trí) - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết trong bối cảnh hiện nay việc bỏ hạn mức tín dụng tiềm ẩn rủi ro. Khi điều kiện thị trường cho phép Ngân hàng Nhà nước sẽ bỏ công cụ điều hành này.
Tại phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 11/11, đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà (đoàn Hà Nội) bày tỏ quan tâm đến việc bỏ công cụ điều hành hạn mức tín dụng. Ông đặt câu hỏi về lộ trình tiến tới xóa bỏ hạn mức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết sau phiên chất vấn Quốc hội vào tháng 5/2022 thì Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 62, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức đánh giá rà soát phân tích rất kỹ lưỡng tình hình nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như hệ thống các tổ chức tính dụng.
Cơ quan này cũng đã tổ chức các buổi tọa đàm có sự tham vấn các chuyên gia kinh tế cũng như đại biểu Quốc hội. Trong quá trình phân tích đánh giá này, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy với bối cảnh, điều kiện hiện nay thì chưa thể bỏ cách thức điều hành theo hạn mức tín dụng.
"Thực trạng nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào vốn của hệ thống ngân hàng, nếu chúng ta không kiểm soát, mỗi tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vài chục phần trăm như những năm trước đây thì sẽ tiềm ẩn rủi ro", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Đặc biệt phân khúc thị trường tài chính để đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn như trái phiếu chính phủ, phát hành cổ phần cổ phiếu chưa giải quyết được nhiều. Vì vậy, việc bỏ hạn mức tín dụng tiềm ẩn rủi ro.
Nguyên nhân thứ 2 được Thống đốc nêu ra là tình trạng dư nợ tín dụng so với GDP của Việt Nam đang ở mức cảnh báo, trên 120%. Hiện nay ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu Á hay hay các định chế tài chính, các chuyên gia quốc tế đều đánh giá ở tỷ lệ này ở mức cảnh báo.
Tại phiên chất vấn, Thống đốc cho biết nếu tăng trưởng kinh tế tiếp tục dựa vào chính sách tiền tệ sẽ tiềm ẩn rủi ro. Thời gian vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt làm sao để phát triển các thị trường tài chính khác như trái phiếu doanh nghiệp.
Kênh tài chính này sẽ đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn cho người dân, doanh nghiệp. Còn ngành ngân hàng cung cấp vốn ngắn hạn, vốn lưu động cho người dân. Khi giải quyết được nhu cầu vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán, trái phiếu thì sẽ bớt rủi ro cho hệ thống các tổ chức tín dụng.
Trong bối cảnh dư nợ tín dụng so với GDP ở mức cảnh báo như hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã xem xét và báo cáo Thủ tướng Chính phủ chưa thể bỏ công cụ room tín dụng. Trong quá trình chưa bỏ và tiếp tục sử dụng nhưng thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ thì Ngân hàng Nhà nước đã linh hoạt hơn và cũng đã có những giải pháp để đáp ứng được nhu cầu tín dụng.
Thống đốc lấy ví dụ về việc đánh giá, cấp hạn mức tín dụng này theo đánh giá xếp loại của cơ quan giám sát Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, các tổ chức tín dụng khả năng mở rộng tín dụng nhưng đi đôi với kiểm soát rủi ro thì sẽ là một tiêu chí ưu tiên.
Thống đốc NHNN trả lời chất vấn sáng 11/11 (Ảnh: Phạm Thắng).
Thứ 2, công cụ hạn mức tín dụng sẽ cân nhắc mục tiêu ưu tiên của Chính phủ trong từng giai đoạn. Ví dụ như ưu tiên tín dụng đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, kiểm soát tín dụng với lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán.
Cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện thông báo tăng trưởng tín dụng của cả năm 2024 cho tất cả tổ chức tín dụng. Với mục tiêu định hướng khoảng 14-15%. Đến tháng 8 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước chủ động thông báo tăng trưởng tín dụng, cho điều chỉnh theo nguyên tắc tổ chức tín dụng được vượt 80% mức tăng trưởng Ngân hàng Nhà nước đã thông báo.
"Khi điều kiện thị trường cho phép chúng tôi sẽ bỏ công cụ điều hành này", bà Hồng trả lời đại biểu.
" alt="Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Bỏ room tín dụng tiềm ẩn rủi ro" />Truy tìm xe tải trong vụ tai nạn chết người ở Bình Dương
Phạm Diện
(Dân trí) - Người đàn ông đi xe máy đã tông vào đuôi xe tải phía trước khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Chiếc xe tải có liên quan đã rời khỏi hiện trường, Công an Bình Dương đang truy tìm phương tiện trên.
Theo đó, vụ tai nạn xảy ra vào lúc 4h47 ngày 8/12 trên quốc lộ 13, xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, đèn tín hiệu giao thông vừa chuyển xanh, xe tải bắt đầu di chuyển thì phía sau xe máy chạy tới, bất ngờ tông vào đuôi xe.
Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: Người dân cung cấp).
Cú tông mạnh khiến người đàn ông ngã xuống đường, tử vong tại chỗ. Sau khi xảy ra tai nạn, xe tải không dừng lại mà rời khỏi hiện trường. Tại hiện trường, thi thể nạn nhân nằm bên cạnh chiếc xe máy bị hư hỏng nặng nằm trong làn đường dành cho ô tô.
Nhận tin báo, CSGT huyện Bàu Bàng có mặt khám nghiệm hiện trường, trích xuất camera và truy tìm xe tải có liên quan.
" alt="Truy tìm xe tải trong vụ tai nạn chết người ở Bình Dương" />EVN đề xuất giá điện 2 thành phần, áp dụng từ năm 2025
Thanh Thương
(Dân trí) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề xuất áp dụng giá điện 2 thành phần từ năm 2025 nếu giai đoạn thử nghiệm được triển khai và kết thúc như dự kiến.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất cơ chế giá điện 2 thành phần. Trước đó, hồi đầu năm, Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN xây dựng cơ chế giá điện 2 thành phần, gồm giá công suất và điện năng.
Giá điện 2 thành phần gồm phần giá mà người sử dụng điện phải trả cho công suất đăng ký sử dụng và phần phải trả cho lượng điện năng tiêu thụ. Các nước trên thế giới đa phần đều áp dụng theo hình thức này, Trong khi đó, Việt Nam đang duy trì cơ chế giá bán theo một thành phần điện năng tiêu dùng, nghĩa là tính theo lượng điện năng thực tế sử dụng.
Trên cơ sở nghiên cứu của đơn vị tư vấn, EVN đề xuất xây dựng hệ thống 2 biểu giá. Cụ thể, với hệ thống biểu giá cơ sở, hệ thống giá điện 2 thành phần này dựa trên nền tảng của chi phí biên dài hạn và điều chỉnh theo các đặc điểm hộ tiêu dùng.
Tập đoàn này đánh giá phương án trên phản ánh đầy đủ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh điện, chỉ có nhóm khách hàng sinh hoạt và ngoài sinh hoạt.
EVN đề xuất áp dụng cơ chế giá mới theo giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính thức (Ảnh: EVN).
Về lộ trình áp dụng cơ chế giá mới, đơn vị tư vấn đề nghị áp dụng theo 2 giai đoạn: Giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính thức.
Với giai đoạn thử nghiệm, sẽ thực hiện trên dữ liệu thời gian thực, song song áp dụng biểu giá bán lẻ điện hiện hành để tính hóa đơn tiền điện đến hết năm nay.
Sau khi giai đoạn thử nghiệm kết thúc, quá trình hoàn thiện biểu giá điện 2 thành phần, chuẩn bị đầy đủ hành lang pháp lý và các điều kiện liên quan khác, triển khai áp dụng chính thức cho toàn bộ khách hàng sử dụng điện lớn của Nghị định 80/2024, thay thế cho biểu giá điện hiện tại. Các nhóm khách hàng khác tiếp tục thực hiện biểu giá điện hiện hành.
Theo EVN, phương án lý tưởng nhất là thực hiện giai đoạn này từ ngày 1/1/2025 cho toàn bộ khách hàng nếu giai đoạn thử nghiệm được triển khai và kết thúc như dự kiến.
Tại tọa đàm hồi tháng 4, ông Nguyễn Minh Đức, Ban pháp chế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - chia sẻ giá điện 2 thành phần nôm na giống với giá cước điện thoại cố định, tức là một số tiền cố định gọi là tiền thuê bao hàng tháng, dù không nghe gọi gì, gọi là giá công suất. Phần thứ 2 là tính trên lượng điện năng tiêu thụ, gọi là giá điện năng.
Theo ông Đức, cơ chế biểu giá điện 2 thành phần phản ánh chính xác chi phí phải bỏ ra để phục vụ mỗi khách hàng, là chi phí đường dây, trạm biến áp và chi phí điện năng.
Vị này đánh giá tác động đầu tiên của cơ chế giá điện 2 thành phần là giảm việc bù chéo giữa các khách hàng. Bên cạnh đó, cơ chế này cũng tránh các khách hàng đăng ký công suất lớn nhưng không dùng.
Về định nghĩa, giá điện năng thị trường là mức giá cho một đơn vị điện năng xác định cho mỗi chu kỳ giao dịch, áp dụng để tính toán khoản thanh toán điện năng cho các đơn vị phát điện trong thị trường điện.
Giá công suất thị trường là mức giá cho một đơn vị công suất tác dụng xác định cho mỗi chu kỳ giao dịch, áp dụng để tính toán khoản thanh toán công suất cho các đơn vị phát điện trong thị trường điện.
Để dễ hình dung, nhà cung cấp sẽ đưa ra các gói sản phẩm tương ứng biểu giá khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng. Ví dụ, hai khách hàng cùng tiêu thụ 30kWh/ngày nhưng khách hàng dùng 30kWh trong 1 giờ sẽ được tính giá khác với khách dùng 30kWh trong vòng 24 giờ.
" alt="EVN đề xuất giá điện 2 thành phần, áp dụng từ năm 2025" />Tỷ lệ Ceres Negros vs B.Bình Dương: Nhận định, phân tích tỷ lệ và dự đoán trận đấu Ceres Negros vs B.Bình Dương trong khuôn khổ bảng G AFC Cup diễn ra lúc 19h ngày 15/5.Nhận định West Brom vs Aston Villa, 02h00 ngày 15/5 (Hạng nhất Anh)" alt="Phân tích tỷ lệ Ceres Negros vs B.Bình Dương, 19h ngày 15/5" />
- ·Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Fagiano Okayama, 17h00 ngày 2/4: Không hề dễ nhằn
- ·Tin quan trọng với hàng triệu nhà đầu tư chứng khoán
- ·Lạng Sơn điều động, bổ nhiệm hàng loạt vị trí lãnh đạo chủ chốt
- ·Tin vui với bưởi Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Esenler Erokspor vs MKE Ankaragucu, 21h00 ngày 31/3: Trả nợ lượt đi
- ·Than Quảng Ninh vs TP HCM (18h 17/5): Khách giữ ngôi đầu?
- ·Home Credit và F88 giảm lãi sốc
- ·Agribank nhận vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
- ·Nhận định, soi kèo Central Coast Mariners vs Perth Glory, 11h00 ngày 30/3: Những người khốn khổ
- ·Tỷ lệ bóng đá V.League hôm nay 6/5: Thanh Hóa vs Quảng Nam
Dự báo bất ngờ về vàng sau đợt giảm mạnh
Mỹ Tâm
(Dân trí) - Giá vàng quốc tế đã giảm 3% trong tháng 11, ghi nhận tháng hoạt động tồi tệ nhất kể từ tháng 9/2023. Tháng 12 hứa hẹn nhiều thách thức cho thị trường vàng.
Kết thúc tuần giao dịch từ ngày 25/11 đến ngày 30/11, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 83,3-85,8 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch giữa giá mua và bán là 2,5 triệu đồng/lượng.
Mặt hàng này "khởi động" đầu tuần ở vùng giá 85-87 triệu đồng/lượng, song liên tục sụt giảm theo diễn biến của thị trường quốc tế,
Giá vàng nhẫn tròn trơn kết thúc tuần này được niêm yết tại 82,8-84,7 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trên thế giới, giá vàng chốt tuần ở mức 2.649 USD/ounce, tăng 12 USD trước khi đóng cửa tuần vừa rồi và cũng là mức giá chốt phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11. Đầu tuần, vàng thế giới giảm giá liên tục song đến 2 phiên cuối tuần bất ngờ bật tăng nhờ được thúc đẩy bởi sự suy yếu của đồng USD và lực cầu trú ẩn an toàn do lo ngại căng thẳng địa chính trị dai dẳng.
Phục hồi trong 2 phiên giao dịch cuối của tuần, nhưng kim loại quý này vẫn ghi nhận tháng hoạt động tồi tệ nhất kể từ tháng 9/2023.
Tháng 12 hứa hẹn nhiều thách thức cho thị trường vàng (Ảnh: Thành Đông).
Thời gian qua, giá vàng đã được thúc đẩy mạnh bởi lo ngại căng thẳng địa chính trị gia tăng cùng những đồn đoán xung quanh lộ trình nới lỏng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tuy nhiên, kim loại quý phải chịu áp lực và đã giảm hơn 3% trong tháng này. Chiến thắng của ông Trump, đồng USD và Bitcoin liên tiếp tăng giá là nguyên nhân kích hoạt đợt bán tháo mạnh trên thị trường vàng.
Các chuyên gia đánh giá nền kinh tế Mỹ hiện ở trạng thái "vừa đủ": Không quá nóng cũng không quá lạnh. Điều này khiến vàng, vốn là tài sản trú ẩn an toàn và phòng ngừa lạm phát, khó định hướng.
Dự báo giá vàng tuần tới, James Stanley, chiến lược gia thị trường cấp cao tại Forex.com, cho biết: "Đợt bán tháo đầu tuần diễn ra dữ dội khi một số giá thầu địa chính trị dường như đã rời đi, nhưng phản ứng từ phe mua là đáng chú ý. Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm vàng sẽ tăng giá".
Tuần này, 14 nhà phân tích đã tham gia khảo sát vàng của Kitco News. 6 chuyên gia, chiếm 43%, dự kiến giá vàng sẽ tăng trong tuần tới, trong khi 7 nhà phân tích, chiếm 50%, dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục đi ngang. Chỉ có một chuyên gia, chiếm 7% tổng số, dự kiến giá kim loại quý sẽ giảm.
Trong khi đó, 199 phiếu bầu đã được bỏ trong cuộc thăm dò trực tuyến. 96 nhà giao dịch bán lẻ, hay 48%, trông đợi giá vàng sẽ tăng vào tuần tới, trong khi 61 người khác, hay 31%, kỳ vọng kim loại màu vàng sẽ giao dịch thấp hơn. 42 nhà đầu tư còn lại, chiếm 21% tổng số, kỳ vọng vàng sẽ có xu hướng đi ngang trong thời gian tới.
Các nhà phân tích tại CPM Group khuyến nghị nên mua vàng ở mức giá hiện tại với dự đoán giá sẽ đạt 2.700 USD/ounce trong tháng 12.
'Theo CPM Group, giá vàng giảm hồi đầu tuần là do căng thẳng ở Trung Đông giảm và thị trường kỳ vọng Scott Bessent, người được ông Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ, sẽ có chính sách thuế quan mềm mỏng hơn. Việc bổ nhiệm Bessent đã làm giảm bớt lo ngại về lạm phát và suy thoái kinh tế do thuế quan gây ra, nhưng những rủi ro này vẫn còn hiện hữu.
" alt="Dự báo bất ngờ về vàng sau đợt giảm mạnh" />Cổ phiếu tỷ phú Trần Bá Dương và bầu Đức tăng mạnh; chứng khoán ngột ngạt
Thanh khoản vẫn mất hút trong sáng nay khi VN-Index giằng co dưới ngưỡng 1.260 điểm. Trong khi đó, trên UPCoM, HNG tăng mạnh.
Bầu không khí giao dịch trên thị trường chứng khoán phiên sáng nay (25/10) tiếp tục ngột ngạt và căng thẳng. Các chỉ số rung lắc, tâm lý giao dịch giằng co và thanh khoản duy trì mức thấp.
VN-Index tạm dừng phiên sáng với mức giảm 0,21 điểm tương ứng 0,02% còn 1.257,2 điểm; VN30-Index tăng 0,66 điểm tương ứng 0,05%. HNX-Index tăng 0,46 điểm tương ứng 0,2% và UPCoM-Index giảm nhẹ 0,15 điểm tương ứng 0,16%.
Tỷ phú Trần Bá Dương là Chủ tịch HAGL Agrico (Ảnh: HNG).
Thanh khoản đạt 249,06 triệu cổ phiếu tương ứng 6.199,46 tỷ đồng trên HoSE và 19,89 triệu cổ phiếu tương ứng 306,3 tỷ đồng trên HNX. Thị trường UPCoM có 24,9 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 174,17 tỷ đồng.
Toàn thị trường có tới 748 mã không phát sinh giao dịch. Độ rộng nghiêng nhẹ về phía các mã giảm với tổng cộng 352 mã điều chỉnh so với 320 mã tăng. Có 22 mã tăng trần và 20 mã giảm sàn, tập trung chủ yếu tại sàn UPCoM.
Sàn UPCoM có 119 mã tăng, 18 mã tăng trần so với 109 mã giảm, 16 mã giảm sàn. Trong nhóm tăng giá có S12 và VHF tăng mạnh nhất, biên độ tăng trần lên tới 40%, tuy vậy, các mã này không có thanh khoản. CAD tăng trần 20%, ATB, LUT tăng trần 16,7%.
Cổ phiếu HNG của HAGL Agrico tăng 6,4% lên 5.000 đồng, khớp lệnh 6,3% và là cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất lên UPCoM-Index.
Mã cổ phiếu này có 3 phiên tăng liên tục, thanh khoản tốt. Trong vòng một tháng qua, HNG ghi nhận tăng 13,54% và tăng 8,7% kể từ thời điểm chuyển sang giao dịch trên sàn UPCoM cho đến nay.
Tại HAGL Agrico, ông Trần Bá Dương là Chủ tịch Hội đồng quản trị, nắm 4,58% vốn điều lệ; Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải nắm 27,63% và Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Trân Oanh nắm 4,96%.
Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đóng vai trò là Phó Chủ tịch HĐQT HAGL Agrico nhưng không có cổ phần tại đây.
Trở lại với thị trường, trên sàn HoSE, nhóm cổ phiếu thực phẩm và đồ uống phần lớn điều chỉnh giá. HAG giảm 1,4% còn 10.400 đồng với khớp lệnh 3,9 triệu đơn vị.
Cổ phiếu ngân hàng phân hóa và dao động trong biên hẹp. Ở phía tăng có VIB, STB, VPB, TPB, VCB, LPB, TCB, còn phía giảm có CTG, EIB, MSB, MBB, ACB, SSB, BID. Mức chênh lệch tăng giảm tại những mã này không đáng kể.
Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính ghi nhận diễn biến tăng trần tại OGC. Các mã thuộc ngành chứng khoán phân hóa nhẹ với FTS, VND, VIX, AGR, TVB, VDS tăng giá trong khi APG, TCI, ORS, VCI giảm.
Theo fica.dantri.com.vn" alt="Cổ phiếu tỷ phú Trần Bá Dương và bầu Đức tăng mạnh; chứng khoán ngột ngạt" />23 nhà đầu tư vụ thao túng mã GKM bị cấm giao dịch trong 2 năm
Mai Chi
(Dân trí) - Sau 3 năm vụ thao túng giá cổ phiếu GKM, 23 nhà đầu tư cho mượn tài khoản bị xử phạt. Trong khi đó, người thực hiện vụ thao túng đã bị phạt 1,5 tỷ đồng vào cuối năm ngoái.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 23 cá nhân cho mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán dẫn đến hành vi vi phạm thao túng thị trường chứng khoán.
Mã cổ phiếu bị thao túng là GKM của Công ty cổ phần GKM Holdings. 23 cá nhân này bị xử phạt do đã cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán hoặc đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Giá cổ phiếu GKM tăng đột biến trong giai đoạn diễn ra vụ thao túng giá (Ảnh chụp màn hình).
Danh sách các nhà đầu tư bị xử phạt gồm các ông/bà: Nguyễn Văn Đạo, Lê Thị Nguyệt, Nguyễn Phi Điệp, Nguyễn Thị Yến, Hoàng Văn Hải, Hoàng Trường Vinh, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Mạnh Thắng, Nguyễn Quang Huy, Đỗ Quang Trung, Phạm Tiến Đạt, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Thu, Phạm Ngọc Thuyết, Phạm Thị Cẩm Vân, Hoàng Văn Minh, Nguyễn Văn Tùng, Vũ Thị Nhung, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Giang, Lê Trọng Long, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phạm Sĩ Giang.
Theo xác định của UBCKNN, những nhà đầu tư này cho ông Nguyễn Việt Hà mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán dẫn đến hành vi thao túng giá cổ phiếu GKM trong giai đoạn từ ngày 2/8/2021 đến ngày 28/1/2022.
Kết quả kiểm tra, giám sát chưa có cơ sở cho thấy 23 cá nhân nêu trên có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm.
Tuy vậy, những nhà đầu tư này vẫn bị cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn 2 năm kể từ ngày 14/11 theo quy định tại điểm đ khoản 3 và khoản 5 Điều 306 Nghị định số 155/2020 của Chính phủ. Đồng thời, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn 2 năm kể từ ngày 14/11.
Trước đó, vào tháng 12/2023, UBCKNN cũng đã xử phạt vi phạm hành chính với ông Nguyễn Việt Hà (có địa chỉ tại Hà Nội) với mức phạt tiền lên tới 1,5 tỷ đồng do sử dụng 23 tài khoản để liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu GKM của Công ty cổ phần Khang Minh Group (nay là Công ty cổ phần GKM Holdings) nhằm tạo cung, cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu GKM.
Kết quả kiểm tra, kết quả tính toán khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm của ông Nguyễn Việt Hà cho thấy không có khoản thu trái pháp luật nhưng cá nhân này cũng áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán (cấm giao dịch chứng khoán, cấm đảm nhiệm chức vụ công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán trong 2 năm).
Về phía Công ty cổ phần GKM Holdings, vào cuối tháng 3 năm nay, doanh nghiệp này cũng bị phạt tiền tổng 205 triệu đồng do có 3 vi phạm về công bố thông tin.
Cổ phiếu GKM trong 2 phiên vừa qua (14 và 15/11) liên tục tăng trần, mức thị giá đóng cửa phiên 15/11 là 6.900 đồng.
Giai đoạn vụ thao túng giá diễn ra (đầu tháng 8/2021 đến cuối tháng 1/2022), cổ phiếu GKM tăng đột biến từ vùng giá 8.000 đồng lên vùng giá 39.000 đồng).
" alt="23 nhà đầu tư vụ thao túng mã GKM bị cấm giao dịch trong 2 năm" />Cổ phiếu đại gia buôn thép chủ nợ của Novaland, Hòa Bình đột ngột tăng trần
Mai Chi
(Dân trí) - Cổ phiếu SMC bất ngờ tăng kịch trần phiên sáng nay sau chuỗi ngày giảm giá. Khoản công nợ, nợ xấu của các đại gia xây dựng với doanh nghiệp này đang được quan tâm.
Thanh khoản thị trường chứng khoán phiên sáng nay (18/10) cải thiện so với những phiên trước, đạt 330,97 triệu cổ phiếu tương ứng 7.196,22 tỷ đồng trên HoSE. Con số này trên HNX là 17,21 triệu cổ phiếu tương ứng 335,06 tỷ đồng và trên thị trường UPCoM là 18,14 triệu cổ phiếu tương ứng 190,29 tỷ đồng.
Trong khi VN-Index vẫn đạt trạng thái tăng nhẹ 0,47 điểm tương ứng 0,04% lên 1.286,99 tỷ đồng thì HNX-Index điều chỉnh 0,12 điểm tương ứng 0,05% và UPCoM-Index điều chỉnh nhẹ 0,02 điểm tương ứng 0,02%.
Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về phía các mã tăng với 351 mã tăng giá, 31 mã tăng trần so với 300 mã giảm, 14 mã giảm sàn. Nhìn chung biên dao động của các cổ phiếu trên sàn vẫn khá hẹp, nhà đầu tư vẫn giữ thái độ thận trọng trong việc đưa ra quyết định mua bán.
Diễn biến giá cổ phiếu SMC trong sáng nay (Đồ thị: VDSC).
Cổ phiếu SMC trong sáng nay bất ngờ tăng trần lên 6.580 đồng sau chuỗi ngày bị bán mạnh và giảm giá. Sáng nay, SMC sạch dư bán và có dư mua giá trần 560.200 đơn vị. Trạng thái tăng trần của SMC trong bối cảnh mùa công bố báo cáo tài chính quý III của các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khá sôi động và chưa rõ diễn biến giá cổ phiếu liệu có phải là chỉ báo thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tư với kết quả quý III hay không.
Trước đó, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại SMC đã lỗ liên tiếp trong 2 năm 2022-2023. Đến cuối năm 2023, công ty lỗ lũy kế gần 169 tỷ đồng.
Công ty phát sinh công nợ đối với một số doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng như Tập đoàn Novaland, Hưng Thịnh Incons hay Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
Tại ngày 30/6, công ty có khoản nợ xấu ngắn hạn hơn 1.288 tỷ đồng đối với các công ty thuộc hệ sinh thái của Novaland, Hưng Thịnh Incons và các đối tượng khác. Công ty đã phải trích lập dự phòng gần 557 tỷ đồng cho các khoản nợ xấu này. Việc trích lập dự phòng ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp.
Phần lớn cổ phiếu ngành ngân hàng giữ được đà tăng giá trong sáng nay và hỗ trợ đáng kể cho chỉ số. SSN, EIB, VIB tăng hơn 1%; HDB, STB, SHB, OCB, TCB, NAB, BID, LPB, VCB tăng nhẹ. Một số mã điều chỉnh là TPB, CTG, MBB, ACB, MSB, VPB nhưng mức giảm không lớn.
Sau phiên thăng hoa vào hôm qua thì đến sáng nay nhiều cổ phiếu ngành bất động sản đã điều chỉnh. LDG giảm 2,1%; SCR giảm 1,6%; HPX giảm 1,5%; DIG giảm 1,4%; HDC giảm 1,3%; TCH giảm 1,2%; DXS giảm 1,2%.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, vẫn có những cổ phiếu giữ trạng thái tăng tích cực như SZC tăng 3,5%; QCG cũng tăng thêm 1%. TLD, CRE, SGR, VIC, BCM, KBC, NLG,VRE tăng giá.
Cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính phân hóa nhẹ với phía giảm có TVS, VCI, ORS, VIX, TVB, DSE, VDS, FTS và phía tăng có AGR, HCM, APG, CTS, VND, BSI.
" alt="Cổ phiếu đại gia buôn thép chủ nợ của Novaland, Hòa Bình đột ngột tăng trần" />
- ·Nhận định, soi kèo U21 Bournemouth vs U21 Crewe Alexandra, 19h00 ngày 1/4: Tiếp tục vùi dập
- ·Lộ diện người thay thế Xuân Trường 'gánh' HAGL ở V
- ·Tupperware Việt Nam chính thức dừng hoạt động từ ngày 31/12
- ·Ngoài chức "Bộ trưởng", Elon Musk còn sở hữu con gà đẻ trứng vàng nào?
- ·Nhận định, soi kèo Midtjylland vs Brondby, 23h00 ngày 30/3: Tiếng vọng từ quá khứ
- ·Vắng hàng loạt trụ cột, Hà Nội gặp khó ở vòng 10 V
- ·HAGL có đội trưởng mới thay thế Xuân Trường
- ·Vì sao giá xăng dầu ngày 18/7 dắt tay nhau giảm?
- ·Nhận định, soi kèo Samgurali Tskaltubo vs Kolkheti Poti, 23h00 ngày 1/4: Tiếp tục cải thiện
- ·Nắng nóng giảm, hộ gia đình vẫn lo tiền điện tăng cao