| Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (Ảnh: Chinhphu.vn) |
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các Bộ: Tư pháp,óThủtướngVũĐứcĐamsẽchủtrìcuộchọpvềquyếtđịnhthíđiểmanchester united TT&TT, Công an, Quốc phòng, KH&ĐT, Tài chính, Công Thương, KH&CN và Tập đoàn Viettel liên quan đến việc thí điểm dịch vụ Mobile Money. Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ chủ trì cuộc họp với các cơ quan liên quan về nội dung quyết định về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. Thời gian cụ thể tổ chức cuộc họp về Mobile Money sẽ được Văn phòng Chính phủ thông báo sau tới các cơ quan, đơn vị. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị tài liệu, báo cáo tại cuộc họp và gửi trước cho các cơ quan liên quan để nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến. Các cơ quan liên quan theo thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ được giao cần chuẩn bị ý kiến tại cuộc họp. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, nội dung các báo cáo và ý kiến cần tập trung vào những nội dung còn chưa thống nhất, cơ sở pháp lý, cơ quan thẩm quyền. Trước đó, tại hội nghị giao ban công tác quản lý nhà nước của Bộ TT&TT 4 tháng đầu năm 2020, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đối với dịch vụ chuyển tiền và thanh toán qua tài khoản di động (Mobile Money), chậm nhất đến tháng 6/2020 sẽ được triển khai. Lúc này, Ngân hàng Nhà nước và Bộ TT&TT sẽ cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông. Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị các doanh nghiệp chuẩn bị kỹ đề án và cơ sở vật chất để triển khai nhanh khi có giấy phép. Trao đổi với ICTnews, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cho biết, các nhà mạng cũng đang sốt ruột chờ khai sinh dịch vụ Mobile Money. Hiện nay, các nhà mạng đều cho biết đã sẵn sàng về hạ tầng, tài chính, nhân lực thực hiện thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ qua kênh Mobile Money. “Mức độ sẵn sàng này, theo tôi, phải được thể hiện qua các yếu tố sau: Đảm bảo chất lượng Real Time; Thường xuyên cập nhật hoàn thiện công nghệ, kể cả công nghệ an ninh, an toàn; Sẵn sàng hướng dẫn và hỗ trợ người dùng; Sẵn sàng kịch bản xử lý mọi tình huống; Các nhà cung cấp dịch vụ và bán hàng cần sẵn sàng chia sẻ rủi ro với khách hàng. Bên cạnh đó, các nhà làm chính sách cũng cần sẵn sàng: Cập nhật môi trường pháp lý và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Sẵn sàng bảo hộ giao thương quốc tế; Khuyến khích cộng đồng cùng đóng góp xây dựng một xã hội online lành mạnh”, ông Liên nêu ý kiến. Nhấn mạnh lợi ích khi triển khai thí điểm Mobile Money, đại diện VIA cho rằng, Mobile Money có rất nhiều ưu điểm, có thể kể đến như: Mở rộng khả năng thanh toán thương mại và trao đổi giá trị; Là cánh tay nối dài của ngân hàng và hệ thống tài chính; Trở thành phương tiện thanh toán góp phần giảm chi phí xã hội; Đóng góp vào kích cầu; Động lực cho phát triển Fintech nói riêng và CNTT nói chung; Tạo cơ hội thu thập dữ liệu về trải nghiệm khách hàng; Cùng với đó, Mobile Money sẽ thúc đẩy cạnh tranh và lành mạnh hóa trong kinh doanh cung cấp dịch vụ và môi trường thương mại; Tạo thuận lợi cho các cơ quan hữu trách ứng dụng công nghệ cho mục tiêu quản lý nhà nước; Mang đến cơ hội mở rộng giao thương quốc tế; Giúp nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư của quốc gia. Chủ tịch VIA Vũ Hoàng Liên nhấn mạnh thêm, Mobile Money sẽ tạo ra những tiện lợi đáng kể cho người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn. Người dân sẽ thuận tiện hơn khi mua sắm, hạn chế việc phải quản lý tiền mặt. Nhờ Mobile Money, họ cũng đỡ phải tiếp cận với quá nhiều các hình thức thanh toán, thuận lợi cho quản lý chi tiêu và tài chính. M.T |