![]() |
Ngoài ra, trong danh mục này còn đề cập đến một số sản phẩm công nghệ cao khác như thẻ thông minh và đầu đọc thẻ thông minh; hệ thống thiết bị ngôi nhà thông minh; hệ thống điều khiển giao thông thông minh; hệ thống xét nghiệm tự động và đồng bộ; vệ tinh và thiết bị vệ tinh... Tổng cộng sẽ có 114 sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển kể từ ngày 15/1/2015, theo như Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng trong dịp này, Thủ tướng cũng đã ký phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, trong đó nêu rõ sẽ ưu tiên đầu tư phát triển 58 công nghệ như Công nghệ thiết kế, chế tạo các vi mạch điện tử tích hợp (IC); công nghệ trí tuệ nhân tạo; công nghệ điện tử linh hoạt (FE); công nghệ hàng không, vũ trụ; công nghệ thiết kế, chế tạo robot; công nghệ chiết trong sản xuất vật liệu siêu sạch ở quy mô công nghiệp; công nghệ vật liệu nanô...
Theo Cổng thông tin Chính phủ, quyết định mới này được ban hành để thay thế Quyết định số 49/2010 của Chính phủ kỳ ngày 19/7/2010 phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Sau 4 năm thực hiện, một số công nghệ cũng như sản phẩm công nghệ thuộc Danh mục đi kèm Quyết định số 49 cần phải được bổ sung, cập nhật hoặc loại bỏ để phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới cũng như tại Việt Nam.
T.C
" alt=""/>Chính phủ khuyến khích phát triển phần mềm bảo mật, an ninh mạng
Hoa hậu - ca sĩ Tuyết Nga tham gia hoạt động nghệ thuật đã gần 10 năm qua. Cô từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Quốc Gia với số điểm tuyệt đối. Mới đây Tuyết Nga khiến khán giả chú ý khi đổi nghệ danh thành Stella Tuyết Nga.
"Tuyết Nga là tên thật của tôi. Tôi dùng chính tên này để tham gia hoạt động nghệ thuật gần 1 thập kỷ. Nhưng đến thời điểm này tôi muốn thay đổi toàn bộ con đường âm nhạc của mình. Để thay đổi điều này tôi muốn thay đổi cả chính cái tên để 'phong thuỷ' hơn. Tôi mong với nghệ danh Stella Tuyết Nga sẽ mang lại cho tôi nhiều may mắn hơn trong sự nghiệp".
Trước đó, Tuyết Nga ra mắt những dự án âm nhạc được đầu tư lớn. Cô sẵn sàng chấp nhận “sống khổ” để dành tiền đầu tư cho âm nhạc nhưng kết quả không được như mong đợi. Vì thế đã có lúc Tuyết Nga từng nghĩ đến việc “bỏ nghề”.
“Tôi học chuyên ngành thính phòng và trước đó tôi cũng cho ra mắt nhiều dự án âm nhạc về dân gian đương đại hay các bản ballad buồn. Tuy nhiên, sau một thời gian suy nghĩ, tôi quyết định sẽ làm mới con đường âm nhạc của mình. Khán giả sẽ thấy một Stella Tuyết Nga trẻ trung nhưng đằm thắm và sâu lắng hơn”, Hoa hậu Stella Tuyết Nga chia sẻ.
Mới đây nhất, cô đã nhận lời mời từ BTC cuộc thi Mrs Grand Vietnam để ngồi ghế nóng tại đêm chung kết 30/8. 32 tuổi, sự trải nghiệm chưa có nhiều nhưng Stella Tuyết Nga vẫn nhận lời tham gia cuộc thi hoa hậu dành cho quý bà.
"Ngoài việc chấm theo tiêu chí của cuộc thi, chúng tôi cũng đã có một thời gian để quan sát thí sinh. Tất cả đều phải trải qua nhiều vòng thi, từ sơ loại, bán kết và chung kết, từ đó mới chọn được những thí sinh sáng giá cho ngôi vị Hoa hậu. Hoa hậu ngày nay không đơn thuần là cô ấy đẹp nhất trong số các thí sinh tham gia mà còn phải có tấm lòng đẹp, trí tuệ, học thức.
Sau đêm chung kết, cô gái xứng đáng sẽ được trao ngôi vị cao nhất và chỉ sau một đêm cô ấy sẽ có nhiều người quan tâm, dõi theo. Vậy nên chúng tôi cũng luôn nhắc nhở thí sinh khi chia sẻ bất kỳ thông tin gì, hay xuất hiện ở bất kỳ nơi nào cũng phải biết giữ gìn hình ảnh, để không phụ lòng tin yêu của khán giả đã yêu thương để ủng hộ mình", Tuyết Nga nói.
Cô cho biết thêm: "Có thể so với nhiều thí sinh, tôi chưa có sự từng trải. Nhưng để chấm thi, trước hết tôi sẽ phải bám sát tiêu chí cuộc thi. Bên cạnh đó, tôi sẽ chấm thí sinh dưới góc độ của người trẻ tuổi khi nhìn vào sự tự tin của người phụ nữ thành công. Có thể sẽ có những thí sinh đến với cuộc thi không chỉ bằng nhan sắc mà họ đến để khẳng định sự thành công, sự ảnh hưởng của họ, thậm chí sự tự tin bên trong con người họ.
Tôi cùng các thành viên ban giám khảo như: NSND Vương Duy Biên, Hoa hậu Phan Kim Oanh, Á hậu Thuỵ Vân… sẽ tìm ra những phụ nữ thành đạt. Mỗi người đều có hào quang của họ. Tôi tin mình và các thành viên ban giám khảo sẽ tìm được người xứng đáng với vương miện hoa hậu”.
Trước những ồn ào trong showbiz, phát ngôn của nhiều hoa hậu, á hậu gây tranh cãi, Stella Tuyết Nga đưa ra quan điểm. "Tôi sống trong nghề đã 10 năm nên tôi hiểu rõ những thị phi của showbiz. Tôi có quan điểm sống của mình rất rõ ràng từ khi bước chân vào nghệ thuật, đó chính là mình không nên tham gia hay bình luận bất kỳ một câu chuyện nào mà không phải là của mình. Thay vì dành thời gian phán xét ai đó, tôi để thời gian đó tập luyện, trau dồi thêm kiến thức và nói không với scandal”, StellaTuyết Nga nhấn mạnh.
Người đẹp xứ Thanh Nguyễn Tuyết Nga sinh năm 1991 từng lọt vào Top 10 dòng nhạc dân gian tại Sao Mai 2017. Cô cũng đoạt danh hiệu Hoa hậu Áo dài Việt Nam 2019.
Diệu Hồng
![]() |
Điều này có nghĩa là, cứ trong 100 máy tính tại Việt Nam thì có 66 máy tính từng bị tấn công bởi phần mềm độc hại (Báo cáo thống kê cả máy tính bị tấn công nhưng không bị lây nhiễm với các máy tính bị tấn công dẫn đến lây nhiễm).
Tỷ lệ lây nhiễm malware trên thiết bị di động của Việt nam cũng đang có xu hướng tăng lên, dù vẫn ở mức thấp so với thế giới, ước tính vào khoảng 23%, đồng nghĩa với việc cứ 100 thiết bị di động lại có 23 thiết bị từng bị malware tấn công. Theo Báo cáo, số lượng thiết bị di động lây nhiễm malware tại Việt Nam chiếm khoảng 2,7% tổng lượng thiết bị di động nhiễm malware của cả thế giới trong năm 2014, cao hơn Anh (2,2%), Malaysia (1,8%) nhưng thấp hơn Ukraina (3%), Đức (4%), Ấn Độ (6,8%) và nhất là Nga (45,7%).
Nhận định về phương thức lây nhiễm, Báo cáo xác định Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm malware qua mạng cao, với tỷ lệ lên đến 49%. Nói cách khác, có khoảng gần một nửa số lượng máy tính kết nối mạng từng bị tấn công bởi mã độc. Mặc dù vậy, USB, thẻ nhớ, ổ cứng di động vẫn là phương thức nguy hiểm nhất, khi tỷ lệ lây nhiễm lên tới 77%.
19.000 cuộc tấn công trong năm 2014
Báo cáo cũng đưa ra nhiều con số đáng chú ý về bức tranh an toàn thông tin của Việt Nam, như việc các hệ thống mạng của chúng ta đã phải hứng chịu hơn 19.000 cuộc tấn công mạng trong năm qua. Mục đích của kẻ tấn công rất khác nhau, xâm nhập, thay đổi giao diện, chiếm quyền điều khiển...
Cụ thể, có hơn 8000 cuộc tấn công thay đổi giao diện đối với các hệ thống có tên miền ".vn" và hơn 200 cuộc tấn công thay đổi giao diện các hệ thống có tên miền chính phủ ".gov.vn". Khối doanh nghiệp chịu nhiều cuộc tấn công nhất với tỷ lệ 42%, tiếp đến là khối cơ quan, tổ chức nhà nước với 38%.
Tuy nhiên, hơn 60% các cơ quan, tổ chức của Việt Nam không hề có khả năng ghi nhận, cảnh báo hành vi dò quét, thử tấn công của kẻ xấu nhằm vào hệ thống của mình. Khoảng 50% cơ quan, đơn vị không có quy trình thao tác chuẩn để phản hồi, ngay cả khi đã phát hiện ra là mình bị tấn công.
Tấn công từ chối dịch vụ tiếp tục là một vấn đề nóng. Ông Hoàng Đăng Hải, Phó Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp VNCERT cho biết, trong năm 2014, đơn vị này đã gửi 88 lượt cảnh báo sự cố tấn công DDoS cho các ISP. Lưu lượng tấn công cao nhất lên tới 43,93 Gb/giây, trong khi thời lượng tấn công trung bình của một cuộc tấn công là 34 phút 22 giây.
Cần khuyến khích sản phẩm ATTT nội
Đáng chú ý, 6 dòng phần mềm độc hại hoành hành phổ biến nhất tại Việt Nam lại không góp mặt trong danh sách 10 dòng maware phổ biến trên thế giới. "Đây là một đặc điểm riêng của Việt Nam, không giống các quốc gia khác. Vì vậy, cần tập trung đầu tư nghiên cứu và triển khai các giải pháp trong nước nhằm phòng, chống các phần mềm độc hại này", ông Nguyễn Huy Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Ngọc Minh, Phó Trưởng ban cơ yếu Chính phủ cũng cho rằng, việc tăng cường đầu tư, phát triển các sản phẩm ATTT trong nước là một nhu cầu cấp bách. Nhưng đồng thời, các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người dùng cũng cần phải ưu tiên lựa chọn, sử dụng các sản phẩm ATTT nội để kích thích nhu cầu, khuyến khích doanh nghiệp trong nước tham gia vào lĩnh vực này.
Mục tiêu khuyến khích sản phẩm, giải pháp ATTT trong nước thậm chí đã được xây dựng thành một nhiệm vụ riêng trong dự thảo Kế hoạch bảo đảm An toàn thông tin quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 do Cục An toàn thông tin xây dựng, cùng với 5 nhiệm vụ "trụ cột" tương đồng với các mô hình quốc tế.
Một hình thức khuyến khích được ông Hoàng Đăng Hải đề xuất là Nhà nước thành lập một quỹ R&D tài trợ cho các nghiên cứu, sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin do doanh nghiệp nội tự phát triển. Mô hình này đang được Singapore áp dụng rất thành công, khi Chính phủ đảo quốc Sư tử chi hẳn 150 triệu USD cho quỹ này để thúc đẩy hoạt động R&D bảo mật trong nước.
Trọng Cầm
" alt=""/>Tỷ lệ PC nhiễm mã độc của VN cao gấp 3 thế giới