Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công Thương TP.HCM cho biết thêm chưa kể những người làm lĩnh vực này được hưởng các phúc lợi như bảo hiểm cả gia đình, khám bệnh viện quốc tế, đi du lịch nước ngoài...
Lý do thứ hai theo ông Sơn, hiện các ngành liên quan đến công nghệ thông tin đang có nhu cầu tuyển dụng cao tại các công ty công nghệ lớn trong nước cũng như công ty nước ngoài.
Thứ ba, kỹ sư ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc ở mọi công ty vì hiện nay rất nhiều vấn đề cần phải có công nghệ thông tin để vận hành. Tuy nhiên theo ông Sơn ngành Công nghệ thông tin có "tuổi thọ nghề" ít hơn các ngành khác. Kỹ sư công nghệ thông tin chỉ làm tới 45 - 50 tuổi có thể hết ý tưởng, nếu không vươn lên làm chủ các doanh nghiệp hay làm lãnh đạo các công ty sẽ bị đào thải.
Dù vậy nhiều người vẫn chọn ngành Công nghệ thông tin vì mức lương cao hiện tại quá hấp dẫn. Ông Sơn cũng cảnh báo, việc chọn ngành theo thời thượng bên cạnh chú trọng học tập, rèn luyện còn cần kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tốt.
Ông Phùng Quán, chuyên gia Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, nhìn nhận ngành Khoa học máy tính các năm gần đây hot vì thứ nhất Khoa học máy tính là “chìa khóa” để bứt phá trong Cách mạng công nghiệp 4.0.
Đây là ngành học nghiên cứu cách ứng dụng của thuật toán trong chương trình máy tính. Bằng việc sử dụng nhiều thuật toán, toán học cao cấp, các nhà khoa học máy tính có thể tạo ra được cách mới để điều hành và truyền tải thông tin bao gồm nghiên cứu cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu, các thuật toán phân tích – xử lý - khai phá dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, IoT (Internet vạn vật) và các hệ thống dữ liệu lớn (Big Data) phục vụ mọi mặt của kinh tế- xã hội...
Mặt khác ngành học trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin như: Kiến trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn mạng, thiết kế và phát triển các ứng dụng đa nền tảng… Ngành Khoa học máy tính dành cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ thông tin, khả năng tính toán của hệ thống máy tính.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể làm việc tại nhiều vị trí như: Chuyên viên phân tích, thiết kế về lĩnh vực công nghệ thông tin; chuyên viên xây dựng dự án, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng tin học; lập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống tại các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam và nước ngoài.
Thứ hai, trong những năm gần đây làn sóng chuyển đối số toàn cầu, các đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam đến năm 2030, chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, Chiến lược quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, Nhu cầu nhân lực Khoa học máy tính cao từ thị trường Nhật Bản, Mỹ Châu Âu…
Ngay ở TP.HCM cũng đang thực hiện chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giai đoạn 2020-2030”. Những điều đó là tiền đề thúc đẩy ngành Khoa học máy tính phát triển với tốc độ vũ bão và dẫn đầu về nhu cầu nguồn nhân lực.
Cuối cùng, theo một số báo cáo mức lương trung bình của các chuyên gia khoa học máy tính là khoảng 90.000- 100.000 USD mỗi năm. Mức lương này có thể tăng lên đáng kể nếu có kinh nghiệm và chuyên môn cao.
Với tốc độ phát triển của ngành Khoa học máy tính, cơ hội nghề nghiệp và có mức lương tốt là rất tiềm năng. Nếu đang tìm kiếm một ngành học đầy thử thách và có tiềm năng phát triển cao, ngành Khoa học máy tính có thể là lựa chọn tốt cho thí sinh.
Sau đây là điểm chuẩn các ngành liên quan đến máy tính tại một số trường đại học năm 2023:
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM | Khoa học máy tính mã 106 | 79,84 |
Kỹ thuật máy tính Mã 107 | 78,26 | |
Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM | Khoa học máy tính chương trình tiên tiến | 28,05 |
Trí tuệ nhân tạo | 27 | |
Trường ĐH Công nghệ Thông tin | Khoa học máy tính | 26,9 |
Trí tuệ nhân tạo | 27,8 | |
ĐH Bách khoa Hà Nội | Khoa học máy tính | 29,42 |
Kỹ thuật máy tính | 28,29 | |
Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo | 28,8 |
ThS. Phạm Doãn Nguyên, Phó Hiệu trưởng phụ trách tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM, cho biết: “Theo công bố điểm chuẩn của trường, đối sánh với mức điểm sàn đã công bố, điểm trúng tuyển tăng 1-3 điểm so với mức nhận hồ sơ tùy ngành.
Đặc biệt, ở các ngành thế mạnh và xu hướng, điểm chuẩn tăng cao, có ngành tăng 3 điểm so với công bố điểm sàn như: Kinh tế quốc tế, Quan hệ quốc tế, Truyền thông đa phương tiện, Digital Marketing, Thiết kế đồ họa”.
14h chiều nay, Bộ GD-ĐT sẽ trả kết quả xử lý nguyện vọng lần thứ 10 về cho các trường đại học, học viện. Nhiều trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn ngay trong hôm nay.
Ông Cù Xuân Tiến, Trưởng phòng Đào tạoTrường Đại học Kinh tế- Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), cho biết nhà trường xác định ngay khi Bộ trả kết quả sẽ đối sánh và công bố điểm sớm nhất có thể.
Bà Nguyễn Thảo Chi, Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cũng cho biết dự kiến trường sẽ công bố điểm chuẩn hôm nay, hoặc chậm nhất thì sáng ngày mai.
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường Đại học Công Thương TP.HCM, thông tin, trường sẽ công bố điểm chuẩn hôm nay, ngay sau khi Bộ GD-ĐT trả kết quả lọc ảo lần thứ 10. TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo, Trường Đại học Nha Trang, khẳng định nhà trường sẽ công bố điểm chuẩn sớm nhất, vào chiều nay.
Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ GD-ĐT trước 17h ngày 8/9.
Thí sinh trúng tuyển theo các phương thức xét vào trường năm 2023 như xét theo kết quả thi THPT, xét tuyển sớm như Đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức và xét tuyển bằng kết quả học bạ THPT đồng thời tiến hành làm thủ tục nhập học từ 24/8 đến hết ngày 8/9 (kể cả ngày lễ và Chủ Nhật) tại trường.
Hồ sơ nhập học gồm: Bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (đối với thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT) hoặc bản chính kết quả thi đánh giá năng lực 2023 (đối với thí sinh sử dụng điểm thi đánh giá năng lực); Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (có công chứng); Bản sao Giấy khai sinh (hợp lệ); Bản sao Học bạ cấp 3 (có công chứng); Bản sao thẻ BHYT (để mua BHYT tiếp tục); Giấy khám sức khỏe; Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân; Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).
Ngoài ra, trường xét tuyển học bạ bổ sung đến 12/9, bằng phương thức học bạ THPT. Mức điểm nhận hồ sơ bổ sung ở phương thức xét tuyển học bạ tổ hợp 3 môn lớp 12 và xét điểm trung bình 3 học kỳ là từ 18 điểm trở lên.
Tra cứu điểm chuẩn của các trường đại học, cao đẳng 2023trên cả nước nhanh trên VietNamNet
Nếu những cuốn sách này có thể được tái sử dụng, có thể tiết kiệm được ít nhất 20 tỷ NDT (khoảng 65.000 tỷ đồng). Trong khi đó, nhiều học sinh Trung Quốc phàn nàn họ phải bán sách cũ để làm phế liệu mặc dù giá gốc cao hơn nhiều. Tình trạng lãng phí SGK từ tiểu học đến đại học là một thực tế nghiệt ngã tại quốc gia tỷ dân này, theo đánh giá của Beijing Review.
Lời kêu gọi tái sử dụng SGK ngày càng tăng tại Trung Quốc. Một số người tin rằng tái sử dụng SGK không chỉ giúp tiết kiệm giấy và gỗ mà còn có thể giúp giảm ô nhiễm môi trường do in sách. Hơn nữa, đây cũng là một biện pháp tốt để khuyến khích học sinh tiết kiệm, theo bài viết trên website Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc.
Nếu lượng SGK tại Trung Quốc vào năm 2021 được tái sử dụng, khoản tiền tiết kiệm có thể trang trải chi phí cho ít nhất 40.000 trường tiểu học thuộc Dự án Hope- một dịch vụ công của Trung Quốc, giúp trẻ em ở các khu vực nghèo khó tiếp cận giáo dục nhiều hơn.
Tuy nhiên, những khó khăn trong việc thúc đẩy tái sử dụng SGK là có thể hiểu vì một số ý kiến cho rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các bên liên quan.
Người Trung Quốc đang cố gắng loại bỏ thói quen lãng phí, nhưng nói đến SGK, dường như xã hội "nhắm mắt làm ngơ" trước tình trạng lãng phí sách cũ, theo đánh giá của Xinhua Daily Telegraph.
Ngoài ra, việc tái sử dụng SGK được cho có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của lớp học, vì học sinh không được phép viết vào sách.
Trên thực tế, việc tái sử dụng SGK các bộ môn Âm nhạc, Nghệ thuật, Khoa học, Máy tính và Giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục bắt buộc 9 năm đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều thành phố ở Trung Quốc, theo CGTN. Những cuốn sách đó nằm trong một số môn học không cần ghi chú trên lớp. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Cần một cơ chế kinh doanh tiêu chuẩn, thư viện thu mua và cho mượn SGK
Nhiều yếu tố đã dẫn đến sự lãng phí SGK cũ tại Trung Quốc. Ngày nay, việc lưu hành những cuốn sách như vậy hầu như chỉ phụ thuộc vào thị trường đồ cũ. Việc thiếu một cơ chế kinh doanh tiêu chuẩn đã dẫn đến bỏ phí nguồn tài nguyên này và đẩy chi phí tái sử dụng lên cao.
Trở ngại lớn nhất đối với việc tái sử dụng SGK là "đòn tấn công" đến các lợi ích của các bên đầu tư. Ví dụ, các trường học trực tiếp đặt mua những cuốn sách này cho học sinh chắc chắn sẽ tạo ra nguồn doanh thu lớn định kỳ cho các nhà xuất bản.
Hệ thống giáo dục Trung Quốc đang dần học hỏi từ các quốc gia làm tốt việc tiến hành tái sử dụng SGK. Một số trường cho phép học sinh quyết định xem mình có muốn SGK mới hay không, trong khi các trường khác khuyến khích sử dụng sách cũ.
Một số chuyên gia đề xuất các thư viện trường có thể mua những cuốn SGK cũ này, cho học sinh mượn và các em trả lại sau khi kết thúc năm học.
Nhà trường, phụ huynh nhắc nhở học sinh giữ gìn sách
Khoản phí tiết kiệm từ việc tái sử dụng không chỉ về tiền bạc hay tài nguyên, còn là cơ hội để học sinh nuôi dưỡng thái độ tích cực đối với sách, chẳng hạn như đức tính tiết kiệm.
"Nếu trường và phụ huynh chú ý hơn một chút đến tình trạng của SGK, nhắc nhở các em giữ gìn cẩn thận và không làm hư hại, thực tế, hầu hết sách sẽ hoàn toàn có thể sử dụng sau một hoặc hai học kỳ tiếp", theo bình luận của nhà quan sát giáo dục Lu Jingping.
"Trong trường hợp đó, những cuốn SGK này có thể đến tay học sinh mới, giúp tiết kiệm rất nhiều tài nguyên và tiền bạc. Hoặc những cuốn sách này có thể được gửi đến các trường học ở những vùng lạc hậu, nghèo khó để những trường này không cần phải bỏ tiền mua SGK".
Tất nhiên, ông Lu cũng nhận định, để biến việc tái sử dụng SGK thành hiện thực ở Trung Quốc không phải là một công việc dễ dàng và cần có sự hỗ trợ từ chính phủ và cơ quan quản lý giáo dục.
Tháo gỡ những trở ngại pháp lý
Thực trạng lãng phí SGK tại Trung Quốc hoàn toàn có thể tránh được, miễn là có các kênh tái sử dụng thông suốt, theo nhận định của tờ Beijing Youth Daily. Tuy nhiên, ngày nay, quá trình tái sử dụng thực tế vẫn gặp phải những trở ngại pháp lý lớn.
Theo các quy định có liên quan tại Trung Quốc, những người tham gia vào hoạt động xuất bản và phân phối nội dung trực tuyến phải có giấy phép xuất bản và phải mua nội dung từ các cá nhân hoặc tổ chức có giấy phép hợp pháp.
Những quy định này coi SGK đã qua sử dụng giống như sách mới và không quan tâm người bán là một công ty lớn hay chỉ là cá nhân.
Mặc dù những cá nhân là một nguồn quan trọng giúp tiêu thụ sách, nhưng việc yêu cầu họ xin giấy phép để buôn bán là không thực tế. Điều này có nghĩa là họ có thể gặp rắc rối với pháp luật khi buôn bán sách cũ.
Để giải quyết xung đột này, một gợi ý là hợp pháp hóa và mở nền tảng chia sẻ sách cũ cho các trường tiểu học, THCS và đại học, theo chuyên gia Yuan Guangkuo. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi nỗ lực lớn từ các cấp chính quyền và sự tham gia của học sinh, sinh viên.
Tử Huy